Dự báo xu thế phát triển đến năm 2020

Một phần của tài liệu Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới – xã thanh ninh huyện phú bì (Trang 31)

8. Các căn cứ lập quy hoạch

2.4.Dự báo xu thế phát triển đến năm 2020

Đến năm 2020 xã Thanh Ninh sẽ là một xã với quy mô khoảng hơn 6200 nhân khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã từ một xã có nền nông nghiệp là chủ đạo sang phát triển CN – TTCN, dịch vụ và thương mại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực, đúng hướng, tỷ trọng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ bản đã có sự tăng dần nhưng vẫn còn thấp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Để tạo sự phát triển toàn diện trong tương lai cần phải bố trí sử dụng đất đai hợp lý ưu tiên quỹ đất cho sự phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

CHƯƠNG III. QUY HOẠCH XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI ĐẾN 2020 3.1. Định hướng quy hoạch không gian tổng thể toàn xã.

3.1.1. Định hướng về cấu trúc phát triển không gian toàn xã

Cấu trúc không gian toàn xã bao gồm:

- Vùng sản xuất nông nghiệp: Phát triển trên cơ sở các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung hiện nay.

- Đất công trình công cộng: Phát triển mở rộng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong địa bàn xã cũng như phát triển kinh tế xã hội.

- Đất ở dân cư nông thôn: Phát triển gắn liền với hệ thống dân cư thôn xóm hiện trạng.

- Khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh sản xuất. - Đất các công trình đầu mối, các công trình hạ tầng kỹ thuật và phục vụ sản xuất

Phương án

- Vùng sản xuất nông nghiệp phát triển trên cơ sở các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung hiện nay.

- Đất công trình công cộng cấp xã, cấp thôn giữ nguyên hiện trạng, xen cấy và hoàn thiện các hạng mục công trình cho đầy đủ và đồng bộ.

- Với dân số tăng thêm 587 người đến năm 2020, dự kiến sắp xếp tổ chức các điểm dân cư hiện hữu khớp nối các điểm dân cư định hướng phát triển mở rộng theo 02 giai đoạn đến năm 2015 và đến năm 2020.

- Đổi mới tổ chức nội dung hoạt động cho HTX DV điện theo hướng HTX kinh doanh tổng hợp bao gồm: Cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm gắn với dịch vụ điện và dịch vụ điện lực tại địa bàn; dịch vụ sản xuất và đời sống. Hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ; sản xuất giống; củng cố các tổ dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất, chế biến nông sản, sửa chữa điện, cơ khí để làm dịch vụ, thuận tiện theo yêu cầu của các hộ.

- Tổ chức các chương trình liên kết sản xuất , chế biến sản phẩm có sự tham gia của HTX, nông dân với doanh nghiệp, nhà khoa học trong sản xuất , chế biến nông sản trên địa bàn.

- Khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn.

3.1.2. Định hướng tổ chức hệ thống khu dân cư

a. Định hướng tổ chức hệ thống dân cư mới

+ Trên cơ sở các thôn hiện hữu chuyển đổi vùng vườn tạp, sản xuất nông nghiệp, xen kẽ thành đất ở (chi tiết xem bản vẽ). Chỉnh trang giao thông thôn xóm, hệ thống cống thoát nước chung tại các xóm.

+ Phát triển tiếp tục cụm dân cư kết hợp thương mại dịch vụ dọc theo các tuyến đường liên xã.

* Nhà ở hộ dịch vụ

- Giải pháp tổ chức lô đất ở:

+ Đối với nhà ở hiện có: giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất. Cải tạo hệ thống hạ tầng ngoài nhà.

- Giải pháp kiến trúc:

+ Đối với nhà ở hiện có: Chỉnh trang mặt ngõ, cổng rào. Diện tích tối thiểu 150m2/hộ + Đối với nhà ở xây mới: Tiếp cận những giải pháp kiến trúc hiện đại. Diện tích tối thiểu 250m2/hộ

* Nhà ở hộ thuần nông

- Giải pháp tổ chức lô đất ở:

+ Đối với nhà ở hiện có: giữ nguyên lô đất ở

+ Đối với nhà ở xây mới: khớp nối phù hợp với chỉ giới xây dựng - Giải pháp kiến trúc:

+ Đối với nhà ở hiện có: giữ nguyên trạng hình thể ngõ nhà và vườn sân. Diện tích tối thiểu 150m2/hộ

+ Đối với nhà ở xây mới: Xây dựng theo phong cách nhà ở truyền thống song song với hạ tầng kỹ thuật hiện đại. Diện tích tối thiểu 250m2/hộ

b. Định hướng cải tạo dân cư cũ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các khu dân cư cũ ven đường giao thông tập trung hạn chế phát triển ảnh hưởng hành lang an toàn giao thông. Cải tạo, nâng cấp các hệ thống cống, đường ống gần khu vực dân cư đảm bảo an toàn thoát nước về mùa mưa lũ.

