Thực trạng phát triển các nghành kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. (Trang 27)

2.4.2.1. Trồng trọt

Cây trồng nông nghiệp huyện Nguyên Bình chủ yếu là cây lúa, cây ngô và các loại cây khác như: khoai, sắn, rau đậu các loại. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất bạc màu là nguyên nhân khách quan làm năng suất cây trồng rất thấp. Cây lúa, ngô tuy là giống cây lương thực chủ đạo nhưng giống ngô, giống lúa canh tác ở đây trong những năm trước đây chủ yếu là loại cây giống

địa phương do đồng bào tự để giống có năng suất thấp thời gian sinh trưởng dài ngày, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc Dao, Mông. Ngoài ra, một số dược liệu có giá trị cũng từng bước được đầu tư trồng và chăm sóc như sa nhân, sâm đất, …

Tổng sản lượng lương thực năm 2005 đạt 12.627 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 327 kg/người/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 15 triệu đồng/ha/năm. Năm 2010 tổng sản lượng lương thực đạt 15.639 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 394 kg/người/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 17 triệu/ha/năm.

Diện tích trồng một số cây trồng chủ yếu năm 2010:

17 - Diện tích dong riềng: 100 ha - Diện tích đỗ tương: 309 ha - Diện tích cây lạc: 152 ha

- Diện tích chè chất lượng cao có khoảng 7 ha đang cho thu hái, trồng chủ yếu ở các xã Phan Thanh, Thành Công.

- Diện tích cây dược liệu: được triển khai thử nghiệm từ năm 2007 với tổng diện tích ban đầu là 1 ha tại xã Thành Công, đến năm 2009 phát triển tăng thêm là 3,4 ha. Chương trình trồng cây thảo quả: thực hiện tại các xã Quang Thành, Phan Thanh, Thành Công, Hưng Đạo với tổng diện tích trồng 2004 - 2007 khoảng 53 ha.

18

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính huyện Nguyên Bình năm 2010

STT Loại cây Diệntích (ha) Năng suất (tạ/ha)

Sản Lượng (tấn)

1 Lúa đông xuân 162 53,30 868

2 Lúa mùa 2.145 38,90 8.174 3 Ngô 2.468 26,70 6.597 4 Khoai lang 128 43,00 550 5 Sắn 197 96,00 1.891 6 Mía 22,6 30,90 699 7 Lạc 123,4 1,00 123,5 8 Đậu tương 261,3 1,09 287,00 9 Thuốc lá 25 0,44 11 10 Chè 14,3 1,28 18,3 11 Cam, quýt, bưởi 58 1,18 68,5 12 Dứa 3 1,8 5,4 13 Nhãn, Vải 21 0,13 2,7 14 Xoài 1,5 16 24 15 Mận, đào 30 4,16 125 16 Lê 48 16,20 77,8

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 huyện Nguyên Bình)

Nhìn chung, diện tích canh tác cây nông nghiệp chủ yếu là một vụ. Các loại cây lương thực khác như: khoai lang, khoai sọ, sắn, được trồng trên diện tích không lớn nhưng cũng góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho địa phương.

Các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: lạc, đỗ tương đang được trồng rộng rãi hơn, nhiều hơn như xã: Tam Kim, Thành Công, Quang Thành và Thái Học. Dong rềng là loại cây có khả năng hàng hoá tốt được trồng nhiều ở các xã: Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh và thị trấn Tĩnh Túc.

19

2.4.2.2. Chăn nuôi

Phát triển chăn nuôi theo điều kiện từng vùng, đưa chăn nuôi trở thành ngành chính và chiếm tỷ trọng lớn trong kinh tế nông nghiệp, chú trọng chăn nuôi đại gia súc. Tiếp tục thực hiện các chương trình dự án phát triển đàn gia súc, gia cầm. Chăn nuôi năm 2005 tổng đàn trâu là 11434 con, tổng đàn bò là 13716 con, tổng đàn ngựa 255 con. Tính đến 2010 tổng đàn trâu là 10.571 con, bò là 13 176 con, tổng đàn ngựa 263con. Tỷ lệ tăng đàn hàng năm đạt: trâu là 3%, bò là 4% nhưng do chết rét trong đợt rét đậm, rét hại 2 tháng đầu năm 2008 đã làm chết hơn 4000 con trâu, bò đã làm giảm đàn trâu bò năm 2008; 2009 và năm 2010.

