Tập quán pháp là một loại nguồn bổ sung quan trọng gắn liền với văn hóa và truyền thống của dân tộc. Nó phản ánh thói quen, tình cảm và tâm lý của ngƣời dân và rất gần gũi trong việc điều tiết các hành vi của con ngƣời không chỉ trong đời sống làng xã, mà cịn trong đời sống cơng nghiệp hiện đại trên phạm vi cả nƣớc và phạm vi quốc tế.
Việc phát huy các tập quán hay áp dụng các tập quán có ý nghĩa rất lớn không chỉ trong việc bảo đảm an tồn cho các quan hệ thƣơng mại và góp phần thúc đẩy các quan hệ thƣơng mại trong nƣớc, cũng nhƣ giao thƣơng quốc tế phát triển, mà cịn gìn giữ các nguồn lực cho sự phát triển bền vững. Việc quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hiện nay trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa là một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Bên cạnh nhiều chính sách, có những đề nghị rất đáng lƣu tâm là "… khai thác và kế thừa những tri thức và kinh nghiệm phong phú của ông cha chứa đựng trong kho tàng luật tục" [45, tr. 39], có nghĩa là kiến thức bản địa rất gần gũi với các ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời và giữa con ngƣời với tự nhiên.
Ở khía cạnh thƣơng mại đơn thuần, các tập quán thƣơng mại làm nhẹ bớt gánh nặng và sự lo lắng cho thƣơng nhân. Ngƣời ta khơng phải mất nhiều thì giờ, cơng sức, tiền của để tìm hiểu những qui tắc ứng xử xa lạ. Vì vậy Điều 1-102 của Bộ luật Thƣơng mại Nhất thể (UCC) của Hoa Kỳ định ra chính sách "cho phép mở rộng hoạt động thƣơng mại thơng qua tập qn, thói
quen ứng xử và thỏa thuận giữa các bên" (khoản 2). Việc cho phép mở rộng các tập quán thƣơng mại góp phần làm đơn giản hóa các hoạt động thƣơng mại, giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy thƣơng mại phát triển. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/ 2005 về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020 đã chỉ rõ: "Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng theo hƣớng tôn trọng thỏa thuận của các bên giao kết hợp đồng, không trái đạo đức xã hội, không xâm phạm trật tự công cộng, phù hợp với tập quán, thông lệ thƣơng mại quốc tế" [16].
Nhƣ trên đã nghiên cứu, áp dụng tập quán thƣơng mại đòi hỏi phải xây dựng cả các qui định của luật vật chất và cả các qui định của luật tố tụng. Chính sách pháp luật nêu trên đã xác định đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa của việc sử dụng tập quán thƣơng mại nhƣ một loại nguồn bổ sung quan trọng của luật vật chất góp phần thúc đẩy phát triển thƣơng mại. Tuy nhiên trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, với các bất cập của pháp luật bởi các nguyên nhân chủ yếu đã nêu trong Mục 2.3 ở trên, chính sách pháp luật ở đây cần phải chú ý tới cả khía cạnh tố tụng.
Do đó chính sách pháp luật cần phải đƣợc tuyên bố nhƣ sau: Khuyến khích phát triển thƣơng mại thơng qua các tập qn thƣơng mại; xây dựng các qui định pháp luật cả về nội dung và tố tụng đồng bộ bảo đảm cho nguyên tắc áp dụng tập quán thƣơng mại.