Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần Xi măng Trung Hải – Hải Dương sau cổ phần hóa (Trang 34)

Trƣớc hết, việc sử dụng các công cụ nào để đánh giá về hiệu quả tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng. Có rất nhiều các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả tài chính doanh nghiệp, nhƣng các chỉ tiêu thƣờng đƣợc sử dụng nhất trong các nghiên cứu có thể chia thành hai loại chính:

i) Các hệ số giá trị kế toán, còn gọi là các hệ số về lợi nhuận;

ii) Các hệ số giá trị thị trƣờng, còn gọi là các hệ số về tăng trƣởng tài sản.

Các chỉ tiêu lợi nhuận đƣợc dùng nhiều nhất bao gồm lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Một số nghiên cứu sử dụng lợi suất cổ tức, lợi nhuận trên doanh thu - ROS, hoặc lợi nhuận trên vốn đầu tƣ - ROI. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, cách sử dụng ROI

Nhìn chung, ROA và ROE là hai hệ số đƣợc sử dụng phổ biến nhất. Đáng chú ý là giá trị của hai hệ số này có thể phụ thuộc vào cách tính lợi nhuận. Mặc dù lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (EBIT) đƣợc nhiều nhà nghiên cứu chọn để tính hai hệ số trên, một số nghiên cứu khác sử dụng lợi nhuận thuần cộng với lãi vay (trƣớc hoặc sau thuế) hoặc đơn giản chỉ là lợi nhuận thuần; trong khi đó, có nghiên cứu lại cho rằng lợi nhuận trƣớc thuế, lãi vay, hao mòn và khấu hao (EBITDA) nên đƣợc dùng. Ngoài ý nghĩa tài chính khác nhau, lý do của những cách tính khác nhau nhƣ vậy có thể là do hạn chế về cơ sở dữ liệu; trong nhiều trƣờng hợp, sự không đầy đủ của cơ sở dữ liệu sẽ khiến cho một số nghiên cứu buộc phải có cách tính khác nhau.

Đối với nhóm hệ số giá trị thị trƣờng, hai hệ số Marris và Tobin’s Q rất thông dụng nhƣ là công cụ đánh giá tốt về hiệu quả tài chính doanh nghiệp; trong đó hệ số đầu đƣợc tính là tổng giá trị thị trƣờng của vốn chủ sở hữu so với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và hệ số sau đƣợc tính là giá trị thị trƣờng của vốn chủ sở hữu cộng với giá trị sổ sách các khoản nợ phải trả so với giá trị sổ sách của tổng tài sản. Do đó, các hệ số này hoàn toàn có thể đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả của phần vốn sở hữu của Nhà nƣớc, bởi vì nó có thể phản ánh trực tiếp mức độ tăng trƣởng giá trị vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn doanh nghiệp.

So sánh hai nhóm hệ số trên, các hệ số ROA và ROE là những chỉ báo hiệu quả cho kết quả sản xuất kinh doanh hiện tại và phản ánh khả năng lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đạt đƣợc trong các kỳ kế toán đã qua. Vì thế, nhóm này là cách nhìn về quá khứ hoặc đánh giá khả năng lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp. Đối với một số chỉ tiêu cùng nhóm nhƣ ROS hoặc ROI, các hệ số này cũng không đƣa ra một góc nhìn dài hạn cho cổ đông và lãnh đạo doanh nghiệp bởi đó là các thƣớc đo quá khứ và ngắn hạn. Trong khi đó, các hệ số có thể cho biết hiệu quả tƣơng lai của công ty bởi chúng phản ánh đƣợc đánh giá của thị trƣờng cả về tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tƣơng lai

(phản ánh vào giá thị trƣờng của cổ phiếu). Điều này hoàn toàn phù hợp với ý nghĩa của các phƣơng pháp định giá cổ phiếu sử dụng dòng tiền tƣơng lai chiết khấu về hiện tại theo một mức rủi ro xác định. Đó cũng là lý do tại sao Tian & Estrin (2008) cho rằng định giá trên thị trƣờng luôn dựa trên những dòng tiền tƣơng lai và rủi ro kỳ vọng đi kèm.

Tóm lại, hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần có thể đƣợc đánh giá thông qua hai nhóm hệ số kết hợp lại, trong đó 4 chỉ tiêu thiết yếu nhất bao gồm ROA, ROE, Marris và Tobin’s Q. Mặc dù có thể có các cách tính khác nhau, chủ yếu do cách xác định lợi nhuận trong tính toán hệ số, sự kết hợp của hai nhóm hệ số này có thể đƣa ra cho nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, cổ đông và thị trƣờng những đánh giá bao quát về hiệu quả tài chính trong quá khứ cũng nhƣ tiềm năng lợi nhuận và tăng trƣởng tƣơng lai của doanh nghiệp.

Chƣơng 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TRUNG HẢI - HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần Xi măng Trung Hải – Hải Dương sau cổ phần hóa (Trang 34)