Nâng cao nhận thức về vai trò đại diện của Công đoàn trong

Một phần của tài liệu Công đoàn dệt may trong việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (qua khảo sát một số doanh nghiệp Dệt May khu vực phía Bắc) (Trang 107)

xây dựng, phát triển quan lao động hài hòa, tiến bộ trong doanh nghiệp

Thông qua nhiều hình thức, các kênh thông tin đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người lao động và chủ sử dụng lao động về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển mối quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong doanh nghiệp và vai trò của Công đoàn trong công tác này. Tăng cường mở các lớp tập huấn cho tất các đối tượng, các bên, các chủ thể, cán bộ Công đoàn về chính sách, pháp luật, về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, về giải quyết tranh chấp lao động và đình công.

Thực tiễn cho thấy những kết quả tích cực đã đạt được cũng như hạn chế trong việc xây dựng và phát triển quan hệ lao động hài hòa tiến bộ trong các doanh nghiệp của ngành thời gian qua cho thấy phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của các chủ thể tham gia quan hệ lao động.

Về phía chủ sử dụng lao động: Trong thực tế, bên cạnh rất nhiều lãnh đạo,

chủ doanh nghiệp đã nhận thức đúng đắn vai trò của tổ chức Công đoàn trong các hoạt động của doanh nghiệp nói chung và trong việc xây dựng, phát triển mối quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ ở doanh nghiệp, thì còn khá nhiều người sử dụng lao động chưa nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết, tác dụng của vấn đề này. Những biểu hiện dễ nhận thấy là, việc thực hiện pháp luật về lao động, về Công đoàn của nhiều chủ sử dụng lao động chủ yếu là hình thức, nặng về đối phó với việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý mà chưa đi vào thực chất. Rất nhiều chủ sử dụng lao động chưa coi người lao động là tài sản quý giá của doanh nghiệp, chú trọng giảm tối đa về chi phí mà coi nhẹ đời sống người lao động… cho nên chỉ khi xảy ra tranh chấp lao động làm thiệt hại đến lợi ích kinh tế thì họ mới cần đến Công đoàn. Không ít chủ sử dụng lao động không những không tạo điều kiện mà còn gây khó khăn, thậm chí cản trở hoạt động của Công đoàn v.v. Trong đó đáng chú ý là việc chấp hành pháp luật trong việc thực hiện vai trò của Công đoàn trong ký kết, thực hiện Hợp đồng lao động,

Thỏa ước lao động tập thể, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế, bất cập.

Về phía người lao động: hiểu biết và nhận thức của người lao động về các

quy định của pháp luật lao động còn rất hạn chế. Cho nên có thể lý giải được hiện tượng tranh chấp, xung đột lao động dẫn tới đình công, ngừng việc tập thể không chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp có lợi nhuận sản xuất kinh doanh cao, mà cả trong những doanh nghiệp gặp khó khăn, lợi nhuận thấp, không ổn định v.v. Về nguyên tắc, người lao động được thỏa thuận tiền lương với chủ. Tuy nhiên, thực tế chỉ có người làm công tác quản lý (lực lượng lao động gián tiếp) mới được thỏa thuận về tiền lương vì có năng lực, trình độ; còn lại, lực lượng công nhân trực tiếp, chiếm số lượng đông đảo nhất (khoảng 80 - 90%) lại không được thỏa thuận về lương, do trình độ hạn chế. Các hiểu biết, nhận thức về vai trò của Công đoàn, về quyền lợi, trách nhiệm của người lao động trong việc thương lượng, ký kết và thực hiện Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể nhìn chung còn rất nhiều hạn chế, bất cập. Do đó nâng cao nhận thức quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và vai trò của Công đoàn trong việc xây dựng, phát triển quan lao động hài hòa, tiến bộ trong doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay vừa có ý nghĩa lâu dài, vừa mang tính cấp thiết. Yêu cầu này đòi hỏi thực hiện đối với tất cả các bên, các chủ thể trong quan hệ lao động.

Mục đích của việc đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức nhằm thay đổi hành vi của cả người lao động lẫn người sử dụng lao động hướng vào việc xây dựng, phát triển hài hòa về lợi ích của các bên, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành trong điều kiện hội nhập quốc tế. Giảm thiểu đến mức thấp nhất những tranh chấp trong quan hệ lao động ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Người lao động chỉ nên coi đình công là giải pháp cuối cùng để giải quyết tranh chấp lao động. Trước khi quyết định đình công, người lao động cần có sự thông báo đầy đủ, cụ thể các yêu sách đối với chủ sử dụng lao động, với các cơ quan chức năng. Trong khi đó, người sử dụng lao động cũng cần phải hiểu rằng, nếu việc trả lương người lao động quá thấp, không tương xứng với đóng góp của họ, không đảm bảo điều

kiện làm việc là trái với các nguyên tắc của kinh tế thị trường, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thì nhất định sẽ bị người lao động phản ứng, gây thiệt hại về kinh tế, hậu quả xấu cho chính họ, cho chính doanh nghiệp của họ.

Hiện nay, trong điều kiện ngành Dệt May hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn. Để nâng cao nhận thức cho các chủ thể của quan hệ lao động đòi hỏi:

- Đổi mới công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của đơn vị nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho công nhân lao động của ngành. Định kỳ kiểm tra, đôn đốc công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Công đoàn cơ sở.

- Tăng cường hơn nữa việc thông tin về hoạt động của hệ thống Công đoàn Dệt May Việt Nam trên các phương tiện báo, đài, tạp chí, Website

Một phần của tài liệu Công đoàn dệt may trong việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (qua khảo sát một số doanh nghiệp Dệt May khu vực phía Bắc) (Trang 107)