Quan điểm chỉ đạo nhằm phát huy vai trò của giáo dục Trung học chuyên nghiệp Dạy nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của giáo dục trung học chuyên nghiệp dạy nghề với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 92)

CHUYÊN NGHIỆP - DẠY NGHỀ Ở TỈNH VĨNH PHÚC

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc bộ, Vĩnh Phúc là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cấu kinh tế của tỉnh; là tỉnh trọng điểm về công nghiệp trong tương lai gần. Yêu cầu đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực là hết sức bức thiết để phục vụ phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Đồng thời, thực hiện các mục tiêu kinh tế trọng yếu của địa phương.

3.1. Quan điểm chỉ đạo nhằm phát huy vai trò của giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc chuyên nghiệp - Dạy nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Điều này đưa tới sự thay đổi quan trọng trong cơ cấu chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực qua đào đạo ở cấp trình THCN - DN. Để phát huy hơn nữa vai trò của giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật cao, kỹ thuật viên trung học, công nhân lành nghề, bán lành nghề phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tình hình mới. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan như: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp, Sở Tài chính,... tham mưu cho Tỉnh uỷ đưa ra một số quan điểm chỉ đạo cơ bản sau:

Một là: Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội

nhanh, bền vững, là nhân tố quýêt định thành công của sự nghiệp đổi mới, CNH,

HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh cần phải tập trung khai thác tốt và triệt để các nguồn lực, trong đó nguồn lực con người mang yếu tố quyết định. Trong mối quan hệ với các nguồn lực khác như: vốn, tài nguyên, khoa học kỹ thuật và công nghệ,... thì nguồn lực con người luôn đứng ở vị trí trung tâm, là nguồn lực của mọi nguồn lực, là điều kiện quyết định đến sự thành, bại của mọi chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguồn nhân lực được đào tạo. Nguồn nhân lực - chất lượng nguồn nhân lực là nguồn lực bên trong của tỉnh, nó cùng với con người, vốn, vật chất, kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, kết hợp với nguồn lực bên ngoài tạo nên nguồn lực tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các mục tiêu chiến lược. Vấn đề con người và nguồn nhân lực gắn kết chặt chẽ với nhau, hoà quện vào nhau, hệ thống giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra qua giáo dục tác động trở lại con người, được con người thừa kế, phát triển và trở thành sức mạnh ở mỗi con người, trong cộng đồng người trở thành vốn người, nguồn lực con người tạo ra giá trị mới đáp ứng nhu cầu phát triển của từng người, nhóm người, cộng đồng người và của xã hội.

Nhận thức sâu sắc được vai trò tầm quan trọng của vấn đề trên, trong những năm qua Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành hàng loạt Nghị quyết về phương hướng, mục tiêu, điều kiện và giải pháp thuộc lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến sự nghiệp chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người nhằm phát triển con người một cách toàn diện. Đảng bộ tỉnh luôn coi nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế nhanh, bền vững và đảm bảo cho sự thắng lợi của nhiệm vụ cách mạng tình hình mới. Chính con người vừa là động lực thúc đẩy, vừa là mục tiêu của CHN, HĐH trên địa bàn tỉnh. Chỉ có CNH, HĐH nền kinh tế - xã hội của tỉnh mới tạo tiền đề để con người phát triển toàn diện, khơi dậy và phát huy hết năng lực của mỗi con người.

Đại hội VI (tháng 12 năm 1986), là một trong những dấu mốc quan trọng trong đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Đại hội này, Đảng ta đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước một cách sâu sắc và triệt để, cả nước xoá bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp, xoá bỏ chế độ kế hoạch hoá, chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Dưới ánh sáng của đường lối ấy, cả nước bắt tay vào sự nghiệp CNH, HĐH. Sau những năm 90 của thế kỷ XX cả nước như một công trường lớn, mỗi người dân là một công nhân, mỗi tỉnh thành là một công xưởng của đại công trường xây dựng ấy. Vĩnh Phúc không nằm ngoài guồng quay của xu thế này. Tuy nhiên, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ trên cơ sở những lợi thế nhất định của mình, biến nền kinh tế chủ yếu trên cơ sở nông nghiệp là chính sang nền kinh tế dựa trên cơ sở công nghiệp hiện đại, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp. Từ đây, vai trò, vị trí của con người được cụ thể hoá và đưa dần vào trung tâm của sự phát triển. Sự kết hợp giữa nguồn lực nội sinh (con người, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý,...) cùng nguồn lực ngoại sinh một cách nhuần nhuyễn, uyển chuyển là bí quyết tạo nên thành công trong sự nghiệp cách mạng mới của tỉnh.