3.1.3. Định hướng tổ chức hệ thống các công trình công cộng

a. Trung tâm xã

Tổ chức khu trung tâm xã theo mô hình tập trung. Cải tạo và mở rộng khu văn hóa thể thao xã. Nâng cấp các công trình bưu diện viễn thông và trạm y tế xã. Xây mới chợ và khu thương mại-dịch vụ xã.

b. Trung tâm xóm

+ Trên cơ sở trung tâm xóm hiện có cải tạo và mở rộng thêm các hạng mục công trình. + Mỗi trung tâm xóm gồm có: 1 sân thể dục thể thao kết hợp với cây xanh, 1 nhà văn hóa xóm.

+ Bảo tồn, tôn tạo các công trình tín ngưỡng tại các thôn như chùa, đình, đền.

3.1.4. Định hướng tổ chức hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật

*Giao thông:

+ Tổ chức mạng lưới đường bám sát với các đường huyện và đường xã, hệ thống đường hiện có tạo điều kiện đi lại, thông thương giữa các địa phương được thuận tiện.

+ Giao thông nông nghiệp cần huy động xã hội hóa nhằm hoàn thiện đảm bảo giao thông trong mùa mưa lũ.

+ Xây dựng trục đường chính vào khu chăn nuôi. * Thủy lợi:

+ Thường xuyên tiến hành nạo vét hệ thống kênh mương hiện có. Bê tông hóa hệ thống kênh mương, cải tạo các công trình cống. Đồng thời nâng cấp, xây mới các trạm bơm tưới tiêu nước phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân.

* Cấp điện, cấp nước:

+ Dựa trên mạng lưới hạ tầng cũ, bổ sung thêm một số trạm biến áp, Xây dựng mới nhà máy nước để đảm bảo nhu cầu sử dụng của toàn xã.

+ Đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân tham gia bảo vệ, nâng cấp mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của nhân dân.

- Thoát nước, vệ sinh môi trường:

+ Hệ thống thoát nước được thiết kế xây dựng theo dọc các trục đường giao thông thôn, xóm, trục xã.

+ Tận dụng hệ thống ao, hồ, kênh mương làm hệ thống thoát nước. Các hồ ao phải thông nhau, hạn chế ao tù nước đọng.

+ Tại khu trung xã nơi tập trung mật độ dân số cao, cần xây dựng hệ thống thoát nước có đậy tấm đan. Nước thải trạm y tế, điểm công nghiệp, điểm tiểu thủ công nghiệp, các vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… phải qua hệ thống xử lý, không chảy trực tiếp ra sông, ao hồ, kênh mương.

+ Thành lập các điểm thu gom rác, chất thải rắn trong từng khu dân cư tạo cho người dân thói quen đảm bảo vệ sinh môi trường tránh các bệnh lây nhiễm.

* Quy hoạch nghĩa trang: thống kê các nghĩa trang hiện có, đóng cửa những khu vực ảnh hưởng dân cư. Bố trí những nghĩa trang tập trung tại các vị trí hợp lý.

3.2. Quy hoạch sử dụng đất

3.2.1. Lập quy hoạch sử dụng đất

* Đất nông nghiệp:

Quỹ đất nông nghiệp xã Thanh Ninh giảm 51,65 ha còn 337,73ha vào năm 2020, huy động nguồn lực phát triển sản xuất gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung và tập trung sản xuất những cây trồng có lợi thế.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp; chuyển giao khoa học công nghệ mới, trước hết là công nghệ sinh học để sản xuất các giống cây, giống con nhằm nâng cao năng suất chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

* Đất phi nông nghiệp:

Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật cơ bản đảm bảo sự liên thông và tương đương về cấp độ với hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Thái Nguyên. Phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới và môi trường đảm bảo. Bố trí các khu sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên con đường xây dựng nông thôn mới của xã. Diện tích đất phi nông nghiệp đến năm 2020 của xã là 109,50 ha tăng 41,65 ha so với năm 2010.

