Bảng 4.5. Phân tích nguồn gốc và chất lượng cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh theo vị trí trên 1000m và dưới 1000m
Vị trí Loài Cây N (cây/ha) Tỷ lệ chất lượng (%) Nguồn gốc Tốt TB Xấu Hạt % Chồi % Dưới 1000m TSGLN 200 77 23 0 150 100 0 0 Lâm phần 1757 84,9 15,1 0 1287 97,6 31 2,4 Trên 1000m TSGLN 853 88,1 11,9 0 640 100 0 0 Lâm phần 2807 82 18 0 1996 95 103 5
Từ số liệu của bảng nghiên cứu 4.5 trên cho ta thấy:
Ở vị trí dưới 1000 m, chất lượng cây Thiết sam giả lá ngắn đạt tỷ lệ
47
tái sinh mọc ở những nơi như trên mỏm đá, ở vách núi, dưới tầng tán bị che bóng dầy, không thuận lợi cho việc phát triển nên chất lượng tái sinh kém hơn.
Ở vị trí trên 1000m cho ta thấy chất lượng cây Thiết sam giả tái sinh tốt chiếm 88,1%, cây trung bình chiếm 11,9%, xấu đạt 0%, so với toàn lâm phần. Sau khi đi phân tích chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh ta rút ra kết luận:
Nguồn gốc cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh chủ yếu là bằng hạt, trong quá trình điều tra trên các ô tiêu chuẩn chúng tôi chưa phát hiện cây Thiết sam giả lá ngắn nào tái sinh bằng chồi.
Trong tỷ lệ chất lượng tái sinh của loài Thiết sam giả lá ngắn tỷ lệ cây tốt vẫn chiếm ưu thế so với cây trung bình, đặc biệt chất lượng tái sinh xấu chưa thấy xuất hiện trong lâm phần điều tra. Thể hiện được sự thích nghi của loài cây với khu vực nghiên cứu. Cần có những biện pháp khoanh nuôi và bảo vệ chặt chẽ hơn để loài được bảo vệ và phát triển trong điều kiện tốt nhất.
4.4. Phân bố cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh
4.4.1. Phân bố tái sinh theo cấp chiều cao
Bảng 4.6. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao của rừng nơi có loài thiết sam phân bố và của loài Thiết sam ở độ cao trên 1000m và dưới 1000m
Vị trí Loài cây N (cây/ha)
Số cây tái sinh theo cấp chiều cao (m) <0.5 0.5 - 1 1-2 Trên 1000m TSGLN 853 242 159 93 Lâm phần 2807 285 772 827 Dưới 1000m TSGLN 200 17 34 48 Lâm phần 1757 17 743 466
48
Từ số liệu của bảng 4.6 trên ta thấy rằng số mật độ số lượng tái sinh của Thiết sam giả biến đổi rõ rệt. Cụ thể là tăng dần lên theo độ cao, từ 200 cây ở dưới 1000m tăng lên 853 cây ở trên 1000m. Chứng tỏ rằng loài tái sinh mạnh ở trên cao càng lên cao về phân bố mật độ, và tỷ lệ tái sinh diễn, khả
năng thích nghi mạnh mẽ hơn.
Nhìn chung, mật độ tái sinh vẫn tập trung ở cấp chiều cao <0,5 có khoảng 259 cây.Ở cấp chiều cao 0.5 – 1 m có khoảng 193 cây, cũng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn số liệu cây tái sinh.
Còn ở các cấp chiều cao còn lại vẫn duy trì số lượng loài trong mức độ
tương đối lớn và ổn định theo các cấp tuổi, cụ thể: Từ 1 – 2m có 143 cây, từ
>2 m có 197 cây.
4.4.2. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang
Bảng 4.7. Bảng phân bố cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh theo mặt phẳng ngang ở các vị trí trên 1000m và dưới 1000m
Vị trí N/ha Số k/c đo λ U Kiểu phân bố Dưới 1000 m 1757 30 0,17 3,22 11,67 đều Trên 1000 m 2807 30 0,28 2,84 7,97 đều
Từ số liệu của bảng 4.7 cho thấy : Tại các vị trí cây tái sinh phân bố đều, khoảng trống trong rừng là không nhiều. Vì vậy, trong quá trình kinh doanh rừng cần có những biện pháp bảo tồn và tạo điều kiện tốt nhất để loài sinh trưởng và phát triển.
