Giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của giáo dục Trung học chuyên nghiệp Dạy nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của giáo dục trung học chuyên nghiệp dạy nghề với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 106 - 127)

chuyên nghiệp - Dạy nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc

Từ thực trạng của giáo THCN - DN ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, để làm cho giáo dục và đào tạo của tỉnh nói chung, giáo dục THCN - DN nói riêng thực sự trở thành “quốc sách hàng đầu”, phát huy nhân tố con người với tư cách là động lực trực tiếp cho sự phát triển của tỉnh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh và để thực hiện các mục tiêu lớn của giáo dục là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho tỉnh cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

Một là: Đổi mới tư duy về giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề.

Đây là giải pháp cơ bản và quan trọng đảm bảo sự thông suốt trong toàn bộ quá trình cải cách giáo dục của tỉnh nói chung, giáo dục THCN - DN nói riêng. Không có tư duy giáo dục mới về giáo dục THCN - DN, nhất là về công tác đào tạo nghề thì không thể tiến hành công tác phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và nâng cao chát lượng nguồn nhân lực con người phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH.

Đổi mới tư duy về giáo dục THCN - DN có thể hiểu là thay đổi cách nghĩ, cách làm, thay đổi từ trong chiều sâu bản chất của cấp trình giáo dục này trong điều kiện mới. Để tiến hành công việc này, trước hết cần xác định quan niệm về mục tiêu, yêu cầu đào tạo và chức năng của các cơ sở giáo dục THCN - DN. Từ đó, mới thấy rõ sự cần thiết phải thay đổi cách dạy - học, thay đổi nội dung, phương pháp, tổ chức quản lý giáo dục như thế nào để đạt được mục tiêu: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và làm gia tăng tối đa các giá trị về nguồn nhân lực thông qua giáo

dục và đào tạo. Cần coi trọng rèn luyện cho người lao động những năng lực lao động cần thiết của xã hội hiện đại như: biết tư duy độc lập, tự chịu trách nhiệm trong công việc, tức là xoá bỏ tình trạng bao cấp về tư duy của người lao động chỉ biết ngoan ngoãn vâng lời mà không biết tư duy động, tư duy sáng tạo trong công việc. Rèn luyện các phẩm chất cơ bản của người lao động hiện đại: biết bao dung, biết giao tiếp và hợp tác, biết làm việc có hiệu quả, có tư duy cởi mở với cái mới, thích tìm tòi khám phá, không ngại đương đầu với những khó khăn thử thách, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm vì mục đích cao nhất là trung thực và sáng tạo. Đây là những đức tính tối cần thiết của người lao động trong đời sống xã hội hiện đại phải có. Làm được điều đó mới có thể nói tới những vấn đề lớn lao hơn trong các chiến lược và những mục tiêu về con người và vì con người. Đồng thời, trong quá trình ấy cũng cần phải quan tâm đến giáo dục thẩm mỹ, giáo dục xúc cảm cho người lao động, đào tạo cho xã hội những người lao động có tâm hồn và thể chất cường tráng, khoẻ mạnh. Để thực hiện được các nội dung này cần:

+ Đảm bảo công bằng, dân chủ trong giáo dục THCN - DN. Đây không chỉ là một nguyên tắc đạo đức mà còn là điều kiện để đảm bảo sự phát triển của xã hội. Chỉ khi có dân chủ, công bằng trong giáo dục, chỉ khi mọi người lao động đều có cơ hội học tập và thành đạt ngang nhau thì tiềm năng trí tuệ của toàn xã hội mới được tận dụng và khai thác triệt để phục vụ các quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Giáo dục THCN - DN cần phải có nhiều hình thức đào tạo đa dạng, phong phú như ở cấp trình của giáo dục cao đẳng, đại học, không nên kìm chế, gò bó mọi người trong một kiểu đào tạo như nhau, tạo cho người lao động nhiều cơ hội lựa chọn, nhất là thế hệ trẻ phát triển tài năng. Đồng thời, cho phép họ có điều kiện chuyển sang hướng khác khi thấy cơ hội hoặc thấy sự lựa chọn của mình chưa phù hợp với điều kiện thực tế.

