Hiệu quả điều trị bệnh giun đũa lợn của thuốc tẩy giun sán Bio-Levamisol 10% và Bio-

Một phần của tài liệu Đề tài: “khảo sát tình hình nhiễm giun đũa lợn (Ascaris suum) tại huyện M’Đrăk và biện pháp phòng trị” (Trang 42 - 47)

Levamisol 10% và Bio-Ivermectin

Hiện nay, thuốc thú y trên thị trường thú y rất phong phú và đa dạng về sản phẩm là do bên cạnh những công ty thuốc thú y đã có từ lâu, nhiều công ty mới đã xuất hiện. Vì vậy, không phải sản phẩm của công ty nào cũng tốt cả. Tuy nhiên, một công ty đã có từ lâu và sản phẩm của nó rất được bà con chăn nuôi tin tưởng và hay dùng, đó sản phẩm của công ty liên doanh Bio-Pharmachemie .

Để có biện pháp điều trị bệnh giun đũa lợn một cách có hiệu quả, chúng tôi cũng đã tin tưởng và tiến hành chọn hai loại thuốc Bio-Levamisol 10% và Bio-Ivermectin ( sản phẩm của công ty liên doanh Bio-Pharmachemie ) đưa vào thí nghiệm. Đồng thời chọn 60 lợn xét nghiệm phân cho kết quả dương tính vào thử thuốc. Để đảm bảo đánh giá chính xác và hiệu quả chúng tôi đã bố trí thí nghiệm làm ba lô: Một lô sử dụng Bio- Levamisol 10%, lô hai lại sử dụng Bio-Ivermectin lô ba không sử dụng thuốc.

Các lợn được thử thuốc được nuôi trong cùng một điều kiện như nhau. Thí nghiệm cho kết quả như sau:

Bảng 8 : Hiệu quả tẩy trừ Bio-Ivermectin và Bio-Levamisol 10%

Tên sản phẩm Liều sử dụng Số lợn thí nghiệm

Hiệu quả tẩy trừ Độ an toàn

Hiệu quả chung Sạch trứng sau 3 ngày Sạch trứng sau 5 ngày Sạch trứng sau 7 ngày Có phản ứng phụ Số chết Số lợn (n) % Số lợn (n) % Số lợn (n) % Số lợn (n) % Số lợn (n) % Số lợn (n) % Bio- Levamisol 10% 1mg/kg P (Tiêm bắp) 25 22 88 1 4 1 4 2 8 0 0 24 96 Bio- Ivermectin 0.8g/kg thức ăn Trộn vào thức ăn 25 15 60 3 12 2 8 2 8 0 0 20 80 Không dùng thuốc 10 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Như vậy, qua bảng trên ta thấy cả 25 lợn đem thí nghiệm dùng thuốc Bio- Levamisol 10% thì 25 con lợn sạch bệnh với tỷ lệ 96% như vậy hiệu lực sử dụng thuốc Bio-Levamisol 10% chiễm tỷ lệ 96% . Tỉ lệ sạch trứng sau 3 ngày là 88% (22 lợn), sau 5 ngày là 4% (1 lợn) và sau 7 ngày là 4% (1 lợn). tỷ lệ tẩy sạch bệnh cao như vậy là do thuốc Bio-Levamisol 10%, được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm bắp nên thuốc hấp thu nhanh vào máu và phát huy hiệu lực tẩy trừ nhanh. Ngoài ra thuốc dạng tiêm nên trong quá trình cấp thuốc thuốc được đưa vào cơ thể đúng với liều ước tính theo trọng lượng một cách đầy đủ và chính sát.

Lô thí nghiệm dùng thuốc tẩy giun sán Bio-Levamisol 10% ta thấy có 2 lợn mẫn cảm nhưng không co con lợn nào chết. Điều đó cho thấy thành phần thuốc là Levamisol có độ an toàn hoàn toàn 100%. Nguyên nhân là sức khẻo của lợn thí nghiệm không không dạt được trạng thái tốt nhất.và lỗi kỷ thuật tiệm chưa chuẩn.

Còn lô thí nghiệm sử dụng Bio-Ivermectin, Tỉ lệ sạch trứng sau 3 ngày là 60% (15 lợn), sau 5 ngày là 12% (3 lợn) và sau 7 ngày là 8% (2 lợn). Tỷ lệ tẩy sạch bệnh trong số 25 lợn đem thí nghiệm sau 7 ngày thì chỉ có 20 lợn được tẩy sạch, hiệu lực tẩy trừ chỉ đạt 80%... như ta đã biết trong cùng một điều kiện thử thuốc như nhau nhưng qua kết quả trên - cho thấy hiệu lực tẩy trừ của Bio-Ivermectin thấp hơn so với Bio Levamisol 10% về hiệu quả chung cũng như giai đoạn sau 3, 5 và 7 ngày. Trước hết là vì Bio-Ivermectin là thuốc dạng gói ngoài thành phần chính là Ivermectin. Bên cạnh đó thuốc lại được đưa vào cơ thể bằng đường tiêu hóa tức là hòa vào thức ăn lỏng hoặc cho vào nước uống. Ở đây chúng tôi đã hòa thuốc vào thức ăn lỏng và trộn đều. Chính vì thế lượng thuốc vào cơ thể phụ thuộc vào việc ăn của lợn, lợn ăn nhiều hơn thì lượng thuốc nhiều hơn một chút, ăn ít hơn thì lượng thuốc ít hơn một chút. Như vậy lượng thuốc cung cấp cho mỗi lợn có thể không đều nhau, và liều lượng ít nhiều thừa hoặc thiếu so với liều ước lượng so với thể trọng của lợn. Cũng vì lẽ đó, mà trong lô thí nghiệm dùng thuốc Bio-Ivermectin có một vài lợn có phản ứng, phản ứng rõ như nôn mửa, hắt hơi, và sốt nhẹ, bỏ ăn.

