8. Các căn cứ lập quy hoạch
3.5.6. Các biện pháp quy hoạch bảo vệ môi trường
* Bảo vệ nguồn nước – môi trường nước
- Nước thải sinh hoạt, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi cần được xử lý trước khi thải ra môi trường.
- Có biện pháp khai thác nguồn nước ngầm và bảo vệ nguồn nước mặt như sông suối hợp lý.
* Bảo vệ môi trường đất
- Sử dụng các hóa chất, phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý để hạn chế tác động xấu đến môi trường đất.
- Xử lý triệt để chất thải hữu cơ từ sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi không thải trực tiếp ra môi trường đất, tránh làm đất bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật gây bệnh.
- Thu gom, xử lý các chất thải khó phân hủy như: nilon và các hợp chất cao phân tử khó phân hủy khác…
* Bảo vệ môi trường khu dân cư nông thôn
- Tích cực tuyên truyền hướng dẫn cách sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và các hóa chất bảo vệ thực vật một cách hợp lý. Từng bước cải tạo các công trình vệ sinh phù hợp với nông thôn để hạn chế và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường nông thôn.
- Nước thải sinh hoạt tại các cụm dân cư nông thôn sẽ được xử lý bằng phương pháp vi sinh. Bắt buộc và hướng dẫn người dân sử dụng nhà vệ sinh có bể phốt.
- Trồng cây xanh cách ly các cơ sở sản xuất với các khu dân cư. * Chú ý các vấn đề trọng tâm như:
+ Vệ sinh môi trường, nước sạch nông thôn + Nâng cao nhận thức môi trường cộng đồng + Phòng chống, ứng phó sự cố ô nhiễm môi trường
+ Nâng cao năng lực bảo vệ rừng cho người dân địa phương
+ Quản lý tốt việc chăn thả gia súc, gia cầm hợp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh. + Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, các thôn, bản văn hóa.