Thực trạng của giáo dục Trung học chuyên nghiệp Dạy nghề ở Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của giáo dục trung học chuyên nghiệp dạy nghề với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 69)

Vĩnh Phúc

Đánh giá thực trạng giáo dục nói chung, giáo dục THCN - DN nói riêng là một công việc đầu tiên và quan trọng, là điều kiện tiên quyết để xác định đúng các mục tiêu chiến lược, đồng thời, đưa ra được các giải pháp khả thi. Tuy nhiên, đây là một việc làm khó khăn và phức tạp, bởi lẽ “sản phẩm” của giáo dục nói chung, giáo dục THCN - DN nói riêng là nhân cách, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ nghề nghiệp, mức độ thành thạo công việc sau khi rời ghế nhà trường,... được hình thành trong một quá trình lâu dài, qua nhiều giai đoạn, chịu sự chi phối của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài hệ thống giáo dục. Do vậy, không thể dễ dàng thấy được, đo lường được như các sản phẩm của quá trình sản xuất vật chất khác. Chẳng hạn như ở nước ta hiện nay, để có được một nền học vấn phổ thông đầy đủ cần 12 năm, đào tạo THCN - DN từ 1 - 3 năm, đào tạo cao đẳng, đại học từ 3 - 6 năm, còn đào tạo, bồi dưỡng sau dại học thường xuyên diễn ra trong suốt thời gian hoạt động nghề nghiệp. Qua đó, có thể thấy rằng những gì được đào tạo trong nhà trường hôm nay

không thể đánh giá một cách nóng vội, mà phải mất hàng chục năm mới có điều kiện đánh giá đầy đủ, chính xác. Mặt khác, những thành tựu giáo dục hiện có là kết quả kế thừa của nền giáo dục dưới chế độ mới và hàng năm văn hiến của dân tộc.

Giáo dục THCN - DN là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân , đồng thời, nó cũng là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế - xã hội. Sự phát triển của nền giáo dục nói chung, giáo dục THCN - DN nói riêng vừa bị chi phối, vừa có tác động qua lại với nhiều nhân tố khác như: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ... Những mối quan hệ này có lúc trực tiếp, có lúc gián tiếp, có lúc tức thời, có lúc lâu dài. Vì thế, việc thực thi các chủ trương, chính sách về giáo dục và kết quả của nó mang lại phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết một cách đúng đắn, hợp quy luật các mối quan hệ này.

Giáo dục nói chung, giáo dục THCN - DN nói riêng là lĩnh vực có tính nhạy cảm xã hội cao, diễn ra hàng ngày và được cả xã hội quan tâm, từ việc tham gia vào quá trình giáo dục đến việc đánh giá, thẩm định các hoạt động của nó. Giáo dục THCN - DN, đặc biệt là vấn đề dạy nghề và hướng nghiệp cho thanh niên luôn được các phương tiện thông tin đại chúng hết sức quan tâm, giành nhiều thời gian đăng tải, có lúc là những thông tin đúng, chính xác. Nhưng cũng có lúc là những thông tin trái chiều, thiếu chính xác và gây “nhiễu” khiến nhiều người có cái nhìn sai lệch. Có thể nói, đây là một căn bệnh của xã hội Việt Nam trong một thời gian khá dài. Ngay cả hiện nay, xã hội và bản thân người học, người lao động cũng chưa nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của giáo dục Nghề nghiệp trong xã hội hiện đại. Vì vậy, đánh giá đúng thực trạng của giáo dục THCN - DN trên bình diện vĩ mô nói chung và ở tầm vi mô nói riêng (trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc) cần có một cái nhìn khách quan, lâu dài và toàn diện trong mối quan hệ của các hệ thống.

* Những thành tựu của giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc

Phát triển giáo dục và đào tạo là phát triển nền tảng cho sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển bền vững của tất cả các quốc gia nói chung, của Việt Nam nói riêng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua hoạt động giáo dục và đào

tạo là nâng cao hoạt động trí lực cho người lao động, nhằm mục đích tạo ra đội ngũ những người lao động có đủ tri thức khoa học chuyên môn sâu, rộng, tác phong công nghiệp hiện đại và đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Thế giới đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức, trong các nước OECD, kinh tế tri thức đã chiếm hơn 50% GDP, ngay ở các nước trong khu vực châu Á, cận kề với nước ta như: Hàn Quốc, Singgapo, Nhật Bản, Đài Loan,... tỷ lệ này cũng là 42%. Để thích nghi với xu thế này, các nước nói trên đã chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nâng cao nhân tố về trí lực thông qua giáo dục và đào tạo.