Đường lối cách mạng đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, lần thứ IX và lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra là kim chỉ nam, là ngọn hải đăng dẫn đường để Đảng bộ Vĩnh Phúc cụ thể hoá trong đường lối lãnh đạo cách mạng của mình và đưa các Nghị quyết Trung ương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH tỉnh Vĩnh Phúc. Vai trò của con người, nguồn nhân lực con người được khẳng định như một yếu tố cơ bản của sự phát triển. Trong tổng hợp các nguồn lực: vốn, tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn lực nước ngoài và nguồn lực con người, các nguồn lực khác chỉ là tiềm năng, vai trò tác động, sức mạnh của chúng đến đâu đều thông qua và phụ thuộc và hoạt động của con người, bởi con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có tri thức và có ý chí. Chỉ con người mới có thể gắn kết các nguồn lực khác tạo thành sức mạnh

tổng hợp cho một mục tiêu nhất định, các nguồn lực khác là khách thể của sự cải tạo, khai thác và đều phụ thuộc cho nhu cầu, lợi ích của con người.

Tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các mục tiêu xã hội của tỉnh. Để đạt được hiệu quả tối ưu do lợi thế của các nguồn tài nguyên mang lại phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển và khai thác của lực lượng sản xuất, mà con người là nhân tố bảo đảm hàng đầu đưa tới sự thành công, trước hết là khả năng khai thác các nguồn tài nguyên của con người. Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: Nền văn minh phát triển một cách tự phát, không có sự hướng dẫn một cách có ý thức khoa học thì sẽ để lại sau nó một bãi hoang mạc. Con người khai thác tài nguyên không có kế hoạch, không có sự hiểu biết, không tôn trọng quy luật tự nhiên, quy luật sinh thái thì vô tình đã biến ưu thế thành trở ngại và đưa tới những hệ luỵ của sự kém hiểu biết ấy là sự tàn phá, huỷ diệt môi trường, và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Vì vậy, nâng cao trình độ hiểu biết của người lao động là sự nâng cao giá trị của các nguồn tài nguyên, trong đó nguồn nhân lực luôn là nhân tố thu hút sự chú ý, quan tâm đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn của tỉnh mới tái lập, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã tìm ra điểm mấu chốt của sự tăng trưởng kinh tế là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ người lao động trực tiếp sản xuất, vận hành trang thiết bị hiện đại trong quá trình sản xuất vật chất. Đồng thời, coi đó là khâu đột phá, mở đường cho sự phát triển. Coi trọng giáo dục và đào tạo, đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là đầu tư cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh luôn được Đảng bộ Vĩnh Phúc đặt ở vị trí trung tâm của sự phát triển, coi nguồn lực con người là nguồn lực lâu bền nhất, quan trọng nhất trong sự phát triển. Do đó, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các mục tiêu chiến lược của tỉnh, con người luôn được xác định là nguồn năng lực đóng vai trì quyết định, nằm trong tổng thể nhưng chi phối các nguồn lực khác, nguồn lực con người luôn là “ tiền đề” của các nguồn lực hiện có

và luôn được thể hiện với tư cách vừa là chủ thể, vừa là khách thể của mọi quá trình kinh tế - xã hội.

Hai là: Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa

mang tính chiến lược, lâu dài của tỉnh.

Nói tới nguồn nhân lực là muốn nói tới mặt số lượng và chất lượng của nó. Số lượng nguồn lực con người là lực lượng lao động và khả năng cung cấp lực lượng lao động cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Số lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nếu số lượng không tương xứng với sự phát triển sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình CNH, HĐH và thực hiện các mục tiêu xã hội.

