Tổ thành tầng cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. (Trang 54)

Tổ thành cây tái sinh sẽ là tổ thành tầng cây cao của các lâm phần trong tương lai, nó là chỉ tiêu phản ánh mức độ phù hợp của lâm phần với mục đích kinh doanh. Qua công thức tổ thành cây tái sinh, người ta có thểđiều chỉnh tổ thành sao

44

cho phù hợp với mục đích kinh doanh, đồng thời xác lập các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để hoàn thành tái sinh rừng trước khi chúng tham gia tạo lập hệ sinh thái rừng.

4.3.1.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh nơi có loài Thiết sam

giả lá ngắn phân bốở độ cao trên 1000m.

Từ kết quả điều tra thu thập được ở thực tế đối với những cây tái sinh ở

giai đoạn cây mạ và cây non có đường kính ngang ngực nhỏ hơn 6cm qua tính toán thu được kết quả như sau:

Bảng 4.3. Cấu trúc tổ thành và mật độ cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh ở độ cao trên 1000m STT Loài cây Ni % Ki 1 TSGLN 30,04 3,0 2 Hạ diệp châu 14,49 1,45 3 Mã sưa lá nhỏ 10,59 1,06 4 Loài khác (24 loài) 44,88 4,49 Tổng 27 100 10

Từ số liệu của bảng 4.3 trên cho ta thấy có 27 loài tham gia vào công thức tổ thành nhưng chỉ có 3 loài cây chính đó là các loài: Thiết sam giả lá ngắn, Hạ diệp châu, Mã sưa lá nhỏ và những loài cây khác như: Hồi núi, kháo, Ngũ gia bì, Mạy táp...

Công thức tổ thành: 4,49 Lk + 3,0 Tsgln + 1,45 Hdc + 1,06 Msln

(Chú thích: Lk: Loài khác; Tsgln: Thiết sam giả lá ngắn; Hdc: Hạ diệp châu; Msln: Mã sưa lá nhỏ;).

Qua số liệu của bảng 4.3 cho thấy các loài cây xuất hiện ở độ cao trên 1000m đều có hệ số tổ thành Ki đều lớn hơn 0,5. Cụ thể là loài Thiết sam giả

45

lá ngắn có chỉ số Ki là 3,0 với mức độ quan trọng lớn nhất 30,04%, tiếp đến là loài Hạ diệp châu có chỉ số Ki là 1,45 với mức độ quan trọng là 14,49%, loài Mã sưa lá nhỏ có chỉ số Ki cũng là 1,06 với mức độ quan trọng là 10,59%, cuối cùng là 24 loài khác có chỉ số Ki lớn hơn là 4,49 với mức độ quan trọng

là 44,88%. Trong thành phần tổ thành tái sinh cây Thiết sam giả lá ngắn đang chiếm với ưu thế lớn, và là cây có giá trị kinh tế cao nhất, cần có các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ tránh các tác động xấu ảnh hưởng đến lâm phần rừng, tạo điều kiện cho loài phát triển tốt nhất.

4.3.1.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh nơi có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bốở độ cao dưới 1000m.

Từ kết quả điều tra thu thập được ở thực tế đối với những cây tái sinh ở

giai đoạn cây mạ và cây non có đường kính ngang ngực nhỏ hơn 6cm qua tính toán thu được kết quả như sau:

Bảng 4.4. Cấu trúc tổ thành và mật độ cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh ở độ cao dưới 1000m STT Loài cây Ni % Ki 1 Cẩm chỉ 42,94 4,3 2 TSGLN 11,38 1,13 3 Hồi núi 9,64 0,96 4 Kháo vàng 5,69 0,56 5 Hạ diệp châu 5,31 0,53 6 Loài khác ( 22 loài) 25,04 2,52 Tổng 27 100 10

Từ số liệu của bảng 4.4 trên cho ta thấy có 27 loài tham gia vào công thức tổ thành nhưng chỉ có 5 loài cây chính đó là các loài: Cẩm chỉ, Thiết sam giả lá ngắn, Hồi núi, Kháo vàng, Hạ diệp châu, và những loài cây khác như: Cây Cà lồ, Côm tầng, Sến mật...

Công thức tổ thành: 4,3 C.ch + 2,52 Lk + 1,13 TSGLN + 0,96 H.n +

46

(Chú thích: C.ch – Cẩm chỉ; TSGLN – Thiết sam giả lá ngắn; K.v – Kháo vàng; Hdc – Hạ diệp châu; Lk – Loài khác; H.n – Hồi núi).

Qua số liệu của bảng 4.4 cho thấy các loài cây xuất hiện ở độ cao dưới 1000m đều có hệ số tổ thành Ki đều lớn hơn 0,5. Cụ thể là loài Cẩm chỉ có chỉ số Ki là 4,3 với mức độ quan trọng lớn nhất 42,94%, tiếp đến là loài Thiết sam giả lá ngắn có chỉ số Ki là 1,13 với mức độ quan trọng là 11,38%, loài Hồi núi có chỉ số Ki là 0,96 với mức độ quan trọng là 9,64%, loài Kháo vàng có chỉ số Ki là 0,56 với mức độ quan trọng là 5,69%, Hạ diệp châu có chỉ số

Ki là 0,53 với mức độ quan trọng nhỏ nhất là 5,31%, cuối cùng là 22 loài khác có chỉ số Ki là 2,52 với mức độ quan trọng là 25,04%.

Khi xem xét tổ thành tái sinh loài Cẩm chỉ và Thiết sam gia lá ngắn

đang chiếm tỷ lệ rất cao, đây là 2 loài cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao cần tạo tiền đề tốt để bảo tồn và phát triển tại khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)