- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy về quản ý và bảo vệ
loài Thiết sam giả lá ngắn, cần quy định rõ quyền lợi của các bên liên quan. - Tăng cường phổ biến luật pháp và chính sách cho cán bộ kiểm lâm, chính quyền địa phương và người dân.
- Khi thực hiện các chính sách cần phải minh bạch, rõ ràng, thủ tục nhanh gọn, tránh rườm rà, cần phải đảm bảo các lợi ích của những người trồng và bảo vệ loài cây này.
- Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng cho những người dân có nhu cầu gây trồng và quản lý loài Thiết sam giả lá ngắn tại đại phương.
- Cần phải có các chính sách hỗ trợ cho những người quản lý rừng, các chủ rừng, những người gây trồng các loài Thiết sam giả lá ngắn để họ phần nào tăng thêm thu nhập giúp ổn định được cuộc sống, yên tâm tiếp tục bảo vệ
56
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho người dân biết vai trò và lợi ích của việc bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ loài Thiết sam giả lá ngắn nói riêng. Lôi kéo họ tham gia vào công tác bảo tồn và phát triển loài.
- Kêu gọi sự đầu tư của các dự án trong và ngoài nước quan tâm đến các loài cây này.
Các giải pháp cần tiến hành đồng bộ, kịp thời mới đem lại hiệu quả cao, hạn chế tác động tiêu cực đến rừng.
57
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Sau khi tổng hợp số liệu và phân tích kết quả chúng tôi đã thu được một số
kết luận như sau :
- Đề tài đã mô tả được đặc điểm hình thái thân, cành, tán lá, đặc điểm vỏ thân, lá, nón của cây con và cây trưởng thành. Đây là những đặc điểm bổ
sung quan trọng trong vấn đề nhận biết giá trị quan trọng của loài để ta có những phương pháp bảo tồn hữu hiệu nhất.
- Số lượng cây tham gia vào quần xã thực vật rừng biến động từ 20 đến 27 loài, có từ 3 – 5 loài tham gia vào công thức tổ thành. Các loài cây trong tổ
thành là những loài cây có giá trị kinh tế như: Thiết sam giả lá ngắn, Thông
đỏ, Cẩm chỉ….. chiếm mật độ khá cao, ngoài ra có một số loài khác như: Kháo vàng, Kháo xanh, cây Sồi, cây Sến, Mã sưa lá nhỏ…
- Tại huyện Nguyên Bình loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố chủ yếu ở độ cao từ 800 – 1500 m. Càng lên cao mật độ cây càng nhiều.
- Trong tổ thành tầng cây cao thành phần loài cây tham gia vào công thức tổ thành rất đa dạng trong đó loài Thiết sam giả lá ngắn là loài chiếm ưu thế nhất trong công thức tổ thành, với mật độ khá cao.
+ Ở độ cao trên 1000m loài Thiết sam giả lá ngắn chiếm mật độ cao nhất 532 cây/ha và độ phong phú tương đối là 54,63 %. Về mức độ quan trọng IVI thì loài Thiết sam giả lá ngắn chiếm cao nhất là 45,03 %,
+ Ở độ cao dưới 1000m Thiết sam giả lá ngắn chiếm mật độ cao nhất 427 cây/ha, độ phong phú tương đối là 48 %. và độưu thế chiếm 26,68 %. về mức độ
quan trọng IVI thì Thiết sam giả lá ngắn chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,9 %. - Mật độ cây tầng cao biến động từ 1757 – 2807 cây/ha
58
- Số loài cây tái sinh ở các vị trí núi đá vôi của khu vực điều tra biến
động từ 20 – 27 loài, trong đó loài cây chính tham gia vào công thức tổ thành
đó chính là cây Cẩm chỉ, Thiết sam giả lá ngắn tái sinh trên núi đá vôi.
- Mật độ cây tái sinh nói chung khá cao, tổ thành và thành phần loài cũng phong phú.
