Đẩy mạnh việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

Một phần của tài liệu Công đoàn dệt may trong việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (qua khảo sát một số doanh nghiệp Dệt May khu vực phía Bắc) (Trang 115)

động nữ

Trong các doanh nghiệp ngành Dệt May hiện nay lao động nữ chiếm tỷ lệ tới 70 - 80% tổng số lao động. Do đó, có thể nói việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ ngành Dệt May không chỉ có ý nghĩa đối với vấn đề nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của ngành mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Với tính chất đặc thù, người lao động trong ngành Dệt May chỉ làm việc có hiệu quả, đảm bảo năng suất và chất lượng trong độ tuổi từ 25 đến 35. Trong khoảng thời gian này, phụ nữ ngành Dệt May lại đang gánh vác những vai trò rất quan trọng trong gia đình là sinh đẻ, nuôi dạy con cái và chăm lo gia đình. Thêm vào đó là những áp lực của công việc lại đè nặng như lương thấp, cường độ lao động cao, làm thêm giờ, môi trường làm việc độc hại, thời gian chăm lo gia đình

ít, thêm vào đó là đời sống tinh thần nghèo nàn, phương tiện giải trí hạn chế, đa số làm việc xa nhà, trong khi chế độ nhà ở, nhà trẻ, trường học vẫn rất thiếu hoăc không đáp ứng được yêu cầu của chị em…

Qua khảo sát một số doanh nghiệp Dệt May phía Bắc và thống kê của ngành cho thấy: Khoảng 65% lao động nữ là người từ các địa phương khác đến. Nhu cầu về nơi gửi trẻ cho con công nhân là rất lớn nhưng hiện nay hầu hết các khu chế xuất, khu công nghiệp nơi địa bàn hoạt động của doanh nghiệp chưa có nhà giữ trẻ, trường học khiến công nhân và người lao động gặp không ít khó khăn tìm chỗ gửi con. Hoặc các ràng buộc về thủ tục đăng ký hộ khẩu, tạm trú... gây ra nhiều khó khăn cho chị em trong việc trông giữ trẻ, cho con đi học v.v.

Hiện nay nhiều chính sách, chế độ đối với lao động nữ của ngành Dệt May chưa đi vào cuộc sống. Cụ thể như các quy định về đào tạo thêm nghề cho lao động nữ khó khả thi vì chế độ làm việc theo ca kíp, làm thêm giờ nên khó bố trí được thời gian học, hay sức khỏe đã suy giảm cho dù đã được đào tạo lại thì cũng rất khó tìm được việc làm mới. Mặt khác, các quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc tuyển dụng, tổ chức nhà trẻ, hỗ trợ kinh phí... cho lao động nữ chủ yếu là định tính, nặng tính hình thức khẩu hiệu chung chung mà không định lượng cụ thể, lại không có chế tài kèm theo hoặc chế tài không đủ tính răn đe, cho nên nhiều doanh nghiệp không thực hiện. Để việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ trong các doanh nghiệp Dệt May có hiệu quả, cần thiết thực hiện các giải pháp:

- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật hiện hành về lao động nữ cho cả người lao động và người sử dụng lao động cũng như cán bộ Công đoàn.

- Có kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp của Tập đoàn.

- Cải thiện đời sống cho nữ công nhân Dệt May: Tăng lương, tăng thu nhập cho lao động nữ. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay lạm phát đang ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cho nên biện pháp này khó khả thi. Vì thế, việc xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như nhà ở, nhà trẻ, trường học, phúc lợi xã hội được đảm bảo cần phải

được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Đương nhiên chỉ riêng nỗ lực của doanh nghiệp thì chưa đủ, mà rất cần sự vào của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương.

- Các cơ quan chức năng cần thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp, người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm cho người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, bảo hiểm thất nghiệp… làm cho người lao động nói chung và lao động nữ của ngành yên tâm, gắn bó hơn đối với doanh nghiệp

- Giảm bớt áp lực của công việc thông qua các hoạt động chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc cho đội ngũ nữ công nhân Dệt May chính là việc đầu tư có hiệu quả của các doanh nghiệp Dệt May trong điều kiện hiện nay.

KẾT LUẬN

Bảo vệ lợi ích người lao động là chức năng bẩm sinh vốn có của tổ chức Công đoàn. Chức năng này có tính khách quan, không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng chủ quan, xuất phát từ địa vị kinh tế của giai cấp công nhân, người lao động mà người đại diện là tổ chức Công đoàn. Trong thời kỳ quá độ, chức năng của Công đoàn Việt Nam, trong đó có tổ chức Công đoàn Dệt May khác hẳn về chất dưới chế độ tư bản do sự thay đổi vị trí, vai trò của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trong quá trình xây dựng đất nước. Việc bảo vệ lợi ích người lao động của Công đoàn trong thời kỳ quá độ là sự bảo vệ có tính chất đặc biệt. Nó không phải tiến hành bằng cách đấu tranh chống lại Nhà nước, làm suy yếu Nhà nước, không mang tính đối kháng giai cấp, không phải là đấu tranh giai cấp. Công đoàn đại diện trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là nhằm xây dựng, phát triển mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, thông qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh cũng chính là góp phần xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế, chức năng bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động của Công đoàn nói chung và tổ chức Công đoàn Dệt May đòi hỏi phải có sự phát triển mới.

