- Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh. - Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
- HS biết gọi tên và chỉ được vị trí và nêu được vai trò của các bộ phận của cơ quan thần kinh đúng, chính xác.
:- Học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
II/ Chuẩn bị:
- Các hình trong SGK trang 26, 27, hình cơ quan thần kinh phóng to, SGK.
-
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ : Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu - Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu ?
-Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước ? -Giáo viên nhận xét, đánh giá.
-Nhận xét bài cũ.
3.Các hoạt động :
a.Giới thiệu bài : cơ quan thần kinh -Giáo viên hỏi :
+ Khi chạm tay vào vật nóng, em phản ứng như thế nào ? + Khi gặp trời lạnh, em thấy thế nào ?
- Giáo viên giới thiệu : tất cả những phản ứng đó của cơ thể đều do một cơ quan điều khiển mà hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu cơ quan này qua bài : “Cơ quan thần kinh”
- Giáo viên ghi bảng.
b.Hoạt động 1 : quan sát ( 10’ )
Mục tiêu : Kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình.
Cách tiến hành :
+Bước 1 : làm việc theo nhóm
-Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình trang 26, 27 trong SGK và thảo luận :
+ Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào ? Kể tên và chỉ các bộ phận đó trên hình vẽ.
+ Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống ?
+Bước 2 : làm việc cả lớp.