Chăn nuôi lợn cũng được quan tâm phát triển mạnh năm 2005 tổng đàn lợn 25 800 con đến năm 2010 là 29 554 con. Đàn gia cầm năm 108 200 con và đến năm 2010 là 111 000 con. Ở nhiều xã, chăn nuôi gia cầm cũng có nhiều tiến bộ, song cơ cấu con nuôi vẫn chủ yếu là giống cũđịa phương. Các loại giống này tuy năng suất không cao nhưng lại thích nghi với khí hậu, cách chăn nuôi của đồng bào. Chăn nuôi ở nhiều vùng vẫn còn duy trì theo phương thức thả rông, ít được đầu tư, do vậy năng suất thấp sản lượng thịt lơn năm 2010 đạt 610tấn, dịch bệnh cũng dễ lây lan, khó kiểm soát, ngăn chặn.

Bảng 2.2. Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi huyện Nguyên Bình Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trâu Con 11439 11564 11588 9440 10194 10571 Bò Con 13716 13924 14174 12026 13208 13176 Lợn Con 25800 28727 29688 31263 31098 29554 Ngựa Con 244 239 301 277 258 263 Dê Con 382 317 266 303 255 245 Gia cầm Con 180 107 105 108 113 111000

20

2.4.2.3. Lâm nghiệp

Rừng núi chiếm đại đa số diện tích tự nhiên ở các xã. Hầu hết là rừng tự nhiên đã được tổ chức giao khoán đến từng hộ quản lý khoanh nuôi và bảo vệ. Biện pháp chính hiện nay của huyện là khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên hiện có. Thông qua các chương trình dự án như 327, ĐCĐC và dự án 5 triệu ha rừng đến năm 2009 keo lai trồng được 33,7 ha; cây Thông, Sa Mộc trồng

được 96,1 ha. Trong những năm qua rừng đã được phục hồi và phát triển, thảm thực vật rừng khá phong phú, tập đoàn cây phong phú, nhiều tầng lớp khác nhau nhưng tỷ lệ các nhóm gỗ quý như lát, nghiến còn rất ít do bị khai thác tràn lan không kiểm soát được.

Thực hiện mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc và phát triển kinh tế

rừng, huyện đã tiếp tục triển khai giao đất, giao rừng, trồng rừng, chăm sóc khoanh nuôi bảo vệ rừng. Đến nay công tác giao đất lâm nghiệp cơ bản hoàn thành. Và đã thu hút các nhà đầu tư tham gia khai thác và trồng rừng kinh tế, nâng tỷ lệ che phủ rừng của huyện từ 45% năm 2005 lên 50,8% năm 2010. Hiện nay trên địa bàn huyện có 3 doanh nghiệp đang đầu tư trồng rừng sản xuất gắn với chế biến. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng phá rừng làm nương rẫy, khai thác vận chuyển tài nguyên rừng trái phép. Đầu năm 2010, do khô hạn kéo dài và ý thức kém của một số người dân dẫn đến tình trạng cháy rừng xảy ra ở một số xã.

Nhìn chung, trong những năm qua, đất lâm nghiệp có rừng đã ngày càng được mở rộng. Đã có sự đầu tư thích đáng cho công tác khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng mới. Nhiều khu vực gỗ quý như lát, nghiến…được chăm sóc, bảo vệ; nạn phá rừng chuyển mục đích đất lâm nghiệp sang mục đích khác từng bước được hạn chế.

21

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)