Kiến nghị các giải pháp lập pháp

Một phần của tài liệu Áp dụng tập quán thương mại ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 82)

Giải pháp thứ nhất: Xây dựng mô hình hệ thống pháp luật theo truyền thống Civil Law mà trong đó có sự phân biệt tƣơng đối rõ giữa các ngành luật với nhau và các chế định pháp luật với nhau.

Từ khi ra khỏi truyền thống pháp luật Viễn Đông đƣợc xây dựng trên căn bản Khổng Giáo, pháp luật của các chế độ cũ ở Việt Nam theo truyền thống Civil Law (cụ thể là mô hình pháp luật Pháp) tại đó có sự phân tách giữa luật dân sự và luật thƣơng mại. Hai ngành luật này đƣợc pháp điển hóa trong hai bộ luật tƣơng ứng là Bộ luật Dân sự và Bộ luật Thƣơng mại. Trong các Bộ luật này có sự phân phân tách giữa hành vi dân sự và hành vi thƣơng mại. Mặc dù là hai ngành luật riêng rẽ nhƣng vẫn là các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể pháp luật. Do đó chúng có mối liên hệ với nhau theo mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Bộ luật Dân sự bao giờ cũng đƣợc xem là gốc. Còn Bộ luật Thƣơng mại dựa trên gốc dân sự, nên rất nhiều vấn đề có tính chất chung, nền tảng mà Bộ luật Thƣơng mại không nhắc tới. Nếu có tranh chấp xảy ra thì các qui định có tính chất chung đó của Bộ luật Dân sự vẫn đƣợc xem xét áp dụng. Việc xây dựng pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn có khuynh hƣớng nhƣ vậy, biểu hiện cụ thể ở hai vấn đề: Thứ nhất, bên cạnh Bộ luật Dân sự 2005, vẫn có nhiều đạo luật về thƣơng mại hoặc liên quan nhiều tới thƣơng mại nhƣ Luật Thƣơng mại 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000, Luật Đầu tƣ 2005, Bộ luật Hàng hải 2005…; và thứ hai, Bộ luật Dân sự 2005 tại Điều 1 có tuyên bố Bộ luật này áp dụng cho cả các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, lao động và kinh doanh, thƣơng mại. Tuy nhiên Bộ luật này không đáp ứng đƣợc nhƣ cầu điều chỉnh các quan hệ thƣơng mại. Trong khi đó Luật Thƣơng mại 2005 lại không bao quát đƣợc

các chế định cơ bản của ngành luật thƣơng mại. Chẳng hạn nhƣ chế định thƣơng nhân lại qui định trong Luật Doanh nghiệp 2005… Giải pháp này đƣợc đƣa ra cho phép hoạch định lại các ngành luật và các chế định pháp luật để bảo đảm cho việc xây dựng pháp luật đồng bộ trong một hệ thống có kết cấu logic và hợp lý.

Giải pháp thứ hai: Làm các luật vật chất trƣớc các luật tố tụng.

Theo truyền thống Civil Law và truyền thống Sovietique Law, luật vật chất quyết định luật tố tụng. Thế nhƣng trong thời gian qua Việt Nam lại xây dựng Bộ luật Tố tụng Dân sự trƣớc Bộ luật Dân sự và Luật Thƣơng mại, có nghĩa là làm luật tố tụng trƣớc luật vật chất. Việc làm ngƣợc này, do đó dẫn đến tình trạng Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 quan niệm về tập quán từ xuất phát điểm khác với xuất phát điểm của quan niệm về tập quán đƣợc đƣa ra trong Bộ luật Dân sự 2005 và trong Luật Thƣơng mại 2005. Nhƣ vậy vừa mất tính đồng bộ của pháp luật, vừa gây khó khăn không nhỏ cho việc áp dụng tập quán nói chung và áp dụng tập quán thƣơng mại nói riêng nhƣ đã phân tích tại Chƣơng 2.

Giải pháp thứ ba: Xây dựng hệ thống pháp luật có các loại nguồn và thứ tự ƣu tiên các loại nguồn thống nhất và hợp lý theo thứ tự: hợp đồng, thói quen ứng xử, pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia, trong đó: pháp luật quốc tế bao gồm điều ƣớc quốc tế, tiền lệ pháp, tập quán; pháp luật quốc gia bao gồm văn bản qui phạm pháp luật, tiền lệ pháp, tập quán pháp, học thuyết pháp lý và lẽ công bằng. Tuy nhiên cần quan niệm linh động trong việc sử dụng các loại nguồn này và thứ tự ƣu tiên của chúng.