* Đất khu dân cư nông thôn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đảm bảo cảnh quan môi trường, kết hợp với phát triển khu dân cư nông thôn xã, trong kỳ quy hoạch đã chỉnh trang lại các khu dân cư với diện tích các khu dân cư đến năm 2020 là 46,62 ha tăng 10 ha so với năm 2010.

Bảng 9: Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2020

TT Loại đất Hiện trạng 2010 Quy hoạch 2020 Chênh lệch tăng(+) giảm (-) Diện tích (Ha) cấu (%) Diện tích (Ha) cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 493,85 100,00 493,85 100 0

1 Đất nông nghiệp NNP 389,38 78,85 337,73 68,39 -51,65

1.1 Đất lúa nước DLN 251,32 50,89 239,04 48,40 -12,28

1.2 Đất trồng lúa nương LUN - - - 0

1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 32,82 6,65 8,45 1,71 -24,37

1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 87,56 17,73 76,88 15,57 -10,68

1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 0 - - - 0

1.6 Đất rừng đặc dụng RDD 0 - - - 0

Trong đó: Khu bảo tồn thiên

nhiên DBT 0 - - - 0

1.7 Đất rừng sản xuất RSX 7,18 1,45 - - -7,18

1.8 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 10,5 2,13 7,36 1,49 -3,14

1.9 Đất làm muối LMU - - - 0

1.10 Đất nông nghiệp khác NKH - 6,00 1,21 6

2 Đất phi nông nghiệp PNN 67,85 13,74 109,50 22,17 41,65

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công

trình sự nghiệp CTS 0,35 0,07 0,35 0,07 0

2.2 Đất quốc phòng CQP - 7,18 1,45 7,18

2.3 Đất an ninh CAN - - - 0

2.4 Đất khu công nghiệp SKK - - - 0

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 0,03 0,01 12,66 2,56 12,63

2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng

gốm sứ SKX - 2,03 0,41 2,03

2.7 Đất cho hoat động khoáng sản SKS - - - 0

2.8 Đất di tích danh thắng DDT - - - 0

2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA - 0,12 0,02 0,12

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,15 0,03 0,35 0,07 0,2

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,89 0,59 4,36 0,88 1,47 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 4,08 0,83 4,08 0,83 0

2.13 Đất sông, suối SON 9,92 2,01 9,92 2,01 0

2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 50,43 10,21 68,45 13,86 18,02

2.15 Đất phi nông nghiệp khác PNK - - - 0

3 Đất chưa sử dụng DCS - - - 0

4 Đất khu du lịch DDL - - - 0

5 Đất khu dân cư nông thôn DNT 36,62 7,42 46,62 9,44 10

Trong đó: Đất ở tại nông thôn ONT 36,62 7,42 46,62 9,44 10

3.2.2. Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng

a.Đất nông nghiệp

Để đảm bảo an ninh lương thực quy hoạch đất nông nghiệp đến năm 2020 như sau:

Biến động giảm : Đất trồng lúa nước chuyển 24,68 ha sang các mục đích sử dụng khác như: chuyển sang đất ở 3,9 ha; sang đất sản xuất kinh doanh 10,85ha; sang đất nông nghiệp khác 6ha; sang đất chợ 0,78ha; sang đất nghĩa trang 0,3ha; sang đất giao thông 1,91ha , đất giáo dục 0,47ha; đất y tế 0,2ha. đất bãi rác 0,06 ha, sang đất nhà văn hóa xã 0,21 ha.

Biến động tăng: Đất trồng lúa tăng thêm 12,4ha do đất trồng cây hàng năm còn lại chuyển mục đích sử dụng sang.

-Như vậy diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 còn 239,04ha chiếm 48,40% tổng diện tích đất tự nhiên, giảm 12,28 ha so với năm 2010.

- Đất trồng cây hàng năm đến năm 2020 còn 8,45 ha chiếm 1,71 % so với đất tự nhiên, giảm 24,37 ha so với năm 2010 trong đó chuyển sang các loại đất: đất ở 2,77ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh 1,81ha; đất nhà văn hóa và sân thể thao 1,5 ha; đất nghĩa trang 1,2ha. đất rác thải 0,03ha; đất giao thông 2,1 ha, đất sân thể thao xã 2,36ha. đất tôn giáo tín ngưỡng 0,2ha và sang đất trồng lúa 12,4 ha.

