Tình hình nhiễm giun đũa theo giống lợn:

Một phần của tài liệu Đề tài: “khảo sát tình hình nhiễm giun đũa lợn (Ascaris suum) tại huyện M’Đrăk và biện pháp phòng trị” (Trang 39 - 42)

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà. Ngành chăn nuôi cũng không ngừng nghiên cứu, cải tiến con giống, khống chế dịch bệnh để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, nâng dần tỷ trọng của mình trong nông nghiệp. Người chăn nuôi ngày nay đã biết lựa chọn con giống, phương thức chăn nuôi hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của gia đình mình.

Hiện nay trên đại bàn huyện M’đrăk có 3 giống lợn chủ yếu :

Giống lợn ngoại là York Shire, Landrace, Duroc…Các giống lợn này thường được người dân địa phương sử dụng làm đực giống là chủ yếu và trong các trại chăn nuôi trên địa bàn huyện, do giống lợn này đòi hỏi điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng tốt nên nó chỉ thích hợp cho việc nuôi làm đực giống và nuôi trang trại.

Giống lợn lai là những con cái nội Móng Cái lai với con đực có năng suất cao như: York Shire, Landrace, Duroc…Các con lai này thường có khả năng thích nghi cao chịu kham khổ tốt do trong nó chứa các gen tốt của Lợn nội nên được bà con nông dân ở địa phương nuôi phổ biến và hiện nay giống lợn Lai nay cho năng suất cao giá trị sản phẩm bán ra cũng cao so với các giống lợn địa phương.

Giống Lợn nội hay còn gọi là Lợn địa phương tại địa bàn huyện hiện nay chủ yếu là Lợn đồng bào cho khả năng thích nghi cao chống được nhiều bệnh tật nhưng lại cho năng suất thấp thời gian chăn nuôi kéo dài.

Chính vì sự đa dạng và phong phú về giống Lợn đã đặt ra cho chúng ta câu hỏi? Vậy giống Lợn có ảnh hưởng gì đến tỷ lệ nhiễm giun đũa hay không để giải quyết vấn

đề này chúng tôi đã tiến hành xét nghiệm 216 mẫu phân giống Lợn lai, 121 mẫu phân giống Lợn Nội và 18 mẫu phân giống Lợn Ngoại. Kết quả được ghi nhận ở bảng sau:

BẢNG 6: Giống Lợn Giống Lợn Số Con Nghiên cứu ( con) Số Con Nhiễm ( +) Tỷ lệ Nhiễm ( %) Cường Độ Nhiễm (X ± SE) Lai 216 70 32,41 5,191 ± 0,356 Nội 121 52 42,98 6,917 ± 0,919 Ngoại 18 3 16,67 3,800 ± 0,860 Tổng 355 125 35,21 5,546 ±0,348 (p- value = 0.036 < 0.05)

Qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa Lợn ở Lợn Nội cao nhất tiếp đó là Lợn Lai và cuối cùng là Lợn Ngoại. Qua bảng trên cho ta thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa ở Lợn Nội 42,98% ở Lợn Lai 32,41% ở Lợn Ngoại là 16,67%, cùng với (p- value = 0.036 < 0.05) theo nhận định của chúng tôi có sự sai khác nhau về mặt thống kê về tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn của các giống lợn. Chính vì có sự khác nhau này là do những nguyên nhân sau đây:nguyên nhân chính là nguyên nhân chủ quan từ phía người chăn nuôi: chuồng trại chưa hợp lý, khâu xử lý chất thải trong chăn nuôi chưa tốt. Từ đó cho thấy vệ sinh, phòng chống dịch bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống dịch bệnh nói chung và ký sinh trùng nói riêng.

Lợn ngoại có tỷ lệ nhiễm thấp hơn lợn lai theo tôi do: Lợn ngoại giá thành đắt, khả năng chịu kham khổ kém, thường được nuôi ở những gia đình khá, ở trang trại có quy mô vừa và lớn, có điều kiện chăn sóc nuôi dưỡng tốt. Chuồng trại sạch sẽ, có độ thông thường, có độ ẩm thấp, thức ăn được dùng là thức ăn công nghiệp…nên tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn thấp.

Lợn lai được nuôi phổ biến ở các hộ chăn nuôi theo phương thức gia đình. Mặc dù có tính thích nghi cao, chịu kham khổ tốt nhưng do điều kiện chăm sóc, vệ sinh chuồng trại kém, thức ăn chủ yếu là tận dụng nên tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập nhiều hơn làm cho tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn cao.

Lợn nội còn gọi là lợn địa phương giống lợn này chủ yếu nuôi theo phương thức nhỏ lẻ. Được người dân đồng bào nuôi là chủ yếu và số giống lợn khác như: lợn ỉ, móng cái, lợn ba xiêng... đây là giống sức sản xuất cho sản phẩm thất nên vấn đề đầu tư cho viêc điều tri bênh cũng như tẩy giun nên tỉ lệ nhiễm giun của giông lợn này khá cao. Mặt khác ở địa bàn huyện M’Đrăk thì giống lơn ỉ và lợn đồng bào còn nuôi khá nhiều phương thức chăn nuôi còn lạc hậu thức chủ yểu tận dụng nguồn thức ăn thừa, chuồng trại tạm bợ chất thải chảy tràng lan ra ngoài, đây một nguyên nhân chính làm cho trứng giun sau khi theo phân ra ngoài không được tiêu diệt và cứ như thế vồng tuần của không cắt đức được, cộng với việc không thường siêng tẩy giun đình kỳ cho lợn.

Chính vì vậy mà chúng phải làm thế nào thay đổi các giống lợn địa phương trên địa bằng cách lai tạo các giống lợn có năng suất cao như: lai bố là lợn ngoại mẹ là lợn địa phương. Và hiện này trên địa bàng ngày càng co nhiều người dân sử dụng phép lai này nhầm mục đích thu có hiệu quả chăn nuôi cao nhất.

Một phần của tài liệu Đề tài: “khảo sát tình hình nhiễm giun đũa lợn (Ascaris suum) tại huyện M’Đrăk và biện pháp phòng trị” (Trang 39 - 42)