Nhiệt độ, pH và oxy hòa tan trong thời gian làm thí nghiệm xác định

Một phần của tài liệu thử nghiệm độc tính cấp tính của natri hypoclorit (naocl) trên một số loài cá sử dụng làm sinh vật cảnh báo sớm ô nhiễm môi trường nước (Trang 38)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.2.1.Nhiệt độ, pH và oxy hòa tan trong thời gian làm thí nghiệm xác định

định LC50

Khi tiến hành thí nghiệm xác định LC50 cần phải đo đạt các yếu tố hóa

học, vật lí như oxy hòa tan, nhiệt độ, pH vào lúc bắt đầu tiến hành và kết thúc thí nghiệm, nhằm theo dõi sự ảnh hưởng của các yếu tố này .đến kết quả thí nghiệm, kết quả thu được thể hiện ở các bảng dưới đây:

Bảng 3.2. Nhiệt độ trong thí nghiệm LC50 (oC)

Nghiệm thức

Cá Ngựa vằn Cá Tứ vân Cá Hòa lan Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Kết thúc Đối chứng 26,25±0,96 27,00±1,15 27,25±0,96 28,00±0,82 24,50±1,29 26,50±1,29 1 27,00±0,82 27,25±0,96 27,25±0,50 27,75±0,50 24,50±1,29 25,25±1,26 2 26,50±1,29 27,25±1,71 27,75±0,50 28,25±0,96 26,25±1,50 24,50±1,29 3 27,00±0,82 27,50±1,29 27,50±0,58 28,50±0,58 25,00±0,82 25,50±1,29 4 27,50±1,29 27,50±0,58 27,75±0,96 27,75±0,50 25,75±1,71 26,00±0,82 5 26,50±1,29 27,50±1,00 27,75±0,50 28,50±0,58 25,50±0,58 26,75±1,26

Trong thời gian thí nghiệm ở cả 3 loài cá, yếu tố nhiệt độ của nước lúc bắt đầu thí nghiệm luôn thấp hơn lúc kết thúc thí nghiệm, nhưng dao động không quá lớn. Nhiệt độ nước ở các nghiệm thức có chứa NaOCl so với đối chứng cũng không có sự khác biệt lớn. Theo bảng 3.2 ta thấy, nhiệt độ trung bình trong các nghiệm thức thí nghiệm ở cá Ngựa vằn và cá Tứ vân điều nằm

không ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý của cá. Tuy nhiên ở thí nghiệm cá Hòa lan nhiệt độ trung bình khi tiến hành thí nghiệm cao hơn khoảng nhiệt độ

thích hợp là 18 - 25 oC [9] nhưng cá ở các lô đối chứng không bị chết nên

chứng tỏ ở nhiệt độ này cũng không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

Bảng 3.3. Nồng độ oxy hòa tan trong thí nghiệm LC50 (mg/L)

Nghiệm thức

Cá Ngựa vằn Cá Tứ vân Cá Hòa lan Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Kết thúc Đối chứng 7,03±0,21 7,13±0,17 6,93±0,19 7,03±0,28 7,10±0,18 6,98±0,17 1 6,90±0,14 6,95±0,13 6,83±0,25 6,88±0,17 6,93±0,26 7,00±0,16 2 6,95±0,13 7,00±0,22 6,90±0,08 6,90±0,18 6,95±0,21 6,73±0,17 3 6,90±0,18 7,05±0,13 6,88±0,22 6,98±0,17 7,05±0,26 6,83±0,17 4 7,00±0,18 7,08±0,13 6,95±0,13 7,00±0,18 7,15±0,39 6,88±0,28 5 6,95±0,13 6,85±0,26 6,88±0,17 6,83±0,24 7,05±0,24 6,63±0,15

Theo bảng 3.3 cho thấy, nồng độ oxy hòa tan (DO) lúc bắt đầu và kết thúc các thí nghiệm với Cá Ngựa vằn, Cá Tứ vân, Cá Hòa lan lần lượt dao động trong khoảng 6,90±0,18 - 7,13±0,17; 6,83±0,25 - 7,03±0,28; 6,63±0,15 - 7,15±0,39 mg/L. Sở dĩ DO cao như vậy là vì các lô thí nghiệm được sục khí liên tục 24/24h, nhằm đảm bảo khí oxy cho cá sinh sống bình thường.