+ Cần mở rộng hình thức đào tạo liên thông lên cao đẳng, đại học. Xã hội ngày càng phát triển và đang tiến tới trình độ của một xã hội văn minh, đòi hỏi từng công dân trong xã hội phải tự mình và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn,

nghề nghiệp, trình độ học vấn. Do đó, xu hướng tất yếu là phải tiến tới mở rộng các hình thức liên kết đào tạo, tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ học vấn, trình độ tay nghề và có cơ hội học tập suốt đời. Điều này, đòi hỏi cần có tư duy mới, thay đổi lớn trong quan niệm của các cấp quản lý, các cơ sở giáo dục THCN - DN trên địa bàn tỉnh, nhất là trong xu thế phát triển hiện nay, tỉnh cần chú ý phát triển các hình thức liên thông, liên kết đào tạo cho các ngành kỹ thuật, nghiệp vụ du lịch, tin học, ngoại ngữ,...

Trong khi nâng cao mặt bằng dân trí nói chung, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trực tiếp là đội ngũ người lao động phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nói riêng, việc mở rộng các hình thức liên kết đào tạo, tạo điều kiện nâng cao trình độ về mọi mặt cho nguồn nhân lực, giáo dục THCN - DN không thể xem nhẹ nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, nhất là các công nhân kỹ thuật bậc cao, thợ lành nghề có tay nghề giỏi. Trái lại, phải chú trọng phát triển tài năng của người lao động.

+ Cần cải tổ cách thức quản lý giáo dục THCN - DN. Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách, đổi mới thành công quá trình giáo dục THCN - DN, việc làm đầu tiên là cần phải cải tổ quản lý giáo dục. Trước hết cần có sự quy định cụ thể về cơ quan chủ quản của phân hệ này trong hệ thống giáo dục quốc dân của cả nước nói chung, ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, tránh sự chồng chéo, bất cập và thiếu tính đồng bộ như hiện nay. Quyền quản lý giáo dục THCN - DN thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hay Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ nên giao quyền cho một cơ quan chủ quản, làm tốt được điều này sẽ giảm bớt được phí tổn rất lớn hàng năm. Theo quy định của Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005 thì giáo dục THCN - DN gọi chung là giáo dục Nghề nghiệp, gồm hai hệ Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Tuy nhiên, hệ thống này đang bị tách làm hai mảng. Chính sự quy định không rõ ràng này gây ra tình trạng khó quản lý, chồng chéo giữa các Bộ, Ngành trong công tác hoạch định chiến lược phát triển phân hệ giáo dục này trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Đồng thời, gây khó khăn cho công tác quản lý của các địa phương, trong đó có Vĩnh Phúc.

Hiện nay trong tỉnh, do chưa thống nhất được cơ quan quản lý của phân hệ giáo dục này nên có hai cơ quan chủ quản cùng quản lý một cấp trình độ và chỉ để làm các công việc như nhau: tuyển sinh, xây dựng chương trình, giáo trình,... Việc thêm đầu mối quản lý dẫn đến sự phình ra biên chế khiến các cơ sở giáo dục THCN - DN, của tỉnh chịu sự quản lý chồng chéo của nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau. Thực tế này đã vô tình làm cản trở sự phát triển của giáo dục THCN - DN, cũng như cơ hội học tập của người lao động. Bên cạnh đó, việc thiếu thống nhất về trình độ trong giáo dục THCN - DN dẫn đến không thể xác định nhu cầu từ doanh nghiệp và xã hội, không xác định được nhu cầu nhân lực ở mỗi trình độ nên không thể sắp xếp, quy hoạch các cơ sở đào tạo nhân lực để cung ứng cho thị trường có hiệu quả.

Hai là: Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp, đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao.