Trên con đường CNH, HĐH của mình, Việt Nam đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ: Chuyển biến nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và tận dụng cơ hội “đi tắt, đón đầu” để đi thẳng vào các ngành công nghệ cao của nền kinh tế tri thức. Đây không chỉ là nhiệm vụ của nước ta ở tầm vĩ mô, mà đã trở thành nhiệm vụ chung của từng người dân Việt Nam, của từng địa phương trên phạm vi cả nước trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc. Để có thể đồng thời thực hiện và giành thắng lợi vẻ vang hai nhiệm vụ trọng đại ấy thì phát triển giáo dục và đào tạo được xem là một trong những động lực và là động lực quan trọng; là khâu đột phá, mở đường thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH; là điều kiện để khơi dậy, phát huy nguồn lực con người; là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Trong đó, giáo dục THCN - DN là một trong những bộ quan cấu thành quan trọng.

Việc thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu của Vĩnh Phúc đã tạo được những thành tích đầy ấn tượng, đặc biệt là từ sau ngày tái lập tỉnh. Giáo dục THCN - DN của tỉnh Vĩnh Phúc đã thu được những thành tựu đáng kể, các thành tựu đó được cụ thể như sau:

Ngay sau khi tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc có 03 trường THCN: Trường THSP Vĩnh Phúc (nay là trường CĐSP Vĩnh Phúc), Trường Trung học Văn hoá Nghệ

thuật Vĩnh Phúc và Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật (nay là trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật); có 01 trường DN: Trường đào tạo công nhân lành nghề (nay là trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp); có 02 trung tâm đào tạo nghề: Trung tâm đào tạo nghiệp vụ ngành xây dựng và Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm phụ nữ. Trên địa bàn tỉnh, trong thời gian này có một số trường THCN - DN của Trung ương như: Trường Trung học Nghiệp vụ Thuỷ lợi, Trường Trung học Địa chính, Trường Trung học Văn thư và Lưu trữ, Trường Trung học Xây dựng số 4, Trường Công nhân kỹ thuật Việt - Hung, Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải, Trường Trung học Công nghiệp Phúc Yên, Trường Trung học nghề số 11 của Bộ quốc phòng,... Sau 11 năm tái thiết và phát triển, tính đến hết tháng 10 năm 2008 trên địa bàn tỉnh có 47 trường THCN, DN và cơ sở đào tạo nghề bao gồm:

- 04 trường Cao đẳng nghề: Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp, Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Cơ khí xây dựng số 1, Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc, Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội;

- 03 trường Trung cấp nghề: Trường Trung cấp nghề số 2, Trường Trung cấp nghề số 11, Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Xây dựng và Nghiệp vụ;

- 14 Trung tâm dạy nghề;

- 10 trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và 16 cơ sở khác có dạy nghề.

Để đáp ứng nhu cầu học tập và học nghề của người lao động, cũng như nhu cầu tuyển dụng lao động của xã hội, của các doanh nghiệp ngày một gia tăng cả về số lượng và chất lượng, các cơ sở giáo dục THCN - DN trên địa bàn tỉnh đã chủ động tổ chức quá trình đào tạo và đào tạo các nghề mới gắn với nhu cầu của xã hội, của thị trường lao động, mở rộng quy mô và nâng cao năng lực đào tạo. Bên cạnh hình thức đào tạo chính quy, tập trung cho học sinh, sinh viên và người lao động, họ còn được đào tạo dưới nhiều hình thức như: vừa làm, vừa học, đào tạo tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tại các doanh nghiệp, các làng nghề truyền thống, dạy nghề lưu động tại các địa phương cho lao động nông thôn.

Số lượng học sinh, sinh viên và người lao động qua đào tạo tăng lên đáng kể, từ 17.347 năm 1998, tăng lên 46.300 vào năm 2007, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo tại các cơ sở giáo dục THCN - DN đạt 35,3%. Năm học 2009 lao động qua đào tạo của tỉnh ở các cấp trình khác nhau là:

+ Đào tạo Cao đẳng nghề và Trung học chuyên nghiệp: 9.367 người,

+ Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã tuyển mới 36.400 người, bao gồm: - Đào tạo tại cơ sở dạy nghề: 26.900 người,

- Hệ sơ cấp nghề: 17.952 người, - Hệ trung cấp nghề: 3.150 người,

- Hệ Bổ túc văn hoá và Trung cấp nghề: 3.348 người,

+ Đào tạo tại các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ khoảng 8.700 người, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng, xuất khẩu lao động: 2.100 người. Đến giữa năm 2009 tỷ lệ lao động qua đào tạo của Vĩnh Phúc ước đạt 42,3%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 31,8%, tỷ lệ lao động qua đào tạo THCN là 5,7%.

Đi liền với sự tăng nhanh về số lượng và quy mô học sinh, sinh viên và người lao động được qua đào tạo, là đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng tăng nhanh về số lượng và chất lượng, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trong các trường và cơ sở đào tạo nghề. Nếu năm 1998, hệ thống giáo dục THCN - DN trên địa bàn tỉnh có 865 giáo viên, trong đó có 8,8% trình độ trên đại học, 71,2% trình độ đại học, cao đẳng và 20% trình độ Trung học nghề, thì sau 10 năm con số này là 1.567 cán bộ giảng dạy tại các trường THCN- DN. Trong đó trình độ trên đại học: 268 cán bộ giảng dạy, chiếm tỷ lệ 17,1%, trình độ đại học có 778 cán bộ giảng dạy chiếm tỷ lệ 49,6%, trình độ cao đẳng có 180 cán bộ giảng dạy, chiếm tỷ lệ 11,5%, trình độ trung cấp, thợ lành nghề bậc cao có 341 cán bộ giảng dạy, chiếm tỷ lệ 21,8%.

Xác định nhân lực là nguồn quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, là nhân tố quyết định thành công sự nghiệp CNH, HĐH và hội

nhập kinh tế quốc tế của tỉnh. Ngay sau khi tái lập tỉnh, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã thông qua Đề án số 01/ ĐA-TU “Về nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2000”. Tỉnh uỷ đã đề ra những định hướng và mục tiêu của giáo dục và đào tạo đến năm 2000, đồng thời đề ra những chương trình và giải pháp cụ thể. Đề án chỉ rõ: Mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lưc. Năm 2001, tại Đại hội đại biểu Tỉnh lần thứ XIII, Đảng bộ tỉnh đã đề ra 10 chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm, trong đó có giáo dục và đào tao, đồng thời xác định: Giáo dục đào tạo và Đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động. Năm 2005, Hội đồng nhân dân Tỉnh ra Nghị quyết số 05 đã xác định rõ mục tiêu dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động giành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh là đào tạo nghề cho các đối tượng là con em nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp, nhằm trang bị cho người lao động một nghề khác hoặc kiến thức khoa học, kỹ thuật giúp họ tự tạo việc làm và có thu nhập ổn định.

Ngày 25/12/2008, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá XIV đã ban hành Nghị quyết số 06 “Về phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. Đây là cơ sở lí luận và khoa học quan trọng để các cơ sở giáo dục THCN - DN trên địa bàn tỉnh đưa ra những chủ trương, chính sách đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho tỉnh. Đặc biệt là vấn đề đào tạo nghề cho người lao động, người công nhân - đối tượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đội ngũ những người lao động đã qua đào tạo như: Kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề, bán lành nghề phát triển và cả về số lượng và chất lượng ngày càng khẳng định vai trò quyết định trong sự nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, trong toàn tỉnh có gần 100.000 người đang làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. Số lao động có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ là 40%. Trình độ học vấn của người lao động đã tăng lên đáng kể so với trước năm 2000. Theo số liệu khảo sát của Liên đoàn lao động tỉnh ở 1.142 doanh nghiệp với 68.722 công nhân

cho thấy số người có trình độ cao đẳng trở lên có 8.132 người, chiếm 12%, trình độ THCN và tương đương có 6.258 người, chiếm 9%, công nhân kỹ thuật có 35.525 người, chiếm 27% [19, tr.40-tr.41].

Là một tỉnh có kết quả thu hút các dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước cao, vì vậy, số người lao động đang làm việc trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tới 28.500 người, trong đó có gần 80% lao động của địa phương. Đáng lưu ý nhất trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tỷ lệ lao động có trình độ học vấn có cơ cấu khác biệt. Trong số 14,894 lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (số lao động được khảo sát) có 1.331 người có trình độ học vấn đại học và cao đẳng, chiếm 8,9%, THCN và tương đương có 1.604 người, chiếm 10,72%, công nhân kỹ thuật là 5.529 người, chiếm 37,4%, lao động phổ thông là 6.430 người, chiếm 43% (chủ yếu là người trong tỉnh). Từ đó cho thấy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng số lượng lao động lớn phổ thông (43%), trong khi đó đối tượng lao động này (trong cơ cấu nguồn nhân lực có trình độ học vấn, tay nghề chung của tỉnh là 27%), lao động phổ thông chủ yếu là con em làm nông nghiệp của tỉnh được tuyển dụng vào làm việc. Có thể nói, đây là nguồn tuyển rất lớn của các trường THCN - DN trong tỉnh, đồng thời chỉ mất từ 1-3 năm đào tạo, lực lượng lao động này sẽ đóng góp rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các mục tiêu phát triển lâu dài của tỉnh.

Trước thực tế đó, để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, những năm qua, Vĩnh Phúc đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp quan trọng, trong đó phát triển giáo dục và đào tạo đặc biệt là đào tạo nghề nghiệp, đẩy nhanh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh được coi là giải pháp đột phá nhằm cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, giải phóng sức sản xuất, thu hút mạnh các nguồn lực cả bên trong và bên ngoài đầu tư cho phát. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc nâng cao và phát triển chất lượng nguồn nhân lực thông qua hoạt động giáo dục và đào tạo, nhất là tạo nguồn lao động trực tiếp sản xuất, vận hành các trang thiết bị và công nghệ hiện đại mà nhờ chính sách “Trải thảm đỏ”

trong đầu tư của tỉnh mang lại, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các sở, ban, ngành nhanh chóng bắt

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của giáo dục trung học chuyên nghiệp dạy nghề với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)