nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay
Trong thế kỷ XXI này, các quốc gia trên thế giới đều hết sức coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và đạt hiệu quả tối ưu nhất nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dần từ nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Việt Nam không nằm ngoài quỹ đạo ấy của nhân loại.
Những thập niên đầu của thế kỷ XXI, nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH và hướng tới nền kinh tế tri thức với nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Nhân tố quyết định cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng vĩ đại ấy không thể là cái gì khác hơn ngoài con người Việt Nam phát triển toàn diện và nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng cao. Để đạt được mục tiêu đó cần thực hiện một cách đồng bộ hệ thống các giải pháp, trong đó giáo dục và đào tạo được coi là giải pháp đột phá, mở đường để nền giáo dục nước ta phát triển theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá. Đặc biệt, coi trọng đào tạo nguồn nhân lực theo các cấp trình chuẩn quốc gia, chuẩn khu vực và chuẩn quốc tế, đảm bảo sự cân đối, hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành nghề và cơ cấu vùng miền nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, tạo nội lực hoà nhập với thị trường lao động khu vực và quốc tế.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn (2001 - 2010) đã đưa ra mục tiêu chung cho phát triển nguồn nhân lực của nước ta: “Ưu tiên nâng cao chất lượng đào
tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế” [55, tr.45]. Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học,công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và ở vào thời kỳ bùng nổ nhiều thành tựu mới, làm thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới. Thế giới đương đại đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ dưới tác động của các ngành công nghệ mới: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới và vi điện tử,..Nền kinh tế thế giới hướng mạnh tới một nền kinh tế mới - kinh tế tri thức với các xu thế phát triển hết sức mới mẻ như:
+ Sự gia tăng ngày càng nhanh của quá trình nhất thể hoá nền kinh tế thế giới thông qua tác động mạnh mẽ, nhanh chóng của Thương mại Quốc tế.
+ Quá trình quốc tế hoá ngày càng rộng khắp và những thay đổi mang tính cách mạng, đột phá của ngành công nghiệp dịch vụ.
+ Sự gia tăng mạnh mẽ của các dòng vốn đầu tư nước ngoài (từ các nước phát triển) bao gồm cả đầu tư trực tiếp (FDI) dưới hình thức trao đổi thương mại đến việc vay vốn với lãi xuất ưu đãi (ODA) tới các nước đang phát triển và kém phát triển.
+ Cạnh tranh khu vực và quốc tế mang những sắc thái và những biểu hiện mới ngày càng quyết liệt hơn trên mọi lĩnh vực, nhất là về lao động kỹ thuật và bí quyết công nghệ.
Năm 1996, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (OECD) đã đưa ra định nghĩa về nền kinh tế tri thức như sau: “Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó tri thức đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người”. Thực chất, đó là nền kinh tế kiểu mới, được xây dựng trên nền tảng của bốn yếu tố: sở hữu, sản xuất, phân phối, sử dụng tri thức và thông tin. Đồng thời, đây cũng chính là bản chất của nền kinh tế tri thức.
Như vậy, trong nền kinh tế tri thức có một số đặc trưng nổi bật đòi hỏi phải có nguồn nhân lực tương ứng, phải được đào tạo thì mới có thể thích ứng được, các đặc trưng đó là:
Thứ nhất: Lao động chân tay, lao động giản đơn chuyển sang lao động trí tuệ,
tức là sự phát triển kinh tế trực tiếp quan hệ với sở hữu trí tuệ, sáng tạo và sử dụng thông tin. Tri thức trở thành nhân tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nếu như, trong nền kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất chủ yếu là các yếu tố “hữu hình” như: đất đai, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn trong nước và nguồn vốn tranh thủ từ bên ngoài, vị trí địa lý, nguồn lực con người, thì trong nền kinh tế tri thức sử dụng các yếu tố đầu vào chủ yếu trên cơ sở trí tuệ, tri thức và nguồn nhân lực có chất lượng cao mà trực tiếp là những người lao động vận hành các quy trình sản xuất. Điều này, đòi hỏi tất cả các quốc gia không muốn bị đứng ngoài lề của sự phát triển thì phải tập trung đầu tư mạnh vào nguồn lực con người, vào nguồn nhân lực trình độ cao và được tri thức hoá thông qua hoạt động Giáo dục và Đào tạo.
Thứ hai: Sản xuất kiểu vật chất trở thành hình thức sản xuất cổ điển, trong
nền kinh tế tri thức đã chuyển sang kiểu sản xuất phi vật chất, khi đó tri thức trở thành động lực bên trong, là đòn bẩy của nền kinh tế và hàm lượng chất xám được kết tinh, được vật thể hoá trong sản phẩm ngày càng gia tăng. Sản xuất trên cơ sở công nghệ hiện đại trở thành loại hình sản xuất chủ đạo. Bởi vậy, kiểu tổ chức kinh tế của nền kinh tế mới này luôn gắn liền với các khu công nghệ cao.
