Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới 1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về con ngườ

Một phần của tài liệu Đối tượng và nhiệm vụ của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh. (Trang 29)

1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người

a. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể

- Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực và các hoạt động của nó. Con người luôn có xu hướng vươn lên cái Chân- Thiện- Mỹ.

- Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập.

b. Con người cụ thể, lịch sử

- Hồ Chí Minh dùng khái niệm con người theo nghĩa rộng trong một số trường hợp.

- Xem xét con người trong các mối quan hệ. Con người hiện thực, cụ thể, khách quan

c. Bản chất con người mang tính xã hội

- Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất, xác lập các mối quan hệ giữa người với người.

- Con người là sản phẩm của xã hội, là tổng thể các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng.

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược trồng người người

a. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người

* Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng.

* Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người.

b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”

* Trồng người là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng * Chiến lược trồng người là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội

* Để thực hiện chiến lược “trồng người”, cần có nhiều biện pháp, giáo dục là biện pháp quan trọng bậc nhất

KẾT LUẬN

- Trong lĩnh vực văn hóa, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước. - Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã có những đóng góp rất đặc sắc vào tư tưởng đạo đức macxit. Những đóng góp đó đã nâng Người lên vị trí một nhà đạo đức học lỗi được thế giới thừa nhận.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới có giá trị lý luận và thực tiễn rất quan trọng.

Nghiên cứu và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là vấn đề nhận thức, mà còn là trách nhiệm chính trị của các dân tộc, nhằm xây dựng Việt Nam thành một quốc gia văn minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Câu hỏi ôn tập:

1. Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, tính chất, chức năng của văn hoá.

2. Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minhvề những lĩnh vực chính của văn hóa.? 3. Phân tích những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người Việt Nam theo quan điểm Hồ Chí Minh?

4. Làm rõ những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh?

4. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào?

5. Quan niệm về con người và chiến lược “trồng người”của Hồ Chí Minh . Là sinh viên, anh (chị) làm gì để góp phần thực hiện chiến lược “ Trồng người” trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay .

Một phần của tài liệu Đối tượng và nhiệm vụ của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh. (Trang 29)