+ Ởđộ cao trên 1000m loài thiết sam giả lá ngắn có tổng số cây là nhiều nhất 640 cây, mật độ cây/ha là 853 cây và tổng mức quan trọng là 30,04 %, chiếm ưu thế rõ rệt
+ Ở độ cao dưới 1000m, chiếm mật độ cao nhất là Cẩm chỉ 755 cây/ha với mức độ quan trọng là 42,94 %, Thiết sam giả lá ngắn 200 cây/ha với mức
độ quan trọng là 11,38 %.
- Chất lượng cây tái sinh nhìn chung là tốt, và một phần tỷ lệ trung bình, không có cây tái sinh xấu. Chất lượng cây tái sinh là tốt chiếm tỷ lệ cao, nguồn gốc cây tái sinh 100% là từ hạt.
- Phân bố cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh theo mặt phẳng ngang ở các vị trí núi đá vôi là kiểu phân bốđều.
- Ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tồn tại và phát triển của loài Thiết sam giả lá ngắn:
+ Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi: Ở độ cao trên 1000m và dưới 1000m đều xuất hiện rất nhiều các loài cây bụi, thảm tươi với mức độ che phủ
bình quân tương đối lớn: Trên 1000m là 4,63% và dưới 1000m là 5,2%. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tái sinh của các loài cây, vì vậy trong quá trình nuôi dưỡng cần phải thường xuyên phát dọn cây bụi và thảm tươi để
giảm sự ảnh hưởng nhỏ nhất đến cây tái sinh.
+ Ảnh hưởng của độ tàm che: Ở độ cao trên 1000m và dưới 1000m có
59
cao phát triển mạnh ở độ cao trên 1000m và chất lượng cây xấu chưa thấy xuất hiện trong lâm phần điều tra.
+ Ảnh hưởng của yếu tố đất: Tại khu vực nghiên cứu cho thấy Thiết sam giả lá ngắn có thế sống trong điều kiện đất chua, hàm lượng mùn ở đây tương đối cao phù hợp với sinh trưởng và phát triển loài Thiết sam giả lá ngắn. Đây là nhân tố rất quan trọng đối với sinh trưởng của cây.
+ Ảnh hưởng của địa hình: Các loài cây mọc ở sườn Tây thường sinh trưởng chậm hơn, tán loài cây Thiết sam giả lá ngắn có xu hướng lệch sườn âm nhiều. Các dải núi ở độ cao trên 1000m mật độ xuất hiện loài Thiết sam giả lá ngắn nhiều hơn nhưng đường kính trung bình là 13,69 cm và chiều cao trung bình là 7,3 m cũng không cao quá so với độ cao dưới 1000m. Càng lên cao mật độ cây tái sinh càng cao và chất lượng cây tái sinh càng tốt. Các cây tái sinh thường mọc rải rác cách cây mẹ trung bình khoảng 3m.
5.2. Đề nghị
- Chính quyền nhà nước cần khuyến khích và ưu tiên các dự án bảo vệ, khôi phục rừng, bảo tồn các loài cây quý hiếm trong khu vực.
- Tiến hành nhân giống và thử nghiệm loài Thiết sam giả lá ngắn tại khu vực nghiên cứu.
- Đảm bảo đời sống của người dân sống trong rừng và gần rừng.
- Đề xuất các biện pháp kĩ thuật lâm sinh cụ thể cho từng khu vực, cho từng vị trí có loài Thiết sam giả lá ngắn sinh sống.
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ khoa học và Công nghệ. Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2007 (Sách đỏ Việt Nam. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ Hà Nội)
[2]. Đoàn Văn Cung và cộng sự (1982), Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[3]. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan (1998), Giáo trình sinh thái rừng, Đại học Lâm nghiệp.
[4]. Hoàng Minh Tấn và các tác giả (2000), Sinh lý thực vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1998), "Bảo tồn nguồn gen cây Lim xanh ở Việt
nam", Tạp chí lâm nghiệp.
