9. Kết cấu luận văn
1.2. Văn hóa quản lý của các công ty liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nộ
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, 8 tháng đầu năm 2014, Việt Nam thu hút được 10,23 tỷ USD vốn FDI từ 51 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm; Singapore đứng vị trí thứ hai; và Nhật Bản là quốc gia đứng vị trí thứ 3.
Các nhà đầu tư Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đến thị trường Việt Nam và quy mô vốn dự án của các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng có sự đột phá mạnh. Lần lượt những “người khổng lồ” của Hàn Quốc, từ Samsung, Hyundai, rồi Doosan, Kumho Asiana, Posco, Lotte, LG… đã đến Việt Nam để thiết lập các cơ sở sản xuất và không ngừng mở rộng đầu tư, góp phần quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa và tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Trong năm 2014, Bắc Ninh đứng đầu trong các tỉnh, thành phố về thu hút FDI từ các nhà đầu tư Hàn Quốc, tiếp đến là Đồng Nai, Hà Nội,…
Hà Nội đang phát triển mạnh mẽ, với thu nhập bình quân đầu người tương đối cao (năm 2013 là 2.490 USD/người, so với bình quân của cả nước là 1.899 USD). Bên cạnh đó, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội đã được cải thiện rõ rệt. Trong giai đoạn 2011 - 2013, GDP của Hà Nội đạt mức tăng trưởng bình quân 8,91%/năm - gấp 1,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn tăng nhanh. Công nghiệp - xây dựng tiếp tục phát triển, nông nghiệp - lâm nghiệp, thủy sản tăng nhanh về số lượng, giảm về tỷ trọng. Với các điều kiện tốt về kinh tế, xã hội của mình, Hà Nội đang thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc.
Hàn Quốc hiện là quốc gia có vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Hà Nội. Tính đến hết tháng 9/2014, Hàn Quốc đã vươn lên là quốc gia dẫn đầu cả về số dự án và vốn đăng ký đầu tư tại Hà Nội, với 812 dự án và 4,69 tỷ USD (chiếm 28,9% về số dự án và 22,1% về vốn đăng ký).
Tập đoàn LG có trụ sở chính tại tòa nhà Keangnam Landmark tower; hệ thống trung tâm mua sắm, nhà hàng, khách sạn của Lotte,... là các công ty lớn có vốn đầu tư Hàn Quốc tại Hà Nội. Các công ty liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội có thể kể ra như:
Everpia Việt Nam hoạt động lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Bông tấm, Chăn ga gối đệm, sản phẩm nổi tiếng là Everon với nhiều cửa hàng đại lý tại Hà Nội.
Công ty Liên Doanh Mỹ Phẩm Hàn Quốc là liên kết giữa Công ty Household & Health Care Hàn Quốc và Tổng Công Ty Công Nghiệp Dầu Thực Vật Việt Nam (Vocarimex), được chính thức thành lập từ năm 1997;
Công ty Liên Doanh Y học Việt - Hàn (VIKOMED) được thành lập dựa trên sự hợp tác giữa Công ty TNHH hệ thống thiết bị Y tế GEMSS - Hàn Quốc, chuyên sản xuất và kinh doanh hệ thống thiết bị Y tế công nghệ cao hàng đầu tại Hàn Quốc và Trung tâm Công nghệ Laser Việt Nam là Trung tâm đầu ngành về nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất các thiết bị Laser phục vụ cho ngành Y tế;
Liên doanh tại Việt Nam giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn Máy tính Nét (Netcom-Việt Nam) và Công ty Yoi System (Hàn Quốc). Mục tiêu chung của hợp tác giữa 2 công ty là thành lập liên doanh tại Việt Nam để sản xuất, sửa chữa và phân phối các sản phẩm của Hàn Quốc như: máy tính công nghiệp, thiết bị an ninh mạng, thiết bị kỹ thuật số, hệ thống giao thông thông minh… tại thị trường Việt Nam và ASEAN;
Công ty TNHH GMB là một công ty liên doanh giữa Hàn Quốc và Việt Nam, chuyên kinh doanh và sản xuất các loại máy móc, thiết bị phục vụ trong ngành may công nghiệp, có văn phòng tại Khu đô thị Mễ Trì Hạ, Từ Liêm, Hà Nội;
Công ty liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô Việt San, là công ty liên doanh giữa Việt Nam và Hàn Quốc, nhập 100% trang thiết bị đồng bộ từ Hàn Quốc. Công ty chuyên sản xuất xe tải hạng nặng tại Việt Nam, quy mô công ty đang dần được mở rộng thêm phân xưởng sản xuất và lắp ráp ô tô tải hạng nhẹ, hạng trung và xe con. Có trụ sở tại tầng 12A, Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội;
Công ty cổ phần liên doanh Sana WMT có trụ sở tại Tiểu khu Công nghiệp, xã Đại Yên, Huyện Chương Mỹ, Hà Nội chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng và một số lĩnh vực khác như kinh doanh thép, sản phẩm may mặc; ...