Bảng 3.4. pH trong thí nghiệm LC50

Nghiệm thức

Cá Ngựa vằn Cá Tứ vân Cá Hòa lan Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Kết thúc Đối chứng 6,98±0,11 7,06±0,19 7,06±0,15 7,09±0,14 6,98±0,27 6,97±0,17 1 7,07±0,21 7,25±0,15 7,23±0,24 7,25±0,16 7,14±0,13 7,21±0,06 2 7,26±0,07 7,25±0,23 7,37±0,13 7,28±0,24 7,13±0,19 7,16±0,12 3 7,36±0,16 7,40±0,12 7,39±0,19 7,37±0,15 7,30±0,10 7,23±0,07 4 7,41±0,19 7,53±0,18 7,40±0,20 7,54±0,26 7,40±0,15 7,27±0,08 5 7,51±0,13 7,57±0,17 7,61±0,13 7,54±0,23 7,24±0,14 7,38±0,12

Giá trị pH khi bắt đầu và kết thúc thí nghiệm ở các lô đối thấp hơn ở các nghiệm thức chứa độc chất NaOCl được trình bày ở bảng 3.4. Nguyên nhân là do NaOCl hòa tan trong nước tạo môi trường bazơ dẫn đến nồng độ NaOCl càng cao thì pH càng lớn. Các giá trị pH lớn nhất ở các lô thí nghiệm

là 7,57±0,17 đối với cá Ngựa vằn, cá Tứ vân là 7,61±0,13 và cá Hòa lan là 7,40±0,15. Tuy nhiên các khoảng pH này nằm trong giới hạn sinh thái theo Vũ Cẩm Lương (2009) là cá Ngựa vằn từ 6 - 8; cá Tứ vân 6,0 - 7,5; cá Hòa lan 7,0 - 8,3 [9].

So sánh lần lượt kết quả của các yếu tố nhiệt độ và pH này với nghiên

cứu của Nguyễn Văn Công và cs. về xác định giá trị LC50 - 96h của

Cypermethrin trên cá Rô đồng (Anabas testudineus) thì các yếu tố nhiệt độ và

pH lần lượt là 27,4±0,04 oC - 30 oC ; 7,4±0,05 - 7,5±0,05 gần như tương đồng

nhau, không có sự sai khác quá lớn. Tuy nhiên ở nghiên cứu Nguyễn Văn Công và cs. nhằm mục đích quan sát tần suất đớp khí trời của cá Rô nên không sục khí trong khi tiến hàtnh thí nghiệm nên giá trị DO chỉ dao động từ 3,8±0,06 - 4,0±0,05 mg/L vào buổi sáng và buổi chiều từ 3,8±0,11 - 4,2±0,16 mg/L thấp hơn nhiều so với nghiên cứu này. Hay trong nghiên cứu của Anandhan R. và Hemalatha S. (2008) về thử nghiệm độc tính cấp tính của

Nhôm (Al) trên cá Ngựa vằn thì các yếu tố nhiệt độ, pH, DO lần lượt là 28 oC;

6,8; 5,96 mg/L trong nước có chứa Al cũng không có sự khác biệt lắm so với kết quả của nghiên cứu này [15].

Nhìn chung, các thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện ổn định ở tất cả các lô thí nghiệm; nhiệt độ, oxy hòa tan, pH đều nằm trong khoảng thích hợp của cả 3 loài cá kể trên.

Một phần của tài liệu thử nghiệm độc tính cấp tính của natri hypoclorit (naocl) trên một số loài cá sử dụng làm sinh vật cảnh báo sớm ô nhiễm môi trường nước (Trang 38)