Biểu hiện của cá trong thời gian thí nghiệm và giá trị LC50 của NaOCl

Một phần của tài liệu thử nghiệm độc tính cấp tính của natri hypoclorit (naocl) trên một số loài cá sử dụng làm sinh vật cảnh báo sớm ô nhiễm môi trường nước (Trang 41)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.2.2.Biểu hiện của cá trong thời gian thí nghiệm và giá trị LC50 của NaOCl

NaOCl

a) Cá Ngựa vằn

Sau khi tiếp xúc với hóa chất, cá ở những nồng độ thấp trong 15 phút đầu chưa có biểu hiện gì bất thường, nhưng ở nồng độ cao nhất là 58,33 mg/L, cá đã có hiện tượng mất thăng bằng khi bơi lội, nhảy búng lên khỏi mặt nước, bơi nhanh, và loạn, sau đó bơi chậm dần, có hiện tượng co giật trên mặt nước rồi chết sau khi có biểu hiện bất thường 15 - 20 phút. Còn ở các nồng độ thấp hơn, khoảng 2 – 3h sau một số con cũng có biểu hiện tương tự như bơi nhanh, va đầu vào thành hồ như đang tìm cách trốn thoát khỏi môi trường. Các hiện tượng này cũng diễn ra tương tự khi so sánh với các kết quả nghiên cứu của Anandhan R. và Hemalatha S. (2008) tiến hành trên cá Ngựa vằn với chất độc

là Al3+ [15], các nghiên cứu nước ngoài khác với thuốc trừ sâu hay các chất ô

nhiễm khác trên các loài cá khác [37], [44], [49], và nghiên cứu của Nguyễn Văn Công và cs. về ảnh hưởng thuốc trừ sâu lên cá Rô đồng tại Việt Nam [13].

Hình 3.1. Cá Ngựa vằn trong thí nghiệm

Phân tích các yếu tố khác nhau liên quan đến việc thay đổi hành vi của cá thì nó xuất hiện ngay khi cá phải đối mặt với các môi trường không thuận lợi, cá phải nỗ lực hết sức nhưng do hạn chế về năng lượng cần thiết nên xu

hướng di chuyển xuống thấp dần, và những nỗ lực chỉ kéo dài được trong một khoảng thời gian ngắn và cuối cùng chúng cũng chết [15].

Sau 24h tiếp xúc với hóa chất, ở nghiệm thức đối chứng ghi nhận không có cá chết, ở nồng độ thấp nhất (33,33 mg/L) cá chết khoảng 2,5%. Tỷ lệ cá chết tăng dần theo nồng độ NaOCl theo trình tự nồng độ càng cao tỷ lệ cá chết càng nhiều (Bảng 3.5) và cá chết nhiều nhất ở nồng độ cao nhất (58,33 mg/L) là 57,5% .

Bảng 3.5. Tỷ lệ cá Ngựa vằn chết theo nồng độ NaOCl và giá trị LC50

Nồng độ (mg/L) ĐC 33,33 40,00 51,67 53,33 58,33

Phần trăm cá chết (%) 0 2,50 10,00 22,50 30,00 57,50

LC50 (mg/L) 57,02

Hình 3.2 thể hiện phần trăm cá chết thuận tỷ lệ với nồng độ thông qua đồ thị logarit. Thiết lập được phương trình Logarit Nepe giữa tỷ lệ cá chết (x) và nồng độ NaOCl (y), ta tính được nồng độ gây chết 50% số cá thể thử

nghiệm (LC50) của cá Ngựa vằn được trình bày ở bảng 3.5.

Hình 3.2. Biểu đồ đường cong phần trăm cá Ngựa vằn chết phụ thuộc vào nồng độ NaOCl trong 24h.

y = 8,387ln(x) + 24,208 R² = 0,9609 0 10 20 30 40 50 60 70 0 10 20 30 40 50 60 70 Nồng đ ộ NaOCl (m g/l ) Phần trăm cá chết (%) Biểu đồ LC50của cá Ngựa vằn

Kết quả tính toán cho thấy nồng độ gây chết 50% của NaOCl lên cá Ngựa vằn sau 24h là 57,02 mg/L cao hơn so với nghiên cứu của Magalha và cs. (2007) là 48 mg/L cũng trên cá Ngựa vằn [23]. Điều đó có thể được giải thích vì sự khác nhau giữa 2 dòng cá khác nhau ở 2 nước (Việt Nam và Brazil), khiến cho cá có khả năng chống chịu với chất ô nhiễm khác nhau.

b) Cá Tứ vân

Tương tự như thí nghiệm trên đối với cá Ngựa vằn, sau khi tiếp xúc với hóa chất, cá trong các lô có nồng độ NaOCl cao (90 và 100 mg/L) bơi nhanh hơn, một vài con có hiện tượng lao đầu vào thành bể. Khoảng 30 phút tiếp theo, cá có biểu hiện mất cân bằng, bơi lờ đờ. Sau đó cá không còn khả năng bơi lội và chìm xuống bể. Sau 2h thí nghiệm xuất hiện cá chết ở nồng độ 100 mg/L, 90 mg/L, sau 3h có cá chết ở nồng độ 70 mg/ L. Sau 10h, phát hiện cá chết ở tất cả các nồng độ thuốc ngoại trừ nghiệm thức đối chứng và nồng độ 40 mg/L. Nhìn chung, nồng độ hóa chất càng tăng, cá chết càng sớm và tỷ lệ chết càng cao.