Công ty cổ phần thiết bị điện Hàn Quốc là nhà nhập khẩu các sản phẩm dây cáp điện, thiết bị điện của các hãng sản xuất hàng đầu Hàn Quốc và phân phối tại Việt Nam, đồng thời sản xuất các sản phẩm dây cáp điện, thiết bị điện mang thương hiệu Cadi-gold, Sunwon, Techlead đạt chất lượng cao.
Còn nhiều công ty khác mà tác giả chưa kể ra được ở đây, tuy nhiên chúng ta có thể thấy các công ty liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghiệp nhẹ, may mặc, mĩ phẩm, đến sản xuất cơ khí, điện tử, công nghệ cao,... Hầu hết các công ty này đều có vốn đầu tư từ Hàn Quốc chiếm đa số và do các nhà quản lý người Hàn Quốc điều hành.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa quản lý của các công ty liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội
1.2.2.1. Sự giao thoa của văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam
Văn hóa quản lý công ty, doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc vì vậy phản chiếu văn hóa dân tộc vào văn hóa quản lý doanh nghiệp là điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong một doanh nghiệp mang trong mình những nét văn hóa cho doanh nghiệp đó cũng chính là nét văn hóa của dân tộc. Vì bất cứ cá nhân nào thuộc một doanh nghiệp nào đó thì họ cũng thuộc một dân tộc nhất định, mang theo phần nào giá trị văn hóa dân tộc vào trong doanh
nghiệp mà họ làm việc. Tổng hợp những nét nhân cách đó làm nên một phần nhân cách của doanh nghiệp mà họ làm việc, đó là các giá trị văn hóa dân tộc không thể phủ nhận được. Văn hóa quản lý trong các tổ chức của Hàn Quốc khác với văn hóa quản lý trong các tổ chức của Việt Nam. Trong cùng lãnh thổ Việt nam nhưng văn hóa doanh nghiệp của tổ chức do người nước ngoài nói chung và người Hàn Quốc nói riêng làm chủ sẽ mang những nét đặc trưng khác với các tổ chức do người Việt Nam làm chủ.
Tuy nhiên, dù ở nền văn hóa dân tộc nào cũng có bốn vấn đề chính tồn tại trong tất cả các nền văn hóa dân tộc cũng như văn hóa doanh nghiệp khác nhau:
- Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể: trong nền văn hóa mà chủ nghĩa cá nhân được coi trọng, quan niệm cá nhân hành động vì lợi ích của bản thân hoặc của những người thân trong gia đình rất phổ biến. Còn nền văn hóa mà ở đó chủ nghĩa tập thể được coi trọng thì quan niệm con người theo quan hệ huyết thống hay nghề nghiệp thuộc về một tổ chức có liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó tổ chức chăm lo lợi ích của các cá nhân, còn các cá nhân phải hành động và ứng xử theo lợi ích của tổ chức.