Thứ ba: Vòng đời của các phát minh khoa học, công nghệ mới bị rút ngắn rất
nhanh, có khi công nghệ mới từ lúc ra đời đến lúc bị lạc hậu chỉ trong thời gian vài năm, vài tháng, thậm chí là vài ngày. Vì vậy, nó tạo động lực thúc đẩy từ trong chiều sâu bản chất của nền kinh tế phải luôn luôn tìm tòi những sáng kiến, những phát minh, những công nghệ mới. Đồng thuận với đó là sự đòi hỏi về tri thức và trình độ của người lao động phải luôn được bổ sung, đổi mới và phát triển. Sản xuất và tiêu dùng gắn bó chặt chẽ với nhau, việc sản xuất hàng hoá hàng loạt trong nền
kinh tế công nghiệp bị loại trừ, thay vào đó là sản xuất hàng hoá theo nhu cầu của thị trường, theo các đơn đặt hàng. Đi liền với đó là việc xuất hiện ngày càng nhiều những quy trình sản xuất theo công nghệ sạch, ít tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, ít gây ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững.
Thứ tư: Cơ cấu kinh tế, hình thức tổ chức xã hội có sự thay đổi rõ rệt. Cơ chế
vận hành chủ đạo trong nền kinh tế ấy là thông qua mạng Internet, vì thế nó làm xuất hiện hàng loạt các thuật ngữ, các khái niệm mới như: Chính phủ điện tử, Thương mại điện tử,... Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh tế. Cho nên, năng lực kinh doanh, năng lực chiếm lĩnh thị trường trong nhiều trường hợp đóng vai trò quan trọng hơn năng lực sản xuất. Chính từ đặc trưng này đã làm xuất hiện nhiều tên gọi khác nhau về nền kinh tế tri thức: Kinh tế mạng, kinh tế số hoá,...
Thứ năm: Quan hệ giữa các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế và các quốc
gia nằm trong mối liên hệ vừa cạnh tranh,vừa hợp tác với nhau, tạo ra nền kinh tế mở đối với tất cả các quốc gia và mang tính toàn cầu là xu hướng chủ đạo và chiếm ưu thế. Trong đó, xuất hiện nhiều công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế không có “quốc tịch”, tức là sản phẩm có thể sản xuất ra ở khắp nơi trên thế giới và được tiêu thụ ở khắp nơi. Sản phẩm lao động của nền kinh tế tri thức vừa là điểm đầu, vừa là điểm cuối của quá trình sản xuất - tiêu dùng - sản xuất. Giới hạn về mặt địa lý, không gian, thời gian không còn là vật cản trong sự phát triển của tất cả các quốc gia. Đi cùng với nó là các dịch vụ đi kèm của nền kinh tế cũng mang tính toàn cầu như: tiền tệ, tài chính, thương mại, nhân lực, vật lực, trí lực,... tạo thành một kết cấu hạ tầng đồng bộ.
Thứ sáu: Hình thành xã hội học tập và học tập suốt đời trở thành nhu cầu tất
yếu đối với mỗi con người ở mọi quốc gia. Đó là điều kiện cần và đủ đảm bảo cho từng cá nhân nói riêng và quốc gia, dân tộc nói chung không bị đào thải, không bị đứng ngoài sự vận hành của một dây truyền liên hoàn. Học tập để thích nghi với
cuộc sống trong xã hội thông tin, đồng thời cũng bao hàm trong nó ý nghĩa thích nghi để học tập.
Với những nét đặc trưng ấy, đã giúp chúng ta đủ để nhận thấy sẽ xuất hiện một thị trường lao động hết sức đặc biệt với những thách thức mới cho nguồn nhân lực. Điều này càng trở nên bức thiết đối với những nước kém phát triển và đang phát triển như Việt Nam. Cơ cấu ngành nghề mới do cuộc cách mạng thông tin, cách mạng sinh học, năng lượng mới đòi hỏi chúng ta phải có một đội ngũ lao động đủ về số lượng, đáp ứng được về trình độ tay nghề, về chất lượng thì mới có thể tận dụng được tối đa lợi thế mà thế giới tạo ra, đồng thời có thể đi tắt đón đầu để phát triển đất nước trong điều kiện hiện nay.
