Nâng cao Quản trị nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần Xi măng Trung Hải – Hải Dương sau cổ phần hóa (Trang 65)

Một là, cần hoàn thiện công tác phân tích và hoạch định nguồn nhân lực. Để tiến hành hoạch định nguồn nhân lực một cách hợp lý thì trƣớc tiên các DN cần phải nhìn nhận một cách đúng đắn về thực trạng hoạt động của nhân viên một cách khách quan và cụ thể.

Doanh nghiệp cần phải tiến hành điều tra về khối lƣợng công việc cho nhân viên cũng nhƣ khả năng hoàn thành nhiệm vụ của họ bằng việc xây dựng các bảng đánh giá, hay các phiếu chấm điểm thƣờng xuyên. Hình thức này nên áp dụng hàng tháng, nhân viên sẽ tự chấm điểm của mình, đồng thời cán bộ quản lý không thiên vị.

Một DN muốn hoạt động tốt thì DN đó cần phải có một nguồn nhân lực chất lƣợng tốt, phù hợp với yêu cầu thực tế của DN. Để có thể nắm bắt đƣợc điều đó, thì DN nhất thiết phải tiến hành hoạch định nhu cầu về nguồn nhân lực.

Phòng nhân sự cần làm tốt công tác quản lý hồ sơ nhân viên để đảm bảo phân công công tác cho phù hợp với khả năng của nhân viên tránh hiện tƣợng bố trí việc trái ngành nghề không đúng với chuyên môn gây ảnh ảnh hƣởng đến hiệu quả làm việc. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng trong quản trị nhân sự.

Hai là, xây dựng các chính sách bảo hiểm cho ngƣời lao động. Các DN thƣờng khó mang lại đƣợc sự đảm bảo cho ngƣời lao động nên ngƣời lao động làm việc tại DN thƣờng rất lo lắng bởi nguy cơ phá sản của DN. Vì thế, cần có những biện pháp nhằm củng cố và phát triển chính sách bảo hiểm việc làm, bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động. Các biện pháp cụ thể bao gồm:

- Tăng số lƣợng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm lao động động trong các DN, trong các cơ sở kinh doanh, ngƣời làm công ăn lƣơng ở mọi thành phần kinh tế theo quy định của Bộ luật Lao động;

Ba là, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà quản trị. Hiện nay, chất lƣợng đội ngũ nhà quản trị tại các DN Việt Nam còn ít kinh nghiệm trong vấn đề kinh doanh với quốc tế. Vì vậy, việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ các nhà quản trị là vô cùng cấp thiết.

Nhà nƣớc và các cơ quan xúc tiến phát triển DN cần tổ chức các cuộc hội thảo nhằm tuyên truyền về vấn đề này tới các nhà quản trị, giúp họ nhận thức đƣợc tầm quan trọng của trình độ học vấn, kinh nghiệm quản trị đồng thời khuyến khích họ học tập.

Năng lực quản lý của các nhà quản trị DN hiện nay còn yếu, chủ yếu chỉ có hiểu biết trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ mà không có nhiều kinh nghiệm về quản lý. Vì vậy, các cơ quan Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng, các trung tâm hỗ trợ DN cần phải xây dựng các khóa đào tạo nhà quản lý và kêu gọi, khuyến khích các nhà quản trị tham gia.

Bốn là, hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự. DN nên thực hiện việc tuyển dụng từ trƣờng đại học. Hiện tại, DN chƣa quan tâm đến việc tham gia cùng xã hội đào tạo nguồn nhân lực từ trƣờng đại học mà mới chỉ biết sử dụng nguồn nhân lực sau khi đã đào tạo, dẫn tới việc nguồn nhân lực vừa thiếu vừa thừa. Nếu DN có chiến lƣợc tuyển chọn sinh viên ngay từ trong trƣờng thì không những DN đỡ tốn chi phí cho việc tuyển chọn phức tạp sau này mà còn có thể tuyển chọn đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng cao.

Năm là, hoàn thiện chế độ lƣơng bổng và đãi ngộ. Các khoản tiền thƣởng còn có tác dụng khuyến khích tinh thần của nhân viên và gắn kết nhân viên với DN nên DN không nên cứng nhắc áp dụng các mức lƣơng hiện hành của Nhà nƣớc mà nên xem xét đánh giá công việc, phân tích công việc của từng cán bộ thực hiện và xem xét mức lƣơng trên thị trƣờng để có tiêu chí chung trong việc phân bổ lƣơng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần Xi măng Trung Hải – Hải Dương sau cổ phần hóa (Trang 65)