Trong điều kiện hiện nay của tỉnh, để phát huy tối đa các lợi thế sẵn có, yếu tố quyết định là nguồn lao động có trình độ cao, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng. Muốn vậy cần bổ sung quy hoạch hệ thống các trường đào tạo cấp trình THCN - DN, đặc biệt là các trường đào tạo nghề. Khuyến khích và tạo điều kiện để các trường đại học, cao đẳng tư thục ra đời trên cơ sở coi trọng chất lượng đào tạo, gắn chất lượng đào tạo với thị trường lao động, ưu tiên cho các trường kỹ thuật, công nghệ, khuyến khích thành lập các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, tin học chất lượng cao. Tập trung đầu tư mạnh cho các trường cao đẳng, THCN - DN trọng điểm của tỉnh, đầu tư, xây dựng ít nhất một trường đào tạo nghề của tỉnh hiện đại, đủ năng lực đào tạo công nhân có trình độ tay nghề chất lượng cao, có uy tín trong vùng, đủ sức thu hút học sinh trong và ngoài tỉnh. Có chính sách hỗ trợ cho các trường THCN - DN của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo.

Giáo dục THCN - DN của tỉnh cần đổi mới mạnh mẽ, nội dung, chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, tập trung vào các ngành mũi nhọn đang thiếu nguồn nhân lực có tay nghề của tỉnh như: cơ khí, lắp ráp ô tô, công nghiệp - xây dựng, điện - điện tử,... Tạo điều kiện để nhanh chóng tiếp thu sự

chuyển giao công nghệ của các tập đoàn kinh tế lớn đang đầu tư mạnh, phù hợp với yêu cầu của tỉnh, phục vụ thiết thực sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của các ngành, các lĩnh vực và từng địa phương nói riêng.

Tăng nhanh quy mô đào tạo nguồn nhân lực ở trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp trên cơ sở làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh ở bậc THPT để giúp học sinh, phụ huynh học sinh và người dân định hướng lựa chọn nghề nghiệp, khắc phục tình trạng đào tạo không gắn với thị trường lao động và việc làm, mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo. Thực hiện tốt điều này, trong thời gian tới các trường THCN - DN trên địa bàn tỉnh cần coi trọng việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy. Theo chúng tôi, các cơ sở giáo dục ở cấp trình này của Vĩnh Phúc cần:

+ Lấy mục tiêu đào tạo năng lực làm chính thay vì đào tạo kỹ năng, kiến thức làm chính. Chất lượng, hiệu quả của quá trình đào tạo được thể hiện qua năng lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Năng lực này bao gồm bốn thành tố cơ bản gắn bó chặt chẽ với nhau:

- Thành tố thứ nhất; khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức, chuyên môn được đào tạo,

- Thành tố thứ hai; kỹ năng, kỹ xảo thực hành đào tạo,

- Thành tố thứ ba; năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo, - Thành tố thứ tư; phẩm chất nhân văn được đào tạo.

Trên thực tế, năng lực của một người có thể được đào tạo trong nhà trường cũng như trong thực tiễn đời sống xã hội. Tất nhiên, trong cuộc sống có những người không qua bất cứ một trường, lớp đào tạo bài bản, chính quy nào nhưng nhờ năng lực tự học, tự tìm tòi, mở rộng và đào sâu tri thức cao, họ vẫn trở thành những người có năng lực cao, nhất là trong lĩnh vực nghề. Do đó, nhiều nhà giáo dục hiện nay coi giáo dục trong nhà trường chỉ là giáo dục ban đầu, đặt nền móng cho việc học tập suốt đời của người lao động. Họ có thể phát triển khôn lường những năng lực của mình sau khi tốt nghiệp, nhất là nguồn lao động sau khi tốt nghiệp các

trường nghề. Vì thế, cần phải đổi mới mục tiêu tập trung vào việc dạy năng lực là chính thay vì chỉ chú ý tới việc dạy kiến thức và kỹ năng là chính.

