Tình hình nhiễm giun đũa theo tháng tuổi

Một phần của tài liệu Đề tài: “khảo sát tình hình nhiễm giun đũa lợn (Ascaris suum) tại huyện M’Đrăk và biện pháp phòng trị” (Trang 30 - 33)

Mỗi độ tuổi khác nhau hay mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau khả năng tiếp xúc, cảm nhiễm với yếu tố gây bệnh của lợn là khác nhau. Theo một số công trình nghiên cứu về giun đũa lợn trước đây, ta thấy rằng ở các độ tuổi khác nhau tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun đũa lợn có sự khác biệt nhất định. Ở các độ tuổi tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm là không giống nhau:

Trịnh Văn Thịnh, Phạm Văn Khuê, 1982 cho biết: Lợn dưới 3 tháng tuổi nhiễm 39,2%

Lợn 3-4 tháng tuổi nhiễm 48,0% Lợn 5-7 tháng tuổi nhiễm 58,3% Lợn trên 7 tháng tuổi nhiễm 24,9%

Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương, 1995 cho biết: Lợn dưới 3 tháng tuổi nhiễm 49,8%

Lợn 3-4 tháng tuổi nhiễm 67,1% Lợn 5-7 tháng tuổi nhiễm 62,6% Lợn trên 7 tháng tuổi nhiễm 40,6%

Những công bố đã cho chúng ta thấy rõ lợn ở các lứa tuổi khác nhau thì có tỷ lệ và cường độ nhiễm khác nhau. Một trong những yếu tố cần quan tâm về mặt dịch tể học để phục vụ tốt công tác phòng và trị bệnh giun đũa cho lợn là đánh giá tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn theo từng độ tuổi. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình hình nhiễm giun đũa lợn trên địa bàn huyện M’đrăk ghi nhận được kết quả ở bảng biểu sau:

BẢNG 4: Tháng Tuổi Tháng Tuổi Số Con Nghiên cứu ( con) Số Con Nhiễm ( +) Tỷ lệ Nhiễm ( %) Cường Độ Nhiễm (X ± SE) < 3 63 17 26,98 3,067 ± 0,371 3 - 5 150 65 43,33 6,116 ± 0,497 > 5 - 7 94 30 31,91 6,375 ±0,770 > 7 48 13 27,08 5,067 ± 0,968 Tổng 355 125 35,21 5,546 ±0,348 (p- value = 0.045 < 0.05)

Căn cứ vào mức độ khác biệt giữa các độ tuổi và tương ứng với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn trên địa bàn huyện M’đrăk ở 4 độ tuổi khác nhau (<3 tháng tuổi, 3-5 tháng tuổi, >5-7 tháng tuổi,

>7 tháng tuổi) và nhận thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn ở 4 độ tuổi này có sự chênh lệch khá cao, sự chênh lệch đó được biểu hiện rõ qua qua biểu đồ sau;

Biểu đồ 2: theo tháng tuổi

Qua biểu đồ ta thấy:

Lợn từ 3 đến 5 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun cao nhất (43,33%), kế đến là lợn lớn hơn 5 đến 7 tháng tuổi (31,91%), lợn nhỏ hơn 3 tháng tuổi (26,93%) và cuối cùng là lợn lớn hơn 7 tháng tuổi (27,08%).

Theo nhận định của chúng tôi lợn ở độ tuổi 3 đến 5 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất (43,33%) là do lợn chăn nuôi theo phương thức gia đình là chủ yếu, điều kiện chăm sóc vệ sinh thú y không được đảm bảo. Bên cạnh đó, lợn được nuôi theo hình thức tập trung theo đàn (8-12 con/đàn) nên khi trong đàn có con bị nhiễm giun đũa thì có thể lây nhiễm cho các con khác trong cùng đàn. Lợn ở giai đoạn này được nuôi chủ yếu bằng tận dụng thức ăn cũng có sử dụng cám công nghiệp nhưng còn hạn chế. Vì vậy mà tỷ lệ nhiễm giun đũa còn khá cao.

Lợn ở độ tuổi nhỏ hơn 3 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn thấp (26,93%). Do lợn ở giai đoạn này là giai đoạn bú sữa mẹ và cũng bắt đầu tập cho lợn con ăn nhưng thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp, với độ tuổi này nếu bị nhiễm giun đũa lợn thì phần lớn chưa có khả năng đẻ trứng vì vòng đời giun đũa lớn từ trứng đến giun trưởng thành cần tối thiểu từ 45-60 ngày tuổi. Vì vậy, đã hạn chế được khả năng lây nhiễm của

mầm bệnh. Muốn giảmtỷ lệ nhiễm giun đũa lợn ở giai đoạn thì cần thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại, cần tẩy giun cho lợn mẹ trước khi mang thai để giảm thiểu khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con qua đường bảo thai và qua sữa mẹ.

Lợn ở độ tuổi từ 5-7 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun đũa (31,91%) cao hơn lợn lợn nhỏ hơn 3 tháng tuổi (26,93%). Do lợn ở giai đoạn này chủ yếu là lợn nái, lợn đực đang ở giai đoạn hậu bị, giai đoạn này lợn được chăm sóc kỹ lưỡng. Công tác vệ sinh thú y, công tác phòng bệnh cũng được tiến hành đầy đủ để chuẩn bị lựa chọn đưa vào cho phối giống.

Lợn ở độ tuổi lớn hơn 7 tháng tuổi: chủ yếu là lợn nái sinh sản và lợn đực đã cho phối giống nên được chăm sóc nuôi dưỡng tốt và đường ở độ tuổi này phần lớn trứng giun đũa lợn tự động thải ra ngoài do chúng không thể sống quá 7-10 tháng trong cơ thể lợn.

Từ kết quả trên cho thấy, lợn có tỷ lệ nhiễm giun đũa thấp ở giai đoạn còn non, sau đó có chiều hướng tăng ở 3-5 tháng tuổi và giảm dần ở lợn lớn hơn 5 tháng tuổi.

Mầm bệnh giun đũa lợn xâm nhập vào cơ thể lợn rất sớm, ngày từ trong bào thai con mẹ có thể trền qua con qua nhau thai hoặc truyền qua sữa mẹ qua đường bú sữa. Để đạt được hiệu quả cao đối với việc phòng trị bệnh giun đũa lợn, ngay từ khi lợn mẹ mang thai đến khi lợn mẹ sinh nuôi con, lợn mẹ cần được tẩy giun sán để hạn chế sự lây nhiễm qua lợn con. Đây chính là việc cần quân tâm và khuyến cáo.

Một phần của tài liệu Đề tài: “khảo sát tình hình nhiễm giun đũa lợn (Ascaris suum) tại huyện M’Đrăk và biện pháp phòng trị” (Trang 30 - 33)