[6]. Lê Đức Diên, Cung Đình Lượng (1968), “Nhu cầu ánh sáng đối với một số cây rừng”, Thông báo khoa học, khoa Sinh học - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Tập 3, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[7]. Lê Đức Diên (1986), “Nghiên cứu hàm lượng diệp lục của một số loài cây rừng”, Tóm tắt báo cáo khoa Sinh học 1956 - 1986, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[8]. Lê Huy Bá (2000), Sinh thái môi trường đất, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[9]. Lê Văn Căn (1975), Sổ tay bón phân, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [10]. Phan Nguyên Hồng, Vũ Văn Dũng (1978), Sinh thái thực vật, Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
[11]. Phùng Ngọc Lan (1994), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái cây Lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv) - Trường Đại học Lâm nghiệp.
[12]. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam (trên quan điểm hệ sinh thái), Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
[13]. Thái Văn Trừng (2000), Những hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[14]. Vũ Văn Vụ (1999), Sinh lý thực vật ứng dụng, Nhà xuất bản Giáo dục. [15]. http://buixuanphuong09blogspot.blogspot.com/2012/02/240-thiet-sam-
gia-la-ngan.html
61
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh về loài Thiết sam giả lá ngắn
Hình 1: Cây Thiết sam giả lá ngắn
trưởng thành
62
Hình 3: Mặt sau lá cây Thiết sam giả lá ngắn
63
Hình 5: Nón của cây Thiết sam giả lá ngắn
64
Biểu 02: Điều tra tuyến về phân bố của Thiết sam giả lá ngắn Ngày điều tra: ………Người điều tra:
………...
Địa điểm điều tra: ………… Tọa độ: ………. Độ cao: ………..
Số hiệu tuyến
Xã
Điểm đầu tuyến Điểm cuối tuyến
Độ dài tuyến (km) Xuất hiện của TSG LN Địa danh Tọa độ Độ cao (m) Địa danh Tọa độ Độ cao (m) (TSGLN: Thiết sam giả lá ngắn)
65
Biểu 03: Biểu điều tra tầng cây cao
Số tuyến điều tra/OTC: Ngày tháng điều tra: Địa điểm:
Địa hình: Độ dốc Hướng phơi: Tọa độ:
Độ cao so với mặt biển:
STT Tên loài D1,3 (cm) DT(m) HVN
66
Biểu 04: Biểu điều tra cây tái sinh
Ngày điều tra: ... Người điều tra: ...
ÔTC: ... Độ cao: ... Toạ độ:... TT OD B TT cây Tên loài Tổng số cây
Nguồn gốc Chiều cao cây tái sinh (m)
Sinh trưởng Hạt Chồi <0,5 0,5 - 1 1 - 2
67
Biểu 05: Biểu điều tra cây bụi
Ngày điều tra: ... Người điều tra: ...
ÔTC: ... Độ cao: ... Toạ độ:... TT ÔDB TT
loài Tên loài chủ yếu Số cây (bụi)
Độ che
phủ (m)
Sinh trưởng
68
Biểu 07: Điều tra Thiết sam giả lá ngắn trưởng thành
Ngày điều tra: ……… Người điều tra: ………Số tuyến...
Địa điểm điều tra: ………
Tọa độ: ………. Độ cao: ………... Số hiệu Chỉ tiêu Hvn (m) Hdc (m) D1. 3 (cm) DT (m) Tình trạng sinh trưởng Vị trí Ghi chú ĐT NB
69
Biểu 09: Điều tra Thiết sam giả lá ngắn tái sinh
Ngày điều tra: ………..…… Người điều tra: ……….……
Số tuyến...
Địa điểm điều tra: ………
Tọa độ: ………. Độ cao: ………... Chỉ tiêu Số hiệu Nguồn gốc Doo (mm) Hvn (cm) Vị trí mọc Sinh trưởng Khoảng cách cây mẹ (m) Tọa độ Ghi chú TSGLNTS1 TSGLNTS2 TSGLNTS3