chính sách đối với người lao động
Tham gia xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban chấp hành Công đoàn với chính quyền các cấp; Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với người lao động; Xúc tiến việc thương lượng với đại diện người sử dụng lao động ký kết Thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt May, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa tiến bộ. Đẩy mạnh việc phối hợp giữa các Công đoàn cơ sở với chính quyền thành lập Hội đồng hòa giải lao động cơ sở.
Trên thực tế, mặc dù có tổ chức Công đoàn, hệ thống hùng hậu các cơ quan thanh tra, giám sát lao động, nhưng hiện nay trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình hình không ít trường hợp quyền và lợi ích chính đáng của người lao động bị vi phạm như bị kéo dài thời gian làm việc theo quy định mà không được hưởng tiền làm thêm giờ, môi trường làm việc thiếu vệ sinh, không có đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động. Thậm chí không có Hợp đồng lao động, hoặc có Hợp đồng lao động nhưng chủ không thực hiện các điều khoản, nhất là không đóng đầy đủ các loại bảo hiểm… Đã đặt công tác giám sát việc thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với người lao động của tổ chức Công đoàn các cấp, nhất là Công đoàn cơ sở trách nhiệm rất nặng nề, nhưng không thể thoái thác. Trước hết là việc chủ sử dụng lao động cố tình lờ đi hoặc vi phạm những quyền và lợi hợp pháp của người lao động đã được pháp luật quy định.
Điều có ý nghĩa cấp thiết và mang tính thời sự trong thời điểm hiện nay là việc đổi mới và nâng cao vai trò của Công đoàn trong việc ký kết và thực hiện Hợp đồng lao động. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 01/NQ-ĐCT của Đoàn Chủ
tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Đổi mới nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT”.
Thông qua việc thương lượng để đi tới ký kết TƯLĐTT, người lao động mới thể hiện được quyền dân chủ thông qua việc thỏa thuận với người sử dung về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng và các chế độ bảo hiểm... cao hơn luật định.
Đối với Công đoàn ngành Dệt May:
- Theo dõi quá trình thực hiện TƯLĐTT ngành, để đề xuất đàm phán, sửa đổi phù hợp với thực tế. Phối hợp với Hiệp hội Dệt May Việt Nam tuyên truyền, thu hút thêm các đơn vị tham gia. Phối hợp chỉ đạo việc xây dựng, đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện TƯLĐTT với các Công đoàn Dệt May địa phương.
- Công đoàn ngành Dệt May chỉ đạo các Công đoàn cấp trên cơ sở rà soát tình hình thương lượng, ký kết TƯLĐTT ở các Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng TƯLĐTT; đánh giá, phân loại theo mức độ thực hiện các quy định về TƯLĐTT để có căn cứ theo dõi, chỉ đạo, giúp đỡ các Công đoàn cơ sở trong việc thương lượng, ký kết TƯLĐTT.
- Tập trung đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, theo dõi, chỉ đạo, hỗ trợ Công đoàn cấp dưới, tập trung chỉ đạo, hỗ trợ Công đoàn cơ sở trong việc thương lượng, ký kết TƯLĐTT có chất lượng, đúng quy định của pháp luật về lao động.
- Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Công đoàn về kĩ năng đàm phán thương lượng TƯLĐTT.
Đối với Công đoàn cấp trên cơ sở:
- Rà soát tình hình thương lượng, ký kết TƯLĐTT ở các Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng TƯLĐTT, đánh giá, phân loại theo mức độ thực hiện các quy định về TƯLĐTT để có căn cứ theo dõi, chỉ đạo, giúp đỡ các Công đoàn cơ sở trong việc thương lượng, ký kết TƯLĐTT.
- Kịp thời nắm tình hình thương lượng, ký kết TƯLĐTT ở các Công đoàn cơ sở để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ Công đoàn cơ sở khi cần thiết trong qua trình thương lượng, ký kết TƯLĐTT.
- Hình thành tổ hoặc nhóm chuyên gia giúp Công đoàn cơ sở trong việc thương lượng, ký kết TƯLĐTT.
Đối với Công đoàn cơ sở và Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời trong các doanh nghiệp, đơn vị thuộc đối tượng áp dụng TƯLĐTT (gọi chung là CĐCS):
- Triển khai thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước, chỉ đạo của Công đoàn cấp trên về thương lượng, ký kết TƯLĐTT và nội dung Nghị quyết này, khắc phục những tồn tại trong quan hệ lao động và việc thực hiện các quy định về TƯLĐTT.
- Kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo và hỗ trợ của Công đoàn cấp trên cơ sở về tình hình khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện thương lượng, ký kết TƯLĐTT; chủ động đưa ra yêu cầu thương lượng để ký kết khi chưa có TƯLĐTT hoặc TƯLĐTT hết hạn, hoặc khi cần thiết phải sửa đổi, bổ sung theo quy định; thường xuyên nâng cao kỹ năng thương lượng cho cán bộ Công đoàn để đạt được những thoả thuận và ký kết TƯLĐTT có lợi hơn cho người lao động so với các quy định của pháp luật lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.