PHẦN V

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Ghi nhận những kết quả mà chúng tôi đã thu được khi tiến hành xét nghiệm 384 mẫu phân lợn tại huyện M’đrăk, chúng tôi có một số kết luận như sau:

1. Tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn tại huyện M’đrăk là 35,21 %. Địa điểm có tỉ lệ nhiễm cao nhất là vùng trũng 40,22% thấp hơn là vùng đồng bằng 37,78 % và thấp nhất là vùng cao 24,10%

2. Tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn phụ thuộc vào độ tuổi của lợn. Tỉ lệ đó như sau: - Lợn dưới 3 tháng tuổi: 26,98%

- Lợn từ 3 đến 5 tháng tuổi: 43,33 % - Lợn từ 5 đến 7 tháng tuổi: 31,91 % - Lợn trên 7 tháng tuổi: 27,08%

3. Tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn không phụ thuộc vào tính biệt của lợn.

4. Tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn nuôi theo phương thức tập trung thấp hơn tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn nuôi theo phương thức nhỏ lẻ.

- Phương thức tập trung: 25,96 % - Phương thức nhỏ lẻ: 39,04 %

5. Tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn có sự khác nhau giữa các giống lợn. Tuy nhiên, Lợn lai: 32,41%

Lợn nội: 42,98% Lợn ngoại: 16,67%

Chính vì có sự khác nhau trên là do nó chịu sự chi phối chủ yếu là do phương thức nuôi. Các giống lợn khác nhau không có sự miễn dịch khác nhau đối với mầm bệnh. Khả năng thích nghi của mỗi giống lợn.

6. Hiệu lực tẩy từ giun đũa lợn của thuốc : Bio-Levamisol 10% cho hiệu quả đạt 96% tốt hơn so với Bio-Ivermectin cho hiệu quả đạt 80% . Vì vậy Nên sử dụng Bio-Levamisol10% để tẩy giun sán là tốt nhất.

5.2. Kiến nghị

- Để chăn nuôi có hiệu quả, tránh được tác hại do giun đũa gây ra biện pháp tốt nhất là tẩy giun sán cho lợn vào thời điểm lợn khoảng >2 tháng tuổi bằng Bio- Levamisol 10%. Và Bio-Ivermectin Tẩy giun cho lợn nái trước và sau khi sinh. Định kỳ tẩy giun cho lợn nái, đực giống.

- Cần nâng cao kiến thức hơn nữa cho bà con chăn nuôi trong việc phòng trừ bệnh giun sán cho lợn. Ý thức vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi. Nhất là đối với bà con chăn nuôi tại xã vùng trũng, Vùng đồng bằng.

- Đẩy mạnh công tác thú y về mọi mặt như tuyên truyền cần có nhiều mô hình thử nghiệm cho người dân làm theo đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số.

- Phát huy mô hình chăn nuôi theo phương thức tập trung. Đầu tư chuồng trại cũng có biện pháp sử lý phân hiệu quả như có nơi ủ phân xây hàm Bio gas…

- Định kỳ tiêu độc, khử trùng và vệ sinh chuồng trại cũng như khu vực xung quanh chuồng nuôi.

- Cần có những thử nghiệm thuốc khác để mang lại nhiều loại thuốc tẩy giun hiệu quả cho bà con chăn nuôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Diên (1999), “Bài giảng Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng”. Trường Đại học Tây Nguyên.

2. Võ Văn Hiền, 2001. Luận văn thạc sỹ khoa học “ Tình hình nhiễm giun sán trên tiêu hoá trên heo nuôi thịt tại huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận và thử hiệu lực của Fenbendazole trong tẩy trừ”.

3. Lương Văn Huấn (1995), “Giun sán ký sinh ở lợn vùng đồng bằng sông Hồng”. Luận án phó tiến sĩ khoa học thú y, Hà Nội.

4. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), “Ký sinh trùng thú y”. Nhà xuất bản nông nghiệp.

5. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1978), “Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, tập II”. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

6. Nguyễn Phước Tương (2002), “Bệnh ký sinh trùng của vật nuôi và thú hoang lây sang người, tập II”. Nhà xuất bản nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Websites: 1. http://www.biopharmachemie.com/vn/San-Pham/Thuoc-Tiem/Bio-Levamisol-10/ 2. http://www.biopharmachemie.com/vn/San-Pham/Thuoc-Bot-Tron-Thuc- An/Bio-Ivermectin/ 3. http://www.biopharmachemie.com/vn/ 4. http://www.google.com.vn/imglanding?q=ascaris %20suum&imgurl=http://www.nematode.net/IMAGES/sw006.jpg&imgrefurl=htt p://www.nematode.net/Species.Summaries/Ascaris.suum/index.php&usg=__S9B v68gnoJymoz29cORTOqi8nsM=&h=242&w=300&sz=26&hl=vi&um=1&itbs=1 &tbnid=o9Tmc81nmLgReM:&tbnh=94&tbnw=116&prev=/images%3Fq %3Dascaris%2Bsuum%26um%3D1%26hl%3Dvi%26sa%3DG%26tbs %3Disch:1&um=1&sa=G&tbs=isch:1&start=0 5. http://www.tailieu.vn/ 6. http://www.anova.com.vn/contents/article.asp?id=280&detail=16&ucat=42 7. http://agriviet.com/nd/2764-benh-giun-dua-tren-heo/

Một phần của tài liệu Đề tài: “khảo sát tình hình nhiễm giun đũa lợn (Ascaris suum) tại huyện M’Đrăk và biện pháp phòng trị” (Trang 42 - 47)