Hiện nay có nhiều quan niệm tƣơng đối khác nhau về thứ tự ƣu tiên các loại nguồn pháp luật đƣợc diễn đạt bởi các luật gia ở Việt Nam trong một số giáo trình dạy luật. "Giáo trình luật thương mại quốc tế" của Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân trình bày các loại nguồn theo thứ tự: (1) Điều ƣớc quốc tế; (2) tập quán thƣơng mại quốc tế; (3) tiền lệ pháp về thƣơng mại; và (4) luật quốc gia [50, tr. 72-76]. "Giáo trình luật thương mại quốc tế" của

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội xếp các nguồn pháp luật theo thứ tự khác: (1) Pháp luật trong nƣớc; (2) điều ƣớc quốc tế; (3) các tập quán quốc tế; và (4) án lệ [26, tr. 34-44]. Đặc biệt giáo trình này lại xếp tập quán quốc tế và phạm vi của điều ƣớc quốc tế theo thứ tự: các điều ƣớc quốc tế đa phƣơng; các điều ƣớc quốc tế song phƣơng; và các tập quán quốc tế [26, tr. 35-43]. "Giáo trình luật thương mại Việt Nam" của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội lại có một quan niệm về thứ tự các loại nguồn pháp luật khác: Thứ nhất, điều ƣớc quốc tế; thứ hai, luật quốc gia; và thứ ba, thông lệ thƣơng mại quốc tế [25, tr. 133-138]. "Giáo trình luật thương mại" của Đại học Luật Hà Nội quan niệm nguồn của luật thƣơng mại bao gồm các loại nguồn theo thứ tự sau: (1) Pháp luật quốc gia; (2) điều ƣớc quốc tế; (3) tập quán thƣơng mại; và (4) điều lệ của thƣơng nhân [51, tr. 65-72].

Giải pháp thứ tư: Phân biệt hành vi dân sự và hành vi thƣơng mại dựa trên căn bản phân loại pháp luật.

Hiện nay có ba cách thức định nghĩa chính về hành vi thƣơng mại mà ngƣời ta thƣờng sử dụng: (1) Định nghĩa với mức độ khái quát cao theo kiểu logic hình thức; (2) định nghĩa theo kiểu liệt kê; và (3) định nghĩa theo kiểu kết hợp của hai cách định nghĩa trên. Tại cách định nghĩa thứ hai lại đƣợc chia ra làm hai loại: (1) Liệt kê có hạn định; và (2) Liệt chỉ dẫn. Liệt kê có hạn định là việc liệt kê đầy đủ nhất, theo ý chí chủ quan của ngƣời tiến hành liệt kê, các hành vi thƣơng mại và chỉ có chúng mới đƣợc xem là hành vi thƣơng mại. Liệt kê chỉ dẫn là việc kết hợp giữa phƣơng pháp liệt kê và mở ra cho việc nhìn nhận tới các hành vi tƣơng tự khác cũng đƣợc xem là hành vi thƣơng mại [33]. Luật Thƣơng mại 2005 và Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 có cách thức khác nhau trong việc xác định hành vi thƣơng mại nhƣ đã phân tích tại Chƣơng 2. Cách thức này cần phải thay đổi dựa trên phân loại và liệt kê. Có thể phân loại hành vi thƣơng mại thành hành vi thƣơng mại thuần túy (có kèm theo liệt kê) và hành thƣơng mại phụ thuộc đƣợc phân biệt bằng chỉ dẫn. Việc phân loại này tiện lợi cho việc xác định các tập quán thƣơng mại.

Giải pháp thứ năm: Xác định tập quán từ hai yếu tố: vật chất (thực thể) và tâm lý (tinh thần).

Yếu tố vật chất của tập quán bao gồm: tính xác định, thời gian, không gian. Còn yếu tố tinh thần bao gồm nhận thức và ý chí. Các yếu tố này giúp cho quá trình xác định và chứng minh tập quán đƣợc đúng đắn và dễ dàng. Các yếu tố này cần qui định một cách hợp lý trong các đạo luật và phổ biến về mặt nhận thức. Khi chứng minh tập quán phải chứng minh đầy đủ các yếu tố này với các tình tiết liên quan. Việc qui định hẳn các tình tiết này trong các đạo luật là không thật cần thiết. Tuy nhiên trong học thuật, khi phổ biến kiến thức và khi thực hành cần phải xem xét tới.

Giải pháp thứ sáu: Thay điều kiện áp dụng tập quán là không trái với với pháp luật hay không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật bằng điều kiện không trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức.

Không trái với trật tự công cộng là một điều kiện cần phải đƣợc thẩm lƣợng trong từng trƣờng hợp cụ thể. Do đó đòi hỏi ngƣời giải thích phải có hiểu biết sâu và rộng về kiến thức. Điều kiện không trái với đạo đức cũng đòi hỏi phải đƣợc giải thích khi áp dụng tập quán. Đạo đức ở đây có thể là đạo đức theo quan niệm của một cộng đồng nhất định, chứ không phải là đạo đức theo quan niệm chung của toàn xã hội. Chẳng hạn đạo đức của luật sƣ, đạo đức của thƣơng nhân…

Một phần của tài liệu Áp dụng tập quán thương mại ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 82)