- Đất trồng cây lâu năm đến năm 2020 còn 76,88 ha chiếm 15,57% giảm 10,68ha so với năm 2010 trong đó chuyển mục đích sử dụng sang : đất ở 5,13 ha; đất văn hóa 1,75ha; đất giao thông 3,8ha;

- Đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 còn 7,36 ha chiếm 1,49% so với tổng diện tích đất tự nhiên, giảm 3,14 ha so với năm 2010 trong đó chuyển sang các loại đất sau: sang đất ở 0,2ha; sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh 2ha; sang đất giao thông 0,9ha, đất văn hóa 0,04 ha.

- Đất trồng rừng sản xuất chuyển toàn bộ quỹ đất sang đất quốc phòng là 7,18ha. - Đất nông nghiệp khác đến năm 2020 là 6ha tăng 6ha so với năm 2010 do quy hoạch khu chăn nuôi, lấy toàn bộ diện tích từ đất trồng lúa nước.

b. Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp đến năm 2020 là 109,50 ha chiếm 22,17 % tổng diện tích đất tự nhiên. Tăng 41,65 ha so với năm 2010. Cụ thể 1 số loại đất thay đổi trong kỳ quy hoạch như sau:

* Đất quốc phòng tăng lên 7,18ha do lấy vào đất rừng sản xuất

* Đất sản xuất kinh doanh tăng 12,63ha do quy hoạch làng nghề xóm Nam Hương 3 với diện tích 1,2 ha lấy vào đất lúa 0,6ha; đất bằng trồng cây hàng năm 0,6ha; quy hoạch làng nghề xóm Hòa Bình 1,3ha và quy hoạch khu sản xuất kinh doanh ở xóm Quán và xóm Tiền Phong 2,13 ha với tổng diện tích lấy toàn bộ từ đất lúa; quy hoạch cụm công nghiệp ở Đồng Cại trong đó lấy từ đất trồng lúa nước 5,2ha; đất bằng trồng cây hàng năm 0,8ha; đất nuôi trồng thủy sản 2ha.

* Đất sản xuất vật liệu xây dựng tăng 2,03ha do quy hoạch cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng khu bãi Nhoang xóm Đồng Trong lấy vào đất trồng lúa nước 1,62ha, đất bằng trồng cây hàng năm 0,41ha.

* Đất rác thải tăng 0,12ha do quy hoạch bãi rác xóm Hòa Bình 2, Khu Đồng Lược xóm Nam Hương, Khu Đồng Đê xóm Vân Đình; lấy vào đất lúa 0,06ha; đất trồng cây hàng năm 0,03ha; 0,03 ha từ đất nghĩa trang nghĩa địa.

* Đất nghĩa trang nghĩa địa tăng 1,5ha do quy hoạch nghĩa trang xóm Phú Thanh 2, xóm Đồng Trong, xóm Nam Hương 3; lấy từ đất trồng lúa nước 0,3ha, đất trồng cây hàng năm 1,2ha và giảm 0,06ha do quy hoạch đất rác 0,03 ha, quy hoạch đất rác thải 0,03 ha.

Như vậy đến năm 2020 diện tích đất nghĩa trang nghĩa địa là 4,36 ha tăng 1,47 ha so với năm 2010.

* Đất tôn giáo tín ngưỡng tăng 0,2ha do lấy vào đất trồng cây hàng năm.

* Đất phát triển hạ tầng tăng 18,02 ha so với năm 2010 trong đó các hạng mục đất tăng cụ thể như sau:

- Đât chợ tăng 0,78 ha lấy vào đất trồng lúa nước - Đất cơ sở văn hóa tăng 0,25 ha do quy hoạch + Nhà văn hóa xã 0,21ha lấy vào đất lúa.

+ Nhà văn hóa xóm trung tâm quy hoạch 0,04ha lấy vào đất nuôi trồng thủy sản + Ngoài ra còn xây mới 4 nhà văn hóa cho 4 xóm là Nam Hương 1, Nam Hương 2, Nam Hương 3 và xóm Đồng Phú với tổng diện tích là 0,06ha trên quỹ đất hiện có của các xóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất cơ sở thể dục thể thao tăng 5,61 ha do quy hoạch:

+ Sân thể thao xóm Nam Hương 2 quy hoạch 0,2 ha lây vào đất trồng cây lâu năm

Một phần của tài liệu Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới – xã thanh ninh huyện phú bì (Trang 31)