Muốn làm tốt việc này, cần chú trọng tới hai nội dung lớn: Một mặt, chương trình đạo tạo, đặc biệt là đào tạo nghề phải mềm dẻo, linh hoạt gồm hai phần phần cứng và phần mềm, phần cứng là những môn học cốt lõi, bắt buộc trang bị cho người học những tri thức cần thiết giúp họ bước vào cuộc sống nghề nghiệp trong tương lai một cách vững chắc, thổi bùng lên trong họ ngọn lửa khát khao cống hiến, yêu lao động, yêu chế độ, thiết tha phấn đấu xây dựng quê hương Vĩnh Phúc phồn thịnh, giàu tính nhân văn, nhân ái,...Phần mềm gồm các môn học tự chọn nhằm bổ trợ đắc lực cho công việc trong tương lai của người lao động, giúp họ không bị lúng túng khi đem áp dụng các tri thức đã học trong sách vở, trong nhà trường vào thực tiễn cuộc sống lao động, sản xuất. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy cần chú ý năng lực nhận thức, năng lực tư duy, phẩm chất nhân văn, kỹ năng, kỹ xảo ở trình độ cao để người học có thể phát huy hết tiềm năng vốn có của mình đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, của thời đại bùng nổ thông tin, gia tốc khoa học kỹ thuật và toàn cầu hoá hiện nay. Đây chính là giải pháp hữu hiệu để rút ngắn khoảng cách khác biệt giữa mục tiêu đào tạo và yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh trong quá trình hội nhập, phát triển. Đồng thời, hạn chế tới mức thấp nhất sự “vênh lệch” giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo.

+ Các cơ sở giáo dục THCN - DN của tỉnh cần phải đào tạo theo địa chỉ thay vì đào tạo tràn lan, thiếu trọng điểm như hiện nay, nhất là hệ THCN (trung cấp chuyên nghiệp).

Nguồn học sinh, học viên tuyển vào các trường THCN - DN trên địa bàn tỉnh chủ yếu dựa vào việc xét tuyển học lực bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông, một số trường tiếp nhận các em có điểm thi cao đẳng, đại học dưới điểm sàn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì thế, kết quả là mất cân đối trong các ngành nghề, vùng miền và chính sách cần được đào tạo. Nhiều ngành mở ra không tuyển được học sinh, học viên, trong khi nhiều ngành, nghề lại quá tải. Một thực tế

là sau khi học sinh trượt đại học hoặc vì nhiều lí do khác thì học sinh mới chấp nhận học tại các cơ sở giáo dục THCN - DN. Do đó, tâm lý của các em là thích chọn các ngành nghề mà tên gọi phải “oai”, phải “kêu” như: Quản trị mạng, Công nghệ thông tin, Quản trị doanh nghiệp, Kế toán ngân sách,... điều này tác động không tốt tới cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh. Để đảm bảo cung cấp cho thị trường nhân lực đủ về số lượng và chất lượng nguồn lao động cần phải thực hiện các giải pháp mạnh và đồng bộ như: hạn chế chỉ tiêu ở các trường THCN, tăng chỉ tiêu cho các trường đào tạo nghề, nhất là hệ đào tạo nghề dài hạn; tuyển dụng đủ giáo viên cho các cơ sở dạy nghề, đào tạo nghề; bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề nghiệp; tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nghề; khai thác triệt để nguồn nhân lực đã qua đào tạo nghề nhằm tiếp cận nhanh các kiến thức kỹ thuật mới; tăng cường kinh phí đầu tư cho phát triển đào tạo nghề; tăng cường đầu tư xây dựng, mua thiết bị dạy nghề hiện đại...

+ Ngoài việc đổi mới mục tiêu, giáo dục THCN - DN cần phải tiến hành và tiến hành ngay việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo.

Đây là yêu cầu cần kíp không chỉ riêng của phân hệ giáo dục này ở Vĩnh Phúc, mà là yêu cầu chung của toàn bộ phân hệ này trong hệ thống giáo dục quốc

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của giáo dục trung học chuyên nghiệp dạy nghề với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 106 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)