Hội nhập quốc tế đã tạo ra thời cơ, vận hội cho sự phát triển mới của ngành Dệt May Việt Nam. Nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức rất lớn đối với sự tăng trưởng, phát triển bền vững của ngành. Trước hết là việc xây dựng, phát triển mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, trong đó, tổ chức Công đoàn có sứ mệnh đặc biệt quan trọng không thể thay thế.

Thực tiễn phong trào công nhân, Công đoàn ngành Dệt May cho thấy để có thể thực hiện có hiệu quả vai trò đại diện trong việc bảo vệ quyền và lợi ích

của người lao động trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ trên các mặt từ pháp luật, thể chế, chính sách, công tác quản lý điều hành v.v. trong đó việc đổi mới công tác xây dựng tổ chức, phương thức hoạt động của bản thân tổ chức, đội ngũ cán bộ Công đoàn ngành Dệt May phải được chú trọng.

Mặt khác, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cần phải được tiến hành đồng bộ với việc thực hiện các chức năng tham gia quản lý, chức năng tuyên truyền giáo dục cũng như chức năng giám sát, phản biện xã hội.

Mục tiêu và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn Dệt May trong việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân, lao động trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế như đã trình bày trên đây là sự phản ánh sự phát triển của các điều kiện kinh tế-xã hội của ngành trong thời kỳ mới, đồng thời cũng cho thấy những yêu cầu, đòi hỏi mang tính cấp thiết đối với vai trò, nhiệm vụ của Công đoàn Dệt May trong việc xây dựng, phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp của ngành. Để có thể thực hiện có kết quả tích cực điều này, trong thời gian tới cần có một số khuyến nghị đối với Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tập đoàn Dệt May.

Đối với Nhà nước: Thực tế quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy

mạnh hội nhập quốc tế trong thời gian qua cho thấy những ngành sử dụng nhiều chất xám như các ngành công nghệ cao, ngành điện tử, sinh học được kỳ vọng sẽ đóng vai trò chủ đạo, nhưng thực tế chưa làm được. Trong khi đó theo tính toán của các chuyên gia, ngành Dệt May vẫn phải đảm nhận trọng trách này trong vòng từ 5 đến 10 năm nữa. Để thực hiện được điều này và thực hiện thành công Chiến lược phát triển của ngành thì Nhà nước có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của ngành nói chung và việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động hướng vào việc xây dựng, phát triển mối quan hệ lao động hài hòa, ổn

định và tiến bộ trong ngành Dệt May.

các chế độ chính sách đối với người lao động tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ.

Thứ hai, nâng cao hiệu lực pháp lý giải quyết tranh chấp lao động từ cơ sở của các cơ quan quản lý các cấp. Hiện nay, quan hệ chủ thợ ngày càng chi phối rõ nét. So với thời kỳ bao cấp vị trí, vai trò của công nhân có nhiều thay đổi, bị giảm sút do tính chất nhà nước ở trong các doanh nghiệp ngày càng mất đi dần. Mặc dù đã ban hành Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội… và kèm theo là một rừng các văn bản hướng dẫn thi hành nhưng vẫn không làm cho người lao động yên tâm khi quyền lợi của họ không được đảm bảo trên thực tế. Một trong những lý do cơ bản của tình trạng này là chế tài xử lý chưa đủ mạnh, chưa nghiêm, thiếu đi tính răn đe cần thiết.

Thứ ba, tăng cường việc xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội về nhà ở, phúc lợi xã hội cơ sở hạ tầng. Trong đó đáng chú ý là việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội, trường học, nhà trẻ, công trình phúc lợi phục vụ thiết thực đời sống công nhân lao động nói chung và công nhân lao động ngành Dệt May ở các khu công nghiệp, lao động tập trung.

Thứ tư, xây dựng thang bảng lương cơ bản phù hợp với ngành Dệt May để khi người lao động nghỉ hưu được hưởng mức trả bảo hiểm xã hội đủ sống và không bị thua thiệt so với người lao động ở một số ngành nghề khác.

Đối với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

- Xây dựng quy hoạch cán bộ Công đoàn cho Công đoàn ngành Dệt May để có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Do tính chất đặc thù về lao động của ngành như trình độ còn hạn chế, tỷ lệ biến động nguồn lao động cao… đã làm cho tình trạng hẫng hụt, thiếu không chỉ đối với cán bộ Công đoàn nhất là cán bộ Công đoàn cơ sở mà còn có nhiều bất cập về năng lực, kinh nghiệm. Nếu không có quy hoạch thì không thể khắc phục, hạn chế được tình trạng chắp vá đội ngũ cán bộ Công đoàn của ngành.

