Kiến nghị về những định hƣớng

Một phần của tài liệu Áp dụng tập quán thương mại ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 80)

Các định hƣớng chiến lƣợc gắn liền với chính sách phát huy các tập quán thƣơng mại đƣợc Nghị quyết số 48-NQ/TW đƣa ra nhƣ sau: "Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật" [16, điểm 2.3, Mục I]; và "Nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệ thƣơng mại quốc tế) và qui tắc của các hội nghề nghiệp, góp

phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật" [16, điểm 1.7, Mục III]. Các định hƣớng này có tầm khái quát lớn cho cả hệ thống pháp luật. Khi nghiên cứu để triển khai xây dựng pháp luật riêng cho việc áp dụng tập quán thì cần phải cụ thể hóa các định hƣớng này gắn với thực trạng pháp luật và lý luận liên quan.

Các bất cập của pháp luật liên quan tới môi trƣờng áp dụng tập quán thƣơng mại ở Việt Nam trƣớc hết do nguyên nhân không có một mô hình chuẩn về hệ thống pháp luật. Vấn đề này nếu không đƣợc khắc phục sẽ dẫn tới các cải cách pháp luật về áp dụng tập quán thƣơng mại vẫn giậm chân tại chỗ. Vì vậy kiến nghị:

Định hướng thứ nhất: Nghiên cứu mô hình pháp luật chuẩn mà trong đó tập quán pháp là một nguồn bổ sung quan trọng.

Việc xây dựng các qui định pháp luật cụ thể, cũng nhƣ hoạt động thực tiễn tƣ pháp đòi hỏi đƣợc dẫn dắt bởi nhận thức sâu sắc và đúng đắn. Việc không hiểu đúng tập quán pháp là gì, các thành tố của nó ra sao và các điều kiện áp dụng nó nhƣ thế nào sẽ dẫn tới các qui định không có hiệu quả và thực tiễn áp dụng tập quán khó khăn.

Định hướng thứ hai: Nghiên cứu đầy đủ và kỹ lƣỡng tập quán thƣơng mại và áp dụng tập quán thƣơng mại cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng các qui định pháp luật liên quan và hƣớng dẫn thực tiễn.

Hầu hết đƣợc giáo dục trong một nền tài phán theo truyền thống pháp luật Sovietique, nơi dƣờng nhƣ chỉ chấp nhận một loại nguồn pháp luật duy nhất là văn bản qui phạm pháp luật, các luật gia Việt Nam hiện nay không quen sử dụng bất cứ loại nguồn pháp luật nào khác hơn văn bản qui phạm pháp luật. Các loại nguồn khác khó sử dụng hơn bởi nhiều lý do nhƣ đã phân tích ở các chƣơng trên.

Định hướng thứ ba: Xây dựng các hƣớng dẫn chi tiết về chứng minh và xác định các tập quán.

Các định hƣớng này bao trùm cả nghiên cứu lý luận, xây dựng pháp luật và hoạt động thực tiễn. Chúng đòi hỏi các giải pháp cụ thể tƣơng ứng.

Một phần của tài liệu Áp dụng tập quán thương mại ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)