49
4.5. Ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tồn tại và phát triển của loài thiết sam giả lá ngắn sam giả lá ngắn
4.5.1. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi ở các độ cao trên 1000m và dưới 1000m
Cây bụi thảm tươi là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây tái sinh. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và cho rằng mật độ cây tái sinh dưới lớp cây bụi, thảm tươi rất lớn, nhưng tỷ lệ cây tái sinh đã vượt lớp cây bụi thảm tươi và có triển vọng tham gia vào tổ thành tầng cây cao lại có tỷ lệ rất thấp. Nghĩa là cây bụi thảm tươi có ảnh hưởng đến mật độ và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng. Từ kết quả điều tra ở các ô dạng bản
đặc điểm cây bụi thảm tươi được thống kê ở bảng dưới đây:
Bảng 4.8. Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi
Vị trí Trên 1000m Dưới 1000m Độ tàn che 0,46 0,51 Cây bụi Loài cây chủ yếu Sầm sì, Mua dại, Tầm gửi nghiến, Hồi núi, Cứt sắt, Mã sưa lá nhỏ… Trúc lùn,Mua dại, Hạ diệp châu, Mâm sôi…
N/ha (cây, bụi) 417 335 H (m) 1,32 1,43 Độ che phủ (%) 4,63 5,2 Thảm tươi Loài phổ biến Cỏ 3 cạnh, Lan củ dây, Rêu, Củ khát nước… Cỏ 3 cạnh, Địa y, Lan hành, Rêu… H (m) 0,23 0,31 Độ che phủ (%) 31,23 34,18
50
Từ số liệu của bảng 4.8 trên ta có thể thấy rõ ở mỗi độ cao thì xuất hiện các loài cây bụi khác nhau như:
Ở độ cao trên 1000m xuất hiện các loài cây bụi chủ yếu như: Sầm sì, Mua dại, Tầm gửi nghiến, Hồi núi, Cứt sắt, Mạ sưa lá nhỏ...với chiều cao trung bình là 1,32 m, mật độ 417 cây/ha và độ che phủ là 4,63 %. Các loài thảm tươi như: Cỏ 3 cạnh, Lan củ dây, Rêu, Củ khát nước…với chiều cao trung bình là 0,23 m, độ che phủ bình quân là 31,23%. Vì vậy trong quá trình nuôi dưỡng cần luôn phát cây bụi, thảm tươi ở những nơi chúng có ảnh hưởng rõ rệt đến cây tái sinh nhằm nâng cao tỷ lệ cây triển vọng.
Ở độ cao dưới 1000m xuất hiện các loài cây như: Trúc lùn, Hạ diệp châu, Mua dại, Mâm sôi... trong đó loài cây Trúc lùn có mật độ cao nhất. Chiều cao trung bình của cây bụi ở độ cao này là 1,43m với mật độ 335 cây/ha và độ che phủ là 5,2 %. Các loại thảm tươi như: Cỏ 3 cạnh, Địa y, Lan hành, Rêu… với chiều cao bình quân 0,31 m, độ che phủ bình quân là 34,18%. Vì vậy trong quá trình nuôi dưỡng cần phải thường xuyên phát dọn cây bụi và thảm tươi để giảm sựảnh hưởng nhỏ nhất đến cây tái sinh.
51
4.5.2. Ảnh hưởng của độ tàn che
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của độ tàn che đến loài Thiết sam giả lá ngắn tái sinh tự nhiên ở vị trí trên 1000m và dưới 1000m
Vị trí
Độ tàn che
Mật độ tái sinh theo cấp
chiều cao N/ha Chất lượng (%) Tỷ lệ CTV (%) <0.5 0.5 ÷ 1 1 ÷ 2 T TB X Trên 1000m 0,46 242 159 93 853 88,1 11,9 0 21,8 Dưới 1000m 0,51 17 34 48 200 77 23 0 29,3 Từ số liệu bảng 4.9 cho ta thấy:
Ở độ cao trên 1000m có độ tàn che 0,46%, mật độ tái sinh theo cấp chiều cao lần lượt là <0,5m là 242 cây; từ 0,5-1m là 159 cây; từ 1-2m là 93 cây. Chất lượng tái sinh cây tốt chiếm tỷ lệ cao nhất với 88,1%, cây TB với tỷ
lệ thấp hơn rất nhiều 11,9% và chưa xuất hiện chất lượng cây xấu.
Dưới 1000m có độ tàn che 0,51%, mật độ tái sinh theo cấp chiều cao <0,5m là 17 cây; từ 0,5-1m là 34 cây; từ 1-2m là 48 cây. Chất lượng tái sinh cây tốt vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất với 77%, cây TB với 23% và chưa xuất hiện cây xấu.