- Sự phân cấp quyền lực: đây cũng là một thực tế tất yếu trong xã hội bởi không thể có các cá nhân giống nhau hoàn toàn về thể chất, trí tuệ và năng lực. Mỗi một cá thể trong xã hội đều có năng lực nhất định, có tính cách và thể trạng riêng. Biểu hiện rõ nhất của sự phân cấp quyền lực trong một quốc gia là sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân và mức độ phụ thuộc giữa các mối quan hệ cơ bản trong xã hội như quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa thầy và trò, giữa lãnh đạo và nhân viên,... Còn trong một công ty, ngoài các biểu hiện như trên thì có thể nhận biết sự phân cấp quyền lực thông qua các biểu tượng của địa vị, chức vụ việc gặp gỡ lãnh đạo cấp cao dễ hay khó, ...
Đi đôi với sự phân cấp quyền lực là sự phân chia trách nhiệm giữa các cá nhân. Sự phân cấp quyền lực càng cao thì phạm vi quyền lợi và trách nhiệm của từng chức vụ được quy định rõ ràng.
- Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền.
- Tính cẩn trọng: phản ánh mức độ mà thành viên của những nền văn hóa khác nhau chấp nhận các tình thế rối ren hoặc sự bất ổn. Một trong những biểu hiện rõ nét của tính cẩn trọng là cách suy xét để đưa ra quyết định. Tư duy của người phương Tây mang tính phân tích hơn, trừu tượng hơn, giàu tính tưởng tượng hơn. Trong khi đó cách tư duy của người phương Đông lại tổng hợp hơn, cụ thể hơn và thực tế hơn. Trong các công ty, tính cẩn trọng thể hiện rõ ở phong cách làm việc. Những nước có tính cẩn trọng cao như Hàn Quốc thì họ có rất nhiều quy tắc thành văn, chú trọng xây dựng cơ cấu hoạt động hơn, rất chú trọng tính cụ thể hóa, có tính chuẩn hóa rất cao và rất ít biến đổi, không muốn chấp nhận rủi ro và có cách cư xử quan liêu hơn.
Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia cùng nằm trong "khu vực văn hóa Đông Á" có truyền thống lịch sử hàng ngàn năm với những đặc điểm nổi bật là tinh thần yêu nước, trí thông minh, ham học hỏi, cần cù, chịu khó. Hai nước đều bị các cuộc chiến tranh tàn khốc và là những nước thuộc địa có trình độ phát triển thấp; chịu ảnh hưởng của văn hóa Khổng giáo. Tuy nhiên, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của văn hoá Khổng giáo sâu sắc hơn.
Từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Hàn Quốc bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước vô vàn khó khăn và thử thách. Nếu như trước đây, người ta chỉ biết tới bán đảo Hàn nghèo nàn lạc hậu với cuộc nội chiến đẫm máu 1950-1953 cùng với sự tham chiến của Trung Quốc và Mỹ thì ngày nay, sau mấy chục năm lặng lẽ phấn đấu xây dựng và trưởng thành, người Hàn Quốc đã tự hào nhận được sự ca ngợi về “kỳ tích sông Hàn” với nền kinh tế phát triển, văn minh và mang đậm bản sắc văn hóa Hàn Quốc. Nguyên nhân thành công trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ấy đã được các nhà nghiên cứu Hàn Quốc học trên thế giới chỉ ra và tổng kết, trong đó, yếu tố văn hóa, yếu tố nho giáo được coi là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Văn hóa quản lý bắt nguồn từ những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc. Suy cho cùng, mỗi dân tộc sản sinh ra toàn bộ giá trị văn hóa dân tộc của mình và tác động lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động quản lý. Trong điều kiện hiện nay, với ảnh hưởng của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ và công nghệ mới, sự giao thoa văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam, sự va chạm của nền văn minh giữa hai quốc gia không tránh khỏi sự hình thành và phát triển những lối tư duy lãnh đạo, quản lý vừa phát huy được bản sắc dân tộc Hàn Quốc và Việt Nam, vừa kế thừa những tinh hoa văn hóa thế giới. Điều đó cũng tạo ra những cơ hội cùng những thách thức mới trong quá trình quản lý của các công ty liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội.