Mấu chốt của vấn đề là chúng ta có thể nắm bắt, tận dụng được những thời cơ ấy trong chừng mực và giới hạn nào? Điều quan trọng nhất của Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập với thế giới hiện nay là phải có chiến lược dài hạn trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai, tức là Giáo dục và Đào tạo phải được coi trọng và đi trước một bước. Trong đó, đặc biệt phải coi trọng công tác giáo dục đỉnh cao, tất nhiên nó bao hàm cả giáo dục THCN - DN. Một mặt đào tạo ra đội ngũ lao động có trình độ cao ở bậc đại học và sau đại học, mặt khác phải chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên, công nhân kỹ thuật cao, công nhân lành nghề và bán lành nghề, bởi chính lực lượng lao động này sẽ là những người trực tiếp tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ, khoa khọc, kỹ thuật mà vận hội mới đang tạo ra. Họ là những người vận dụng, áp dụng và thực thi các vấn đề lý thuyết vào thực tiễn lao động, sản xuất để tạo ra sản phẩm cho nền kinh tế, cho xã hội. Đồng thời, chính họ là lực lượng tạo ra khả năng thực tế hơn cho việc đi tắt, đón đầu để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong bối cảnh hiện nay, hơn bao giờ hết, nguồn nhân lực Việt Nam cần phải được đào tạo để phát huy hết nội lực với những giá trị mới và vượt qua những dào cản mới của thị trường lao động trong nền kinh tế tri thức. Mặt khác, tận dụng một cách triệt để nguồn ngoại lực của khu vực và thế giới mang lại. Cùng với nhân loại,
nước ta đang bước vào quá trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang từng bước chuyển dịch nền kinh tế nông - công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Như thế, chúng ta đang thực hiện đồng thời bước chuyển dịch kép: Về tổng thể nước ta tiến lên kinh tế công nghiệp, nhưng ở những mặt, những bộ phận nào đó chúng ta đang bước sang nền kinh tế tri thức để không bị tụt hậu so với thế giới và thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng minh, rất nhiều quốc gia nguồn tài nguyên thiên nhiên không giàu có, trù phú, vị thế địa chính trị không thuận lợi, nhưng lại trở thành những siêu cường thế giới về kinh tế, về khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Bí quyết duy nhất để làm nên thành công của các quốc gia này chính là họ đã sớm nhận thức được vai trò của giáo dục, của tri thức và khai thác triệt để kho tàng tài nguyên vô tận ấy. Thế giới đương đại đang nói rất nhiều đến những cuộc maraton, những cuộc chạy đua nước rút trên con đường phát triển, về bản chất đó là cuộc chạy đua về trí tuệ, về tri thức, mà chất xúc tác và động lực của cuộc đua ấy là giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo, và chất lượng nguồn nhân lực luôn có mối quan hệ nội tại, hữu cơ từ bên trong của mọi quá trình phát triển, của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong tất cả các yếu tố tạo nên sự thành công của các quốc gia không có yếu tố nào quan trọng hơn chính bản thân nó.
Ngày nay, tất cả các quốc gia đều nhận thức sâu sắc rằng: “tri thức là sức mạnh”; “tri thức là sự giàu có”. Xã hội càng phát triển, càng văn minh thì sự luận chứng cho sự giàu có và sự phát triển hưng thịnh của mỗi quốc gia càng có cơ sở để khẳng định: sản phẩm thặng dư tăng lên gắn liền với chất lượng lao động là do tri thức, mà muốn có được tri thức tăng nhanh và kết tinh trong sản phẩm ngày một nhiều hơn không có con đường nào khác ngoài con đường nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trong đó có hệ thống giáo dục THCN - DN. Chính hệ thống giáo dục này sẽ đào tạo cho xã hội những người lao động có tay nghề, có trình độ và trực tiếp vận hành các quá trình sản xuất - dịch vụ của nền kinh tế.
Không ai phủ nhận rằng, nhân tố đóng vai trò quyết định của quá trình phát triển kinh tế - xã hội là nhân tố con người, là nguồn nhân lực có trình độ, có tay nghề thành thạo, có kỹ năng, có kỹ xảo, năng động, nhạy bén dựa trên nền tảng của một nền giáo dục tiên tiến. Bởi thế, tất yếu phải đổi mới nền giáo dục một cách đồng bộ và toàn diện, lẽ dĩ nhiên bao hàm cả giáo dục THCN - DN. Điều này đang trở nên cấp thiết đối với nước ta trong bối cảnh hiện nay. Trong một thời gian khá dài chúng ta chưa thực sự quan tâm đúng mức đến vấn đề đào tạo các kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật lành nghề có trình độ trung học. Hệ luỵ của sự không quan tâm đúng mức ấy đã đưa tới sự thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ lao động có trình độ, có tay nghề đủ đáp ứng đòi hỏi của thực tế hiện nay. Theo kinh nghiệm của các quốc gia đã tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH mỗi giai đoạn phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật cần có cơ cấu chất lượng lao động kỹ thuật theo các cấp trình thích hợp. Trong điều kiện trình độ phát triển của nước ta hiện nay, cơ cấu đội ngũ lao động trong xã hội cần: 1đại học/4 trung học chuyên nghiệp/20 công nhân kỹ thuật lành nghề/60 công nhân kỹ thuật bán lành nghề/15 lao động giản đơn (1- 4 - 20 - 60 - 15). Tuy nhiên, cơ cấu trình độ đào tạo của đội ngũ lao động trong xã hội ta hiện nay là: 1:1,75:2,3. Đây là một cơ cấu bất hợp lý để phát triển xã hội.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta không quá nhiều cũng không phải là ít so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nhưng chúng ta chưa có cách thức, trình độ khai thác hợp lý. Vì vậy, hiệu quả sử dụng tài nguyên còn thấp,