Các loài cá sử dụng làm thí nghiệm

Một phần của tài liệu thử nghiệm độc tính cấp tính của natri hypoclorit (naocl) trên một số loài cá sử dụng làm sinh vật cảnh báo sớm ô nhiễm môi trường nước (Trang 29)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

2.1.1.Các loài cá sử dụng làm thí nghiệm

a) Các tiêu chí chọn cá

Tiêu chuẩn lựa chọn loài cá thí nghiệm: Cá có số lượng lớn, dễ nuôi và chăm sóc, chủ động nguồn cung cấp, có kích thước phù hợp, có màu sắc dễ quan sát và đã có dữ liệu nghiên cứu về đặc điểm sinh lý, sinh thái [7].

Nghiên cứu sử dụng cá khoảng ba tháng tuổi vì ở tuổi này là độ tuổi mà chúng có cùng kích thước, có một tỷ lệ sống cao, và vẫn còn nhạy cảm với chất độc [42].

b) Đặc điểm sinh thái của một số loài cá được chọn trong nghiên cứu

Cá Ngựa vằn

Cá Ngựa vằn còn gọi là cá Sọc ngựa, tên tiếng Anh là Zebrafish, có tên

khoa học là Danio rerio (Hamiton, 1822), thuộc họ Cá chép (Cyprinidae) [9].

Cá Ngựa vằn có thân thon dài, lưng và nền thân màu vàng nâu, dọc thân có các sọc xanh dương đậm chạy từ vùng nắp mang đến hết vây đuôi và lan xuống cả vây hậu môn. Có hai dạng vây: ngắn và dài. Cá cũng có nhiều dạng màu sắc thân do chọn lọc nhân tạo, phổ biến hiện nay là Ngựa vằn tím leopard với các đốm xanh tím trên thân, Ngựa vằn vàng và Ngựa vằn đỏ. Mức độ phổ biến nhiều.

[Nguồn: Fishviet.com] Hình 2.1. Cá Ngựa vằn (Danio rerio Hamiton, 1822)

Yêu cầu ngoại cảnh: cá Ngựa vằn có kích thước tối đa 5 – 6 cm, sống ở

nhiệt độ nước thích hợp khoảng từ 20 – 28oC, pH nước từ 6,0 – 8,0. Cá dễ

nuôi, thích hợp với bể trồng cây thủy sinh, nên chứa tầng mặt thông thoáng để cá di chuyển, bể cần có nắp đậy dể tránh cá nhảy ra [9].

Cá Tứ vân

Cá Tứ vân còn gọi là cá Xê can, Mè hố, Đòng đong bốn sọc, tên tiếng

Anh là Tiger barb, có tên khoa học là Puntius tetrazona (Bleeker, 1855),

thuộc họ Cá chép (Cyprinidae) [9].

Cá Tứ vân có thân hình thoi với màu vàng sậm phía lưng và nhạt dần xuống bụng, các vây pha đỏ cam, đặc biệt có bốn sọc đen lớn đi ngang qua thân ở các bị trí ngang mắt, cuống đuôi, trước và sau vây lưng. Mức độ phổ biến nhiều. Ngoài ra do chọn lọc nhân tạo còn có cá Tứ vân vàng (hay Tứ vân bạch tạng) thân cá màu vàng óng với bốn sọc trắng nhạt ngang thân, mang cá thường hở, và cá Tứ vân xanh có màu xanh dương đến xanh lục và ánh lên ngũ sắc khi lên đèn.

[Nguồn: Fishviet.com] Hình 2.2. Cá Tứ vân (Puntius tetrazona Bleeker, 1855)

Yêu cầu ngoại cảnh: cá Tứ vân có kích thước tối đa 7 cm, sống ở nhiệt

độ nước thích hợp từ 20 – 30oC, pH nước từ 6,0 – 7,5. Cá dễ nuôi, thích hợp

Cá Hòa lan

Cá Hòa lan còn gọi là cá Mún, Hột lựu; Mún lùn; Hồng mi, tên tiếng

Anh là moon fish, Red balloon platy, có tên khoa học là Xiphophorus spp.,

thuộc họ cá Khổng tước (Poeciliidae) [9].

Cá Hòa lan có hình dạng thân ngắn bụng to tròn, đuôi tròn bầu, vây lưng dài, đặc biệt đa dạng về màu sắc (đỏ, vàng, cam, trắng, xám, xanh, đen) và kiểu phối hợp màu sắc, mức độ phổ biến nhiều. Cá Hột lựu (Mún lùn) là dạng Hòa lan với thân ngắn, lưng cao, bụng tròn, kích thước nhỏ. Màu phổ biến là màu đỏ hoặc đốm đen. Khi lai cá Hột lựu với nhau có thể cho ra cá Hòa lan nhưng mức độ rất hiếm ở chiều ngược lại. Còn cá Hồng mi có kích thước nhỏ từ 2 – 2,5 cm, thân thon dài, tròng mắt đỏ rực, viền mắt to tròn sang lấp lánh, thân có hai màu đỏ và trắng với nhiều kiểu phối hợp đẹp mắt. Cá có thể là kết quả lai tạo cá Hòa lan và các loài trong họ Pocciliidae.

[Nguồn: Fishviet.com] Hình 2.3. Cá Hòa lan (Xiphophorus spp.)

Yêu cầu ngoại cảnh: Cá Hòa lan có kích thước tối đa 6 – 9 cm, sống ở

nhiệt độ nước thích hợp khoảng từ 18 – 25oC, pH nước từ 7,0 – 8,3. Cá bể

trồng nhiều cây thủy sinh và có không gian rộng, cá thích hợp trong bể nuôi chung, cá khỏe, dễ nuôi, ưa môi trường nước hơi cứng, kiềm, lợ nhẹ [9].

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thử nghiệm độc tính cấp tính của natri hypoclorit (naocl) trên một số loài cá sử dụng làm sinh vật cảnh báo sớm ô nhiễm môi trường nước (Trang 29)