Sự gia tăng nhanh chóng của các hoạt động trao đổi và mua bán hàng hóa giữa các vùng, các khu vực trên thế giới nhất là ở Châu Âu đã kéo theo sự gia tăng các hoạt động tín dụng, ngân hàng, hàng hải, thƣơng nhân trung gian… và hình thành các trung tâm buôn bán lớn, các hội chợ. Từ đó nhu cầu điều chỉnh các giao dịch thƣơng mại phát sinh, trong khi đó Luật La Mã đã không dự liệu trƣớc cho nhu cầu nhƣ vậy. Bởi thế các thƣơng nhân đã tạo lập nên một hệ thống các qui tắc và tổ chức tài phán riêng của họ. Các qui tắc này đƣợc xem nhƣ các qui tắc tập quán [64, tr. 27].
Nghiên cứu lịch sử có thể thấy, các qui tắc của luật thƣơng mại đƣợc phát triển thông qua các hội chợ. Các quy tắc của nó mang tính quốc tế, đòi hỏi về sự nhanh chóng của các giao dịch và tăng cƣờng tín dụng. Còn các qui tắc của luật dân sự mang nặng tính hình thức. Có lẽ vì vậy Luật La Mã không đủ sức đáp ứng. Hoạt động của các thƣơng nhân gắn liền với chợ và có sự tin tƣởng, nhờ cậy lẫn nhau. Do đó có câu: "La paix des foires". Điều đó có nghĩa là sự bảo đảm tới chợ và quay về; tài phán đặc biệt và nhanh chóng; bảo đảm công việc kết thúc; cách thức thi hành ngắn gọn...[8, tr. 45].
Việc các thƣơng nhân tự nhóm họp thành các phƣờng hội và thiết lập nên các quy chế phƣờng hội cũng thúc đẩy cho các tập quán thƣơng mại phát triển.
Chỉ dụ (Edit) năm 1563 Pháp, Nhà vua Charles IX tuyên bố: trả lại đơn của các thƣơng nhân từ Paris gửi tới để giảm bớt chi phí và buộc họ phải cùng nhau thƣơng lƣợng một cách đầy thiện chí, không bị ràng buộc vào sự tinh tế của Luật hay Đạo dụ. Nhƣ vậy công quyền không can thiệp vào hoạt động của thƣơng nhân khiến cho việc tự tạo lập các qui tắc càng phát triển.
Sau này việc soạn thảo Bộ luật Thƣơng mại Pháp cũng là một minh chứng cho tính chất tập quán của Bộ luật này. Vào năm 1801, ở Pháp một ủy ban 7 thành viên bao gồm ba thẩm phán và bốn thƣơng gia xây dựng dự thảo Bộ luật Thƣơng mại để thông qua năm 1807 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1808 bao gồm 608 điều gần nhƣ tập hợp hóa các qui tắc tập quán của nhân. Về sau này ngƣời ta phê bình Bộ luật này là bộ luật của mấy bà hàng xén, bởi thiếu tính học thuật [49, tr. v]. Sau Bộ luật này một loạt các nƣớc ban hành luật thƣơng mại không có sự khác biệt nhiều về qui tắc bởi các qui tắc của luật thƣơng mại có tính quốc tế rộng lớn.
Các qui tắc tập quán của thƣơng nhân hình thành từ hoạt động thƣơng mại, nhƣng sự không bó hẹp của nó bởi công quyền giúp cho thƣơng mại bành trƣớng ra khắp thế giới. Ở Việt Nam hiện nay phần nhiều luật gia trong lĩnh vực luật tƣ có quan niệm cởi mở cho rằng: nói đến nguồn của luật thƣơng mại không thể không nói đến tập quán thƣơng mại [51, tr. 69], có thể hiểu tập quán thƣơng mại không thể tách rời luật thƣơng mại. Nói cách khác luật thƣơng mại đầy tính tập quán.
Tuy nhiên Jean- Claude Ricci cho rằng tập quán không dân chủ và không có tính mềm dẻo bởi nó không xuất phát từ nhân dân mà xuất phát từ tầng lớp quí tộc trong pháp luật (các luật sƣ, giáo sƣ luật và công chứng viên…) và bởi nó kéo dài quá lâu. Ông cho rằng thay đổi luật dễ hơn thay đổi tập quán [24, tr. 52]. Có thể hiểu đây là quan điểm nói chung về các tập quán. Nhƣng tập quán thƣơng mại không phải bắt nguồn từ tầng lớp "quí tộc" trong pháp luật, mà bắt nguồn từ những thƣơng nhân do nhu cầu nghề nghiệp của
họ. Jean- Claude Ricci đã quên mất rằng xã hội vừa có sự ổn định, vừa có sự thay đổi, do đó bên cạnh sự thay đổi phù hợp với thời cuộc, còn cần thiết giữ sự ổn định.
Ở truyền thống Civil Law, tập quán (custom) dƣới hình thức của tập quán thƣơng mại (trade usage) có vai trò lớn hơn trong luật thƣơng mại và luật lao động so với luật dân sự nói chung [64, tr. 131]. Vì vậy việc áp dụng các tập quán thƣơng mại là rất cần thiết, không thể chối bỏ, nhất là trong thƣơng mại quốc tế. Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thƣơng mại quốc tế 2004 giải thích: Khi các bên trong hợp đồng thƣơng mại quốc tế không thỏa thuận lựa chọn một luật quốc gia cụ thể nào làm luật áp dụng cho hợp đồng, thì hợp đồng đó sẽ đƣợc điều chỉnh bởi "những nguyên tắc chung của pháp luật", bởi các "thói quen và tập quán trong thương mại quốc tế", bởi "lex mercatoria", v.v... [53, tr. 35-36].
Nhƣ vậy sự cần thiết áp dụng tập quán thƣơng mại là một nhận thức chung của thế giới.