Phân tích khả năng luân chuyển vốn

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT (Trang 65)

Khả năng luân chuyển vốn là một vấn đề rất quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc phân tích khả năng luân chuyển vốn giúp chúng ta đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn có hiệu quả hay không, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Khả năng luân chuyển vốn được biểu hiện qua các tiêu chí sau:

a. Luân chuyển hàng tồn kho

sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm… Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn khobq

Thời gian tồn kho bình quân =

Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần mà hàng tồn kho bình quân được bán trong kỳ. Thời gian tồn kho bình quân đo lường số ngày hàng hoá nằm trong kho trước khi bán ra.

Bảng 19: Bảng phân tích tình hình luân chuyển hàng tồn kho

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá vốn hàng bán 13,179,645 20,048,519 25,008,339 Hàng tồn kho bình quân 370060 484390.5 981192.5 Vòng quay hàng tồn kho 35.6 1 41.3 9 25.49 Thời gian tồn khobq (ngày) 10.1

1 8.70 14.12 Biểu đồ 12: Tình hình luân chuyển hàng tồn kho

Có thể dễ dàng nhận thấy năm 2005 và 2006 vòng quay hàng tồn kho khá lớn và do đó làm giảm số ngày tồn kho bình quân (lần lượt là 10.11 và 8.7 ngày). Song đến

năm 2007, vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh, chỉ còn 25.49 so với 41.39 của năm 2006 và thậm chí còn thấp hơn cả năm 2005. Điều này đã đẩy số ngày tồn kho bình quân lên 14.12 ngày. Đây là một dấu hiệu không tốt chứng tỏ hàng hóa của Công ty bị ứ đọng ngày một nhiều, khả năng xoay vòng vốn giảm sút. Hơn nữa, việc tăng thời gian tồn kho cũng sẽ làm phát sinh thêm các chi phí lưu kho và nhiều chi phí phụ khác, sẽ gây lãng phí và làm giảm lợi nhuận của công ty. Việc đầu tư mở rộng quá nhiều vào các lĩnh vực không thuộc sở trường chính là một lý do khiến công ty bị mất nhiều thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần đẩy nhanh hơn quá trình lưu chuyển hàng hóa, tránh việc hàng hóa bị tồn đọng. Có như vậy mới có thể nâng cao doanh thu và tiết kiệm được chi phí.

b. Luân chuyển khoản phải thu

Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và được xác định bởi công thức sau:

Vòng quay khoản phải thu =

Kỳ thu tiền

bình quân = Các khoản phải thubq

Doanh thu bình quân 1 ngày Tình hình tại Công ty như sau:

Bảng 20: Bảng phân tích tình hình luân chuyển khoản phải thu

Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh thu thuần 14,100,792 21,399,752 27,348,654

Các khoản phải thu bình quân 976849.5 1477120 1841959.5

Vòng quay khoản phải thu

14.43

14.49 14.85 Kỳ thu tiền bình quân

24.94 24.85 24.25 Biểu đồ 13: Tình hình luân chuyển khoản phải thu

Căn cứ vào bảng dữ liệu và biểu đồ, ta thấy tình hình luân chuyển khoản phải thu rất ổn định. Trong 3 năm vừa qua đều có số vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân xấp xỉ nhau. Tuy nhiên, kỳ thu tiền bình quân khoảng 24 ngày là vẫn còn tương đối lớn, cho thấy Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn. Công ty cần có những biện pháp để giảm số ngày này xuống và đẩy nhanh hơn quá trình luân chuyển các khoản phải thu trong thời gian tới nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt tới khả năng thanh toán ngắn hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Luân chuyển vốn lưu động và vốn cố định

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau, như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển được thể hiện qua chỉ tiêu:

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạnbq

Số vòng quay vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng công tác sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay càng nhỏ sẽ góp phần tiết kiệm tương đối vốn cho sản xuất.

Còn vốn cố định là một bộ phận tư liệu sản xuất chủ yếu và là cơ sở vật chất thiết yếu của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn cố định thể hiện khả năng thu hồi vốn

đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Do vốn cố định có giá trị lớn nên tốc độ luân chuyển vốn cố định thường được thẩm định và đánh giá rất thận trọng. Để đánh giá về tình hình luân chuyển vốn cố định ta dựa vào chỉ tiêu sau:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần Tài sản dài hạnbq

Bảng 21: Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động và vốn cố định Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh thu thuần 14,100,792 21,399,752 27,348,654

Tài sản ngắn hạn bình quân 1757940 2547543.5 3720597.5

Tài sản dài hạn bình quân 143651 266804.5 657152

Vòng quay vốn lưu động 8.02 8.40 7.35 Vòng quay vốn cố định 98.16 80.21 41.62 Biểu đồ 14: phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động và vốn cố định

Ta thấy có đối nghịch trong sự biến động của Vòng quay hai loại vốn. Nếu như số vòng quay vốn lưu động khá ổn định thì số vòng quay vốn cố định trong 3 năm có sự biến động lớn theo chiều hướng giảm. Nguyên nhân ở đây là do mức tăng trưởng vón lưu động khá tương đồng với mức tăng trưởng của doanh thu thuần. Trong khi vốn cố

định lại có sự gia tăng lớn, đặc biệt là năm 2007 đã tăng gần gấp 3. Nguyên do là vì trong năm 2007 Công ty đã thành lập quá nhiều công ty con làm các khoản đầu tư dài hạn tăng. Ngoài ra việc đưa vào sử dụng Tòa nhà FPT Cầu Giấy với tổng đầu tư hơn 15 triệu USD cũng góp phần làm tăng mạnh vốn cố định của