0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên chol ợn sữa

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP DẠNG VIÊN CHO LỢN SỮA TẠI CÔNG TY TNHH NEW HOPE HÀ NỘI. (Trang 32 -32 )

Hình 2.3. Sơđồ quy trình công ngh sn xut thc ăn hn hp dng viên cho ln sa

Thùng chứa Nguyên liệu thô Thùng tiếp liệu Sàng tạp chất Thùng chứa Đĩa nam châm Nghiền Nổ bỏng Thùng chứa Thành phần vi lượng Nguyên liệu mịn Thùng tiếp liệu Đĩa nam châm Cân định lượng Thùng chứa Thành phẩm Sàng viên Sàng tạp chất Vựa chứa sp viên Cân và đóng bao Làm nguội và bẻ vụn Rỉđường Ép viên Máy trộn Vựa chứa sp bột Đĩa nam châm

2.3.2.1. Thuyết minh quy trình

a) Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu - Mục đích

+ Đây là công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất

+ Mục đích chính của công đoạn là tiếp nhận, dự trữ và bảo quản nguyên liệu cho máy. Sau đó, tiến hành xử lý xơ bộ và làm sạch để đưa vào các công đoạn tiếp theo.

- Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu thô

Sau khi được vận chuyển về từ kho chứa của nhà máy, nguyên liệu thô sẽ được nạp qua cửa nạp liệu thô , qua vít tải và gầu tải nguyên liệu thô được đưa tới bộ phận lọc rác . Tại đây, những nguyên liệu đạt tiêu chuẩn sẽ lọt qua sàng lọc, qua bể từ (bộ phận hút kim loại) rồi đi vào các vựa chứa nguyên liệu chờ nố bỏng. Còn những nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa ra ngoài cùng với rác qua

đường ống rác thải.Sau khi nổ bỏng xong nguyên liệu sẽđược đưa tới máy nghiền

để nghiền mịn

Tuỳ theo năng suất hằng ngày mà chọn năng suất của gầu cho phù hợp. Thời gian nạp nguyên liệu phụ thuộc vào các loại nguyên liệu, thông thường khi nạp xong một loại nguyên liệu thì phải đợi khoảng 2 -3 phút cho sạch liệu trong gầu tải rồi mới tiến hành nạp các loại nguyên liệu khác. Quá trình bật gầu tải được tiến hành trên máy tính.

Sau khi lượng nguyên liệu thô đó được nạp đầy, đủ theo công thức sản xuất ta tiến hành bật gầu tải thoát nguyên liệu nghiền (gầu tải sau nghiền) đợi 5 - 10 phút bật vít tải sau nghiền. Bật các hệ thống phụ trợ nghiền (van đóng mở, quạt hút), bật máy nghiền đợi cho máy khởi động xong bật vít tải cấp liệu vào máy nghiền đồng thời bật luôn điều tốc để chỉnh lưu lượng cấp liệu, tăng dần lượng nguyên liệu vào máy nghiền bằng núm chỉnh tốc của máy điều tốc cho đến khi đạt yêu cầu. Nguyên liệu sau nghiền sẽđược đưa xuống các bin chứa nguyên liệu sau nghiền nhờ vít tải, gầu tải chuẩn bị cho công đoạn phối trộn.

Đểđề phòng các sự cố có thể xảy ra trong giai đoạn nghiền, trong khi nghiền phải thường xuyên kiểm tra mức độ đầy của bin chứa để tránh tắc nguyên liệu. Tại các bin chứa có bộ phận đèn báo đầy, báo hoạt động hay ngừng hoạt động. Khi nghiền xong một loại liệu mà muốn nghiền sang loại liệu khác thì phải kiểm tra xem

trong họng và vít tải còn liệu không (mở lắp vít tải). Sau khi chắc chắn hết liệu thì phải đợi máy nghiền chạy không tải từ 2 -3 phút cho sạch liệu nghiền rồi mới được tiến hành nghiền các loại nguyên liệu khác.

- Quá trình nghiền:

Nguyên liệu sau khi được đưa vào máy nghiền dưới tác dụng của các lực va

đập và cọ xát trên má nghiền, phá vỡ nguyên liệu tạo thành các hạt mịn có kích thước theo yêu cầu. Quá trình nghiền đóng vai trò quan trọng trong công đoạn sản xuất và nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng và khả năng hấp thụ sản phẩm của vật nuôi.

- Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu mịn

Cũng tương tự như tiếp nhận nguyên liệu thô. Nguyên liệu mịn được đưa vào qua cửa nạp nguyên liệu mịn, đi qua vít tải, gầu tải vào sàng lọc, nguyên liệu mịn

đạt tiêu chuẩn sẽ lọt qua sàng, qua bể từ (nơi hút các loại kim loại). Mỗi nguyên liệu

được vận chuyển đến bin chứa khác nhau. Nguyên liệu mịn không trải qua công

đoạn nghiền mà được đưa trực tiếp tới các bin chứa nguyên liệu sau nghiền , chuẩn bị cho công đoạn phối trộn.

b) Dây chuyền định lượng và phối trộn

Sau khi nguyên liệu được xứ lý và lưu trong các vựa chứa chờ sản xuất. Máy

định mức có nhiệm vụ xác định mức độ, liều lượng các thành phần thức ăn cho từng loại hỗn hợp thức ăn theo quy định đối với từng loại vật nuôi, càng đảm bảo chính xác càng tốt. Đặc biệt đói với các thành phần thức ăn bổ xung chiếm tỉ lệ nhỏ đòi hỏi độ chính xác cao, độđịnh mức phải thấp đúng mức quy định nếu quá có thể tác hại đến vật nuôi.