4.5.3. Ảnh hưởng của yếu tốđất
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của đất đến tái sinh loài Thiết sam giả lá ngắn ở vị trí trên 1000m và dưới 1000m Độ cao (m) Độ dốc Tầng đất Độ sâu tầng đất (cm) Màu sắc Độ tơi xốp Tphần cơ giới Tỷ lệ đá lẫn (%) Trên 1000m 30- 400 A 0 A 5-20 Xám đen Tơi xốp Cấp hạt thô 3% Dưới 1000m 35- 450 A 0 A 7-22 Xám đen Tơi xốp Cấp hạt thô 5%
52
Qua số liệu của bảng 4.10 cho thấy đất ở đây có màu xám đen, có chứa nhiều rễ cỏ, lá cây đang phân hóa, đất tơi xốp, có thành phần cơ giới chủ yếu là mùn thô. Do địa điểm nghiên cứu là núi đá vôi nên đất ở đây rất ít thuộc tầng đất A chủ yếu là mùn do các cành rơi lá rụng phân hủy thành.
Kết quả phân tích đất được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 4.11. Bảng phân tích một số tính chất đất tại khu vực nghiên cứu
Tính chất Hàm lượng Ghi chú pHkcl 6,81 Tổng số (%) N 1,25 P2O5 0,15 K2O 0,07 Dễ tiêu (mg/100g) N 21,05 P2O5 6,45 K2O 8,91 Hàm lượng mùn (%) 16,51
(Nguồn: Phòng thí nghiệm khoa Nông học – trường ĐHNL Thái Nguyên)
Qua số liệu của bảng 4.11 cho thấy hàm lượng mùn là 16,51 %, độ
pHKCl là 6,81 % có phản ứng khá chua, hàm lượng N tổng số là 1,25 %, hàm lượng N dễ tiêu là 21,5 mg/100g. Hàm lượng P2O5 tổng số là 0,15 % và hàm lượng P2O5 dễ tiêu là 6,45 mg/100g còn hàm lượng K2O tổng số là 0,07 % thấp hơn so với hàm lượng N và P2O5, hàm lượng K2O dễ tiêu là 8,91 mg/100g.
Tại khu vực nghiên cứu cho thấy Thiết sam giả lá ngắn có thế sống trong điều kiện đất chua, hàm lượng mùn ở đây tương đối cao phù hợp với sinh trưởng và phát triển loài Thiết sam giả lá ngắn. Mật độ cây trưởng thành và cây tái sinh còn thấp, tuy nhiên chất lượng cây tái sinh khá tốt. Nếu trong
điều kiện đất chua nghèo xấu, hàm lượng dinh dưỡng thấp thì cây sinh trưởng, phát triển trong thời gian lâu hơn, các chỉ sốđường kính, chiều cao thấp, tán
53
cây lệch, nhiều cành khô. Vì vậy nhân tố đất là nhân tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của cây Thiết sam giả lá ngắn.
4.5.4. Ảnh hưởng của yếu tốđịa hình
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của địa hình đến tái sinh tự nhiên ở vị trí trí trên 1000m và dưới 1000m Độ cao Các chỉ tiêu nghiên cứu Toàn rừng Vị trí địa hình Trung bình Sườn Đỉnh Trên 1000m Mật độ (cây/ha) 2807 1024 1783 1403 Tổng số loài 27 23 27 25 Thiết sam (N cây/ha) 560 176 384 280 Dưới 1000m Mật độ (cây/ha) 1757 686 1071 878 Tổng số loài 20 18 20 19 Thiết sam (N cây/ha) 360 94 266 180 Từ kết quả của bảng 4.12 ta thấy:
Ở độ cao trên 1000 m, có tổng số loài xuất hiện là 27 loài, mật độ cây tái sinh là 2807 cây, trong đó ở vị trí sườn chiếm 1024 cây, còn lại là ở vị trí đỉnh chiếm nhiều hơn với 1783 cây. Giá trị trung bình với 25 loài xuất hiện và mật độ là 1403 cây. Riêng cây Thiết sam giả lá ngắn xuất hiện 560 cây, trong đó vị trí sườn là 176 cây, còn lại ở vị trí đỉnh là 384 cây, mật độ trung bình là 280 cây.
Ngoài ra, ởđộ cao dưới 1000 m, tổng số loài xuất hiện là 20 loài, mật độ cây tái sinh 1757 cây, trong đó ở vị trí sườn chiếm ít hơn, xuất hiện 686 cây, còn lại là vị
54
Cây Thiết sam giả lá ngắn xuất hiện với 360 cây, trong đó vị trí sườn là 94 cây, vị trí
đỉnh là 266 cây, mật độ trung bình là 180 cây.