1.2.2.2. Môi trường thể chế ở Việt Nam
Việt Nam cũng giống như phần lớn các nước đang phát triển khác, có hệ thống thể chế chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập: Hệ thống chính sách, pháp luật thiếu đồng bộ, tính ổn định, minh bạch chưa cao, mức độ rủi ro pháp luật còn lớn, khó dự báo; Bộ máy công quyền còn quan liêu, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng, thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà; Dân trí và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân chưa cao.
Đối với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Hà Nội nói chung và các doanh nghiệp liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội nói riêng thì hệ thống các thủ tục hành chính nhà nước thực sự phức tạp hơn nhiều so với một doanh nghiệp trong nước. Các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, xin thay đổi đăng ký kinh doanh, mở thêm chi nhánh, thay đổi vốn đầu tư hay vốn điều lệ,… đối với một doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Hà Nội là rất phức tạp, mất nhiều thời gian để Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố thẩm định, xét duyệt hồ sơ.
Sau một thời gian hoạt động tại Việt Nam, các nhà đầu tư Hàn Quốc đều nhận thấy được sự khác biệt về văn hóa quản lý của cơ quan quản lý hành chính
rằng thủ tục hành chính ở Việt Nam làm mất quá nhiều thời gian, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài.
Từ sự nhận thức về sự khác biệt đó, họ hiểu rõ hơn về văn hóa quản lý tại Việt Nam, rút ra các bài học kinh nghiệm và điều chỉnh văn hóa quản lý trong tổ chức của mình.
1.2.2.3. Yếu tố cá nhân của người quản lý
Trong hoạt động quản lý, vai trò của người lãnh đạo, quản lý là không thể thiếu. Người lãnh đạo được ví như linh hồn của tổ chức, là nhạc trưởng của dàn nhạc, là người đại diện cho lợi ích hợp pháp của tổ chức, của doanh nghiệp, của tập thể người lao động và là người chịu trách nhiệm cao nhất trước quần chúng, khai phá những quan niệm mới, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các quy định, quy chế của tổ chức, của doanh nghiệp.
Môi trường doanh nghiệp đang xảy ra nhiều biến đổi kịch liệt, cạnh tranh ngày càng khốc liệt và kéo dài. Vì vậy, nhà lãnh đạo sẽ trở nên ngày càng quan trọng, sẽ là người chèo lái con thuyền vượt qua những thách thức.
Không những là người quyết định cuối cùng cho các vấn đề quan trọng, vấn đề mang tính chiến lược của doanh nghiệp mà còn góp phần đáng kể vào quá trình hình thành và phát triển các giá trị văn hóa của doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức, công nghệ, các niềm tin, nghi lễ, giai thoại,... của doanh nghiệp. Và để có được các giá trị này thì không phải trong ngày một ngày hai mà nó là cả một quá trình lâu dài.
Tuy nhiên trong cùng một doanh nghiệp, luôn trải qua các thế hệ lãnh đạo khác nhau và mỗi một thế hệ lãnh đạo khác nhau cũng sẽ tạo ra những giá trị văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Nhưng chỉ có hai đối tượng lãnh đạo ảnh hưởng đến hình thành văn hóa doanh nghiệp đó là người sáng lập doanh nghiệp và nhà lãnh đạo kế cận.
- Người sáng lập doanh nghiệp là người quyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn hóa căn bản của doanh nghiệp. Là người ghi dấu ấn đậm nét
nhất lên văn hóa doanh nghiệp đồng thời tạo nên nét đặc thù của văn hóa doanh nghiệp. Trong thời kỳ đầu thành lập doanh nghiệp, người sáng lập phải lựa chọn hướng đi phù hợp với xu thế phát triển của thị trường, môi trường hoạt động và các thành viên tham gia vào doanh nghiệp mình,... Những sự lựa chọn này tất yếu sẽ phản ánh kinh nghiệm, tài năng, phẩm chất, triết lý kinh doanh của nhà lãnh đạo doanh nghiệp mà họ lập ra.
- Các nhà lãnh đạo kế cận và sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp: mỗi nhà lãnh đạo mang trong mình những quan điểm khác nhau về cách sống, vì vậy mà