Trong quá trình khảo sát tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện M’đrăk và điều tra lấy mẫu, chúng tôi nhận thấy lợn nuôi tại địa bàn huyện M’đrăk theo 2 phương thức: nuôi theo phương thức gia đình (nuôi nhỏ lẽ) và nuôi theo phương thức công nghiệp (nuôi tập trung). Trong 2 phương thức trên thì chăn nuôi theo phương thức gia đình chiếm đại đa số theo số liệu thống kê toàn huyện thì chỉ có 3 trại chăn nuôi theo quy mô công nghiệp 1 trại ở thị trấn 1 trại ở xã Eariêng 1 trại ở xã Eapil. Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển mới nhận thức của người dân chăn nuôi ngày càng cao vì vậy người dân đã dần có khuynh hướng công nghiệp. Nhưng do đây là 1 huyện nghèo của tỉnh nên cho đến bây giờ phương thức chăn nuôi theo hộ gia đình vẫn chiếm ưu thế.
Chúng tôi tiến hành lấy mẫu và xét nghiệm 355 mẫu phân ở lợn nuôi theo 2 phương thức nuôi nhỏ lẻ và nuôi tập trung và đã ghi nhận được kết quả ở bảng sau.
BẢNG 6: Phương Thức Chăn Nuôi Phương Thức Chăn Nuôi Số Con Nghiên cứu ( con) Số Con Nhiễm ( +) Tỷ lệ Nhiễm ( %) Cường Độ Nhiễm (X ± SE) Nhỏ Lẻ 251 98 39,04 6,383 ± 0,462 Tập Trung 104 27 25,96 4,189 ± 0.442 Tổng 355 125 35,21 5,546 ±0,348 (p- value = 0.012 < 0.05)
Hình 12: nuôi nhỏ lẻ
Biểu đồ 4: theo phương thức chăn nuôi
Qua kết quả của bảng và (p- value = 0.012 < 0.05) cho ta thấy có sự khác biệt nhau về tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn về mặt thống kê giữa 2 phương thức chăn nuôi. Lợn nuôi theo phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ có tỷ lệ nhiễm giun đũa là 39,04% cao hơn so với lợn nuôi theo phương thức tập trung có tỷ lệ nhiễm giun đũa là 25,96%, lợn được nuôi theo hình thức tập trung có cường độ nhiễm giun đũa lợn thấp hơn giao động trong
khoảng 4,189 ± 0,442 còn lợn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ giao động trong khoảng 6, 383 ± 0,462 có sự chênh lệch này là do:
Lợn nuôi theo phương thức tập trung chuồng trại được đầu tư với quy mô lớn, có nơi được nuôi trên sàn, thức ăn là cám công nghiệp, nước uống cho lợn có bề chứa riêng đảm bảo vệ sinh, chuồng trại thường xuyên được sát trùng và vệ sinh sạch sẽ, có hầm Biogaz để xử lý chất thải trong chăn nuôi nên đã phần nào tiêu diệt được mầm bệnh và giảm thiểu sự lây lan của mầm bệnh. Mặt khác, các trại nuôi tập trung đều có nhân viên kỹ thuật về chăn nuôi hoặc về thú y nên họ chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và bệnh Ký sinh trùng nói riêng.
Lợn nuôi theo phương thức gia đình có quy mô nhỏ và vừa (5-15 con/hộ).Lợn với đặc tính là loài ăn tạp có khả năng thích nghi cao. Chính vì vậy mà lợn cso phổ thức ăn rộng. Bao gồm: thức ăn trên cạn, thức ăn dưới nước, các loại củ quả, các phế phụ phẩm trong nông nghiệp…Do đó có thể sử dụng thức ăn này nguồn thức ăn chủ yếu là tận dụng thức ăn dư thừa hay những sản phậm phụ như: hèm rượu, bã đậu…do chăn nuôi với quy mô nhỏ nên người dân không có sự đầu tư đầy đủ trong công tác chăn nuôi như: xây dựng chuồng trại còn đơn giản, ẩm thấp là nơi ẩn nấp và phát triển của mầm bệnh, không có hàng rào bảo vệ có tác nhân bên ngoài như con người, xúc vật…dẫn đến mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào trong chuồng nuôi và là nguồn gieo dắt bệnh cho đàn gia súc của gia đình, các chất thải chăn nuôi chủ yếu là thải ra bãi hoặc gom xuống hố không được xử lý đúng cách nên không diệt được trứng ký sinh trùng.
Vì vậy, một yêu cầu đặt ra là trong chăn nuôi theo hướng tập trung hay theo hướng nhỏ lẻ đều cần có khu xử lý phân và nước thải, tốt nhất là có hầm chứa và bể Biogas. Như chúng ta đã biết, khi rửa chuồng lượng nước thải thoát ra xung quanh sẽ làm cho môi trường ô nhiễm nhanh chóng. Theo phân tích của trung tâm trường ở một vài cơ sở chăn nuôi cho thấy; chất rắn lửng lơ, nhu cầu oxy hóa học, photpho, nitơ đều cao hơn tiêu chuẩn quy định của nhà nước. Đây là điều kiện để cho mầm bệnh tiềm ẩn và có thể phát bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi.
Một nguyên nhân nửa là phần lớn con giống người chăn nuôi tự sản xuất, với điều kiện chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh thú y nên cây giống dễ dàng bị nhiễm các
loài ký sinh trùng từ chuồng trại và lợn mẹ (chủ yếu nhiễm từ vú lợn mẹ có ấu trùng giun đũa lợn).
Qua phân tích thống kê cho thấy sự cho thấy sai khác về tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn giữa hai phương thức chăn nuôi là rất rõ rệt. Như vậy, phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng lớn đến khả năng nhiễm bệnh của lợn, đặc biệt là bệnh ký sinh trùng. Lợn nuôi trong điều kiện chăn nuôi tốt, thức ăn và nước uống đầy đủ hợp vệ sinh, môi trường xung quanh không bị ô nhiễm thì ít bị lây nhiễm giun sán.