4.6. Đề xuất một số giải pháp để phát triển và bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại khu vực nghiên cứu
Trải qua quá trình nghiên cứu chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm bảo vệ loài cây Thiết sam giả lá ngắn như sau:
4.6.1. Nâng cao sự hiểu biết của người dân về giống cây trồng vật nuôi
Người dân sống ở trên núi đá vôi là người dân tộc, đời sống của người dân nghèo phụ thuộc vào trồng ngô, nuôi trâu, bò, gà, không có nghề phụ, đất canh tác ít, trình độ dân trí thấp. Sẽ không bảo vệ được rừng nói chung và loài cây Thiết sam giả lá ngắn nói riêng nếu chưa có giải pháp hữu hiệu, nếu chưa có biện pháp nâng cao mức sống cho người dân. Để làm được việc này, chính quyền địa phương cần có sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước cùng với bà con trong việc biết khai thác chính tiềm năng của thiên nhiên như:
- Lựa chọn một số giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao như: + Trồng giống ngô lai năng suất cao kết hợp với giống ngô địa phương + Hiện nay giống bò vàng địa phương là loài cho chất lương thịt tốt, có giá trị kinh tế cần phải bảo tồn và phát triển giống bò này để tạo nguồn hàng hóa cho thị trường băng cách : Trồng cỏ voi, cỏ Guatemala, để nuôi bò, nuôi dê, loại cỏ này được nhập nội vào nước ta từ rất lâu. Loại cỏ rất dễ trồng, sinh trưởng quanh năm. So với loại cỏ khác tuy năng suất có thấp hơn ( đạt trung bình 80-100 tấn/ha/năm ) nhưng khả năng chịu được hạn, giá rét, sương muối rất cao. Đặc biệt so với các loài cỏ khác thì loài cỏ này thích hợp trồng ở vùng cao núi đá.
- Lựa chọn cây trồng lâm nghiệp: Nói chung, nguồn gỗ ở địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu. Để tăng nguồn cây gỗ thì phải nhờ vào tái sinh
55
rừng và trồng các loài cây sống được trên các vùng núi đá như Lát hoa, Re mới, Muồng đỏ.
Nhu cầu củi đun của người dân rất lớn và thường xuyên nên ngoài trồng các loại cho gỗ để phục hồi rừng, thì cần phải trồng một số loài mọc nhanh
để cung cấp đủ củi đốt, lá làm thức ăn cho bò như: Cây Keo dậu, Xoan ta, Tông dù.
4.6.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho người dân biết vai trò và lợi ích của việc bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ loài Thiết sam giả lá ngắn nói riêng. Lôi kéo họ tham gia vào công tác bảo tồn và phát triển loài.
- Tổ chức bảo vệ loài Thiết sam giả lá ngắn nghiêm cấm việc khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép loài cây này.
4.6.3. Giải pháp về chính sách
- Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy về quản ý và bảo vệ
loài Thiết sam giả lá ngắn, cần quy định rõ quyền lợi của các bên liên quan. - Tăng cường phổ biến luật pháp và chính sách cho cán bộ kiểm lâm, chính quyền địa phương và người dân.
- Khi thực hiện các chính sách cần phải minh bạch, rõ ràng, thủ tục nhanh gọn, tránh rườm rà, cần phải đảm bảo các lợi ích của những người trồng và bảo vệ loài cây này.
- Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng cho những người dân có nhu cầu gây trồng và quản lý loài Thiết sam giả lá ngắn tại đại phương.
- Cần phải có các chính sách hỗ trợ cho những người quản lý rừng, các chủ rừng, những người gây trồng các loài Thiết sam giả lá ngắn để họ phần nào tăng thêm thu nhập giúp ổn định được cuộc sống, yên tâm tiếp tục bảo vệ
56
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho người dân biết vai trò và lợi ích của việc bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ loài Thiết sam giả lá ngắn nói riêng. Lôi kéo họ tham gia vào công tác bảo tồn và phát triển loài.
- Kêu gọi sự đầu tư của các dự án trong và ngoài nước quan tâm đến các loài cây này.
Các giải pháp cần tiến hành đồng bộ, kịp thời mới đem lại hiệu quả cao, hạn chế tác động tiêu cực đến rừng.
57
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Sau khi tổng hợp số liệu và phân tích kết quả chúng tôi đã thu được một số
kết luận như sau :
- Đề tài đã mô tả được đặc điểm hình thái thân, cành, tán lá, đặc điểm