Hình 3.3. Cá Tứ vân trong thí nghiệm

Sau 24h tiếp xúc với hóa chất, ở nghiệm thức đối chứng không có cá chết, tỷ lệ cá chết tăng dần theo nồng độ NaOCl theo trình tự nồng độ càng

cao tỷ lệ cá chết càng nhiều (Bảng 3.6) và cá chết nhiều nhất ở nồng độ cao nhất (100,00 mg/L) là 95,00% .

Bảng 3.6. Tỷ lệ cá Tứ vân chết theo nồng độ NaOCl và giá trị LC50

Nồng độ (mg/L) ĐC 40,00 56,67 70,00 90,00 100,00

Phần trăm cá chết (%) 0 2,50 12,50 40,00 50,00 95,00

LC50 (mg/L) 90,90

Hình 3.4. Biểu đồ đường cong phần trăm cá Tứ vân chết phụ thuộc vào nồng độ NaOCl trong 24h.

Sử dụng cách tính LC50 như trên tính được nồng độ gây chết 50% sinh

vật thử nghiệm của NaOCl lên cá Tứ vân sau 24h là 90,90 mg/L.

c) Cá Hòa lan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau hơn 2h tiếp xúc, cá bơi loạn và phân bố chủ yếu ở tầng mặt của bể, sau đó một số cá ở bể có nồng độ cao (96,67 và 113,33 mg/L) cá biểu hiện bơi mất cân bằng và giảm dần khả năng bơi lội rồi chìm xuống đáy bể. Cá bắt đầu chết tập trung chủ yếu từ 4h đến 15h tiếp theo, sau khoảng thời gian đó số

y = 16.799ln(x) + 25.185 R² = 0.9579 0 20 40 60 80 100 120 0 20 40 60 80 100 Nồng đ ộ NaOCl (m g/l) Phần trăm cá chết (%)

cá chết ở các lô có dấu hiệu chậm lại. Từ khoảng sau 16 – 17h, ở các nghiệm thức cá không có dấu hiệu chết và ổn định đến 24h.

Hình 3.5. Cá Hòa lan trong thí nghiệm

Riêng ở nghiệm thức đối chứng không ghi nhận có cá chết, còn các nghiệm thức còn lại có chứa chất ô nhiễm thì tỷ lệ cá chết tăng dần theo nồng độ NaOCl (Bảng 3.7). Ở nồng độ cao nhất (100,00 mg/L) cá chết hoàn toàn (100%).

Bảng 3.7. Tỷ lệ cá Hòa lan chết theo nồng độ NaOCl và giá trị LC50

Nồng độ (mg/L) ĐC 50,00 53,33 76,67 96,67 113,33

Phần trăm cá chết (%) 0 2,50 10,00 30,00 70,00 100,00

Hình 3.6. Biểu đồ đường cong phần trăm cá Hòa lan chết phụ thuộc vào nồng độ NaOCl trong 24h.

Kết quả LC50 sau khi tính toán của cá Hòa lan là 91,96 mg/L cao nhất

trong 3 loài được thử nghiệm.

3.3. SO SÁNH SỰ NHẠY CẢM CỦA CÁC LOÀI CÁ VỚI CHẤT Ô NHIỄM

Từ các kết quả trên cho thấy, ở cả 3 loài cá đều có các biểu hiện nhạy cảm với chất ô nhiễm như sau:

 Thay đổi tốc độ bơi, bơi nhanh (ở nồng độ thấp) rồi chậm dần (ở

nồng độ cao);

 Mất thăng bằng, bơi co giật;

 Búng lên khỏi mặt nước;

 Va đầu vào thành hồ.

Nhưng bằng những quan sát bằng mắt có thể thấy cá Ngựa vằn có tốc độ bơi nhanh hơn 2 loài còn lại.

Dựa vào kết quả LC50 của NaOCl có thể khẳng định cá Ngựa vằn là

loại nhạy cảm với chất ô nhiễm nhất vì có giá trị LC50 thấp nhất 57,02 mg/L,

y = 17,075ln(x) + 25,158 R² = 0,885 0 20 40 60 80 100 120 0 20 40 60 80 100 Nồng đ ộ NaOCl (m g/l) Phần trăm cá chết (%) Biểu đồ LC50của cá Hòa lan

còn cá Hòa lan và cá Tứ vân có giá trị LC50 gần tương đương nhau (91,96

mg/L và 90,09 m/L) và cao hơn rất nhiều so với cá Ngựa vằn chứng tỏ 2 loài này có sức chịu đựng với chất ô nhiễm cao hơn. Tuy nhiên ở nghiên cứu của Liu J. và cs (2012) về thử nghiệm độc tính cấp của các loại nước thải công nghiệp trên 10 loài cá khác nhau [43], thì lại phát hiện ra rằng cá Tứ vân là loài nằm trong nhóm 4 loài nhạy cảm với chất ô nhiễm có nồng độ thấp trong nước thải công nghiệp nhất, phù hợp để sử dụng làm sinh vật phát hiện độc tính cấp tính sớm. Sau đó là cá Ngựa vằn mới đến cá Hòa lan là loài có độ nhạy cảm thấp hơn, thích hợp với loài phát hiện sớm độc tính ở nồng độ cao trong nước thải công nghiệp. Nhưng ở những nghiên cứu khác của Anandhan R., Hemalatha S. [15] và nghiên cứu của Magalla D. [23] lại cho rằng cá

Ngựa vằn là loài cá rất nhạy cảm với các độc chất như Al3+ hay NaOCl thích

hợp để sử dụng làm sinh vật sinh vật cảnh báo cho ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu thử nghiệm độc tính cấp tính của natri hypoclorit (naocl) trên một số loài cá sử dụng làm sinh vật cảnh báo sớm ô nhiễm môi trường nước (Trang 41)