Yếu tố quan trọng nhất trong nguồn lực con người là chất lượng nguồn nhân lực. Nói đến chất lượng nguồn nhân lực là nói đến hàm lượng trí tuệ, trong đó bao gồm: Trình độ tay nghề, phẩm chất tốt đẹp của người lao động, thể lực cường tráng, tâm hồn trong sáng, biết cảm nhận cái đẹp, có văn hoá lao động công nghiệp,..trong các yếu tố đó, yếu tố trí tuệ là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, thời gian qua Đảng bộ Vĩnh Phúc đã phối hợp với các sở, ban, ngành trong tỉnh như: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ tập trung chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực, chú trọng cả về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực. Dưới sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh cùng các sở, ban, ngành, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân tỉnh đã ra hàng loạt các Nghị quyết, tổ chúc hàng loạt các Hội nghị chuyên đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong địa phương như: Nghị quyết số 04 về “Phát triển khoa học và công nghệ”; Nghị quyết số 05 về “Dạy nghề cho lao động nông thôn dành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị”; Nghị quyết số 06 về “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; Nghị quyết số 13 về “Phát triển giáo dục trung học chuyên nghiệp - dạy nghề và nâng cao chất lượng đào tạo

nguồn nhân lực”; Nghị quyết số 16 về “Phát triển đội ngũ lao động trong các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”,...

Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế tri thức đã mang lại những biến động to lớn trong phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực được biểu hiện ở cả số lượng lao động, tiềm năng lao động, đội ngũ lao động, đào tạo lại, đào tạo mới và quản lý nguồn nhân lực. Hiện nay, ở Vĩnh Phúc nguồn nhân lực trực tiếp tạo ra của cải vật, lao động trong các đơn vị sản xuất kinh doanh đang ở nhiều cấp độ khác nhau, trong đó chủ yếu là ở trình độ trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và lao động phổ thông. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược của tỉnh trong thời gian tới đòi hỏi phải đẩy nhanh tiến trình phát triển nguồn nhân lực ở cấp trình cao hơn. Tất nhiên, trong những năm tới trước nhu cầu bức thiết về nguồn nhân lực của tỉnh mà trực tiếp là các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh, Vĩnh Phúc cần đào tạo ngay 20.000 lao động ở tình độ trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề và bán lành nghề. Thời gian qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã đầu tư trên 80 tỷ đồng để phục vụ công tác đào tạo cho 14.000 lao động tại vùng có đất nông nghiệp bị thu hồi.

Hiện tại, Uỷ ban nhân dân tỉnh đang triển khai dự án đào tạo nghề lớn nhất từ trước đến nay từ nguồn vốn đầu tư 2.000.000 Euro của Cộng hoà Liên bang Đức. Đây là dự án do Ngân hàng tái thiết Đức (KFW) tiến hành giải ngân, Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) hỗ trợ về công nghệ, đồng thời cam kết hỗ trợ 1.00.000 Euro đào tạo, tập huấn đội ngũ giáo viên và chuyển giao công nghệ cho tỉnh.

Sau khi khảo sát nhu cầu nguồn nhân của 170 doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI và DDI trong tỉnh, ba nghề mũi nhọn được chọn đào tạo trong dự án là: Cơ khí chế tạo, Điện - Điện tử và Sửa chữa, Lắp ráp ô tô.

Như thế, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, đồng thời chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức theo đường lối hội nhập, mở của, tức là phải chú ý tới đội ngũ lao động đại bộ phận là nông dân, lực lượng lao động trẻ và đội

ngũ lao động phục vụ cơ khí hoá, tin học hoá. Nghĩa là Vĩnh Phúc phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho cả ba nền kinh tế: Kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức.

Là một tỉnh nông nghiệp, dân cư phần lớn sống trong nông nghiệp, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc nội của tỉnh, lực lượng lao động chính vẫn là nông nghiệp, nông thôn. Trong những năm gần đây, nhất là từ sau sau 2004, khi tỉnh tự điều chỉnh được mức thu - chi ngân sách mà không phải nhờ đến sự viện trợ ngân sách từ Trung ương, cơ cấu lao động của tỉnh có sự chuyển biến rõ nét theo hướng tăng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, lao động trí thức nhằm đáp ứng sự chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế.

Do lợi thế về vị trí địa lý, tỉnh có nhiều cơ hội để phát triển năng động nền kinh tế, phát triển đa dạng các loại hình sản xuất kinh doanh, các ngành nghề kinh tế. Chính sách thu hút đầu tư hợp lý đã làm cho vốn đầu tư tăng trưởng nhanh, nhất là đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng theo quan điểm phát triển công nghiệp là nền tảng. Kết quả đem lại là sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô, hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệ. Điều này, tác động lớn đến quá trình chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của giáo dục trung học chuyên nghiệp dạy nghề với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)