Thiết bị định mức có thể dung cân tự động tự trút tải khi đã đủ mức khối lượng sau khi cân định lượng xong, bộ phận trút tải tự động mở xả hỗn hợp cám xuống máy trộn thức ăn. Máy trộn có nhiệm vụ khuấy trộn các thành phần thức ăn

đã được định mức thành một hỗn hợp đồng đều, đảm bảo cho các vật nuôi ăn đủ tỉ

lệ các thành phần đó trong hỗn hợp. Thức ăn tổng hợp được trộn đều bổ xung chất lượng và mùi vị cho nhau giữa các thành phần tạo điều kiện cho vật nuôi ăn nhiều và đủ chất, tăng hệ số tiêu hóa nhờ đó tăng sản lượng chăn nuôi, giảm mức tiêu thụ

thức ăn trong mỗi kg thịt tăng trọng.

Ngoài ra máy trộn còn có nhiệm vụ tăng cường các phản ứng hóa học, sinh học khi chế biến thức ăn, tăng cường quá trình trao đổi nhiệt khi đun nóng hay làm

lạnh, nhiệm vụ hòa tan các chất (muối, đường và các chất khác). Quá trình bổ sung rỉ đường với các thành phần vi lượng như premix, muối ăn. Rỉ đường cho vào nhằm tăng sự kết dính, tăng độ bền cho viên, tăng giá trị dinh dưỡng và kích thích gia súc

ăn ngon miệng Nên cho bột vào khoảng 2/3 thể tích máy rồi mới bổ sung rỉ đường, tránh trường hợp rỉ đường tiếp xúc trực tiếp với máy làm giảm hiệu suất trộn và giảm độ bền của máy.

Những loại nguyên liệu trộn vào thức ăn với số lượng ít nếu nạp vào máy ngay sẽ rất khó trộn đều, và nếu không trộn đều sẽ lợi ít hại nhiều.Vì vậy ,để có thể

trộn đều phải trộn những nguyên liệu chính như khô dầu , bột đậu tương,cám….(gọi là nguyên liệu pha loãng). Nguyên liệu để pha loãng lấy từ số lượng dùng trong một mẻ trộn. Muốn trộn đều phải dùng tối thiểu 2-3kg nguyên liệu pha loãng cho 100kg thức ăn hỗn hợp.

c) Dây chuyền tạo viên

Mục đích của dây chuyền tạo viên là định hình các hỗn hợp thức ăn thành dạng viên và dạng bánh. Từđó làm chặt các hỗn hợp, tăng khối lượng riêng, giảm khả năng hút ẩm và oxy hóa trong không khí, giữ chất dinh dưỡng nhờ đó hỗn hợp thức ăn được bảo quản lâu hơn, gọn hơn, vận chuyển dễ dàng hơn, giảm được chi phí vận chuyển và bảo quản.

Sau quá trình trộn, hỗn hợp cám được chứa tại các bin chứa chờ ép, khi động cơ ép viên được bật hỗn hợp cám sẽ được đưa tới buồng tạo viên. Công đoạn ép viên được chia ra làm 3 tiểu công đoạn: Diễn ra liên tiếp ở buồng điều hòa, khuân ép viên và buồng làm nguội thức ăn viên. Ở thiết bị điều hòa, hơi nóng được phun vào thức ăn (thông thường độ ẩm sẽ tăng từ 13% - 18%) sau đó, thức ăn được đưa vào khuôn tạo viên (có nhiều loại khuân ép với các lỗ thoát kích thước khác nhau,

để thay đổi kích thước của viên thức ăn (to, nhỏ), dao cắt để cắt viên thức ăn (dài, ngắn tùy theo yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của vật nuôi. Viên ra khỏi khuân ép có nhiệt độ 50 - 800C (viên thức ăn cho lợn tập ăn đến 15 kg). Tiếp theo viên thức ăn được cắt thành những viên có kích thước phù hợp nhờ 2 dao cắt, qua gầu tải đưa lên sàng phân cấp. Tại đây những viên có kích thước quá nhỏđược đưa trở lại máy ép viên, những viên có kích thước quá lớn đưa trở lại máy cắt viên. Sau

đó, viên thức ăn được đưa xuống làm lạnh và khô bằng không khí ở buồng lạnh, lúc này độ ẩm sẽ giảm từ 18% - 14%. Khi buồng lạnh đã chạy ổn định phải quan sát

mức cám trong buồng lạnh. Khi mức cám đã đủ thời gian làm mát thì tiến hành xả

cám vào các bồn chứa sản phẩm.

d) Dây chuyền cân và đóng bao sản phẩm

Hỗn hợp sau đảo trộn nếu đưa đi đóng bao ngay ta sẽ có sản phẩm dạng bột,nếu đưa qua công đoạn ép viên ta sẽ có sản phẩm dạng viên.Sản phẩm được

đóng bao từ 5-40kg nhờ cân và đóng bao tựđộng.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP DẠNG VIÊN CHO LỢN SỮA TẠI CÔNG TY TNHH NEW HOPE HÀ NỘI. (Trang 32 -32 )

×