- Tiếp tục quan tâm chỉ đạo việc triển khai TƯLĐTT ngành Dệt May, các Liên đoàn lao động địa phương tuyên truyền, mở rộng đối tượng tham gia ở các

thành phần kinh tế, loại hình sở hữu.

- Có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác Công đoàn. Cụ thể xây dựng và thực hiện cơ chế đặc thù cho Công đoàn Dệt May để tăng thêm thu nhập cho cán bộ Công đoàn, để họ yên tâm công tác.

Đối với Tập đoàn Dệt May Việt nam

- Đẩy mạnh việc tái cấu trúc ngành Dệt May nhằm hướng tới phát triển bền vững. Sau hơn 10 năm hội nhập quốc tế, hiện nay tái cấu trúc ngành Dệt May trở nên cấp thiết. Việc tái cấu trúc nhằm các mục tiêu chủ yếu sau đây:

Một là, nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm của ngành, thông qua

đó có điều kiện cải thiện thu nhập, đời sống của người lao động. Như đã trình bày trên đây, hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của ngành vẫn là làm hàng gia công, lợi nhuận thấp, trong khi đó lợi thế nhân công giá rẻ không còn. Việc tái cấu trúc tập trung vào việc:

- Tăng tỷ trọng và chất lượng hàng FOB có lợi nhuận cao giảm tỷ trọng hàng gia công giá rẻ.

- Phát triển ngành theo chiều sâu như đầu tư cho khoa học, kĩ thuật, hiện đại hóa công nghệ sản xuất thông qua đó giảm số lượng công nhân, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động v.v. giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian gia công, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Thúc đẩy mạnh mẽ thương mại điện tử, số hóa, mã hóa hoạt động quản lý, phân phối.

Thứ hai, tái cấu trúc theo hướng sản xuất những sản phẩm sinh thái, sản

phẩm kĩ thuật cao để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao. Hiện nay, nhiều nước nhập khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam đã xây dựng những bộ tiêu chí về môi trường, về đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng… rất chặt chẽ. Đây không chỉ là vấn đề đảm bảo môi trường, quyền lợi người tiêu dùng mà còn là những rào cản thương mại rất khó vượt qua nếu viêc tái cấu trúc không được đẩy mạnh.

- Tiếp tục chỉ đạo mở rộng đối tượng tham gia ký TƯLĐTT ngành, đặc biệt là các đơn vị thành viên của Tập đoàn theo hướng “4 thực - đối tác thật, nội

dung thật, thương lượng thật và thực hiện thật”.

- Chế độ, chính sách của cán bộ Công đoàn Dệt May được hưởng như các thành viên trong Tập đoàn để đội ngũ cán bộ Công đoàn yên tâm công tác, phát huy vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ trong thời kỳ phát triển mới của ngành.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (hệ thống hóa - 2012), Luật Lao động 2013 (Có hiệu lực từ 01/05/2013), Luật Công đoàn (Có hiệu lực từ 01/01/2013)”, Nxb. Hồng Đức,

Thành phố Hồ Chí Minh.

2. TS. Hoàng Văn Cảnh, (2009), “Chức năng bảo vệ lợi ích của Công đoàn Việt Nam”, in trong "Kỷ yếu hội thảo khoa học giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước",

Trường Đại học Công đoàn, Hà Nội.

3. Công đoàn Dệt May Việt Nam (2011), Báo cáo tổng kết công tác Công đoàn năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012, Hà Nội.

4. Công đoàn Công ty Cổ phần May Hồ Gươm (2011), Báo cáo của BCH công đoàn khóa IV trình Đại hội Đại biểu Công đoàn Công ty Đánh giá phong trào công nhân viên chức và hoạt động Công đoàn Nhiệm kỳ 2008 - 2010; Phương hướng nhiệm kỳ 2011 - 2013, Hà Nội.

5. Công đoàn Ban Quản Lý Khu Công nghiệp tỉnh Ninh Bình (2012), Báo cáo tình hình đời sống và việc làm công nhân và người lao động,

Ninh Bình.

6. Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (2010), Hồ sơ đăng ký Thỏa ước lao động Tập thể.

7. Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (2010), Hồ sơ đăng ký Nội quy lao động.

8. Công ty cổ phần May Hưng Yên (2011), Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng bằng khen Tổng Liên đoàn cho việc thực hiện chương trình nhà ở, mái ấm công đoàn năm 2006 - 2011.

9. Công ty TNHH MTV C&M Vina (2011), Thỏa ước lao động tập thể.

Một phần của tài liệu Công đoàn dệt may trong việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (qua khảo sát một số doanh nghiệp Dệt May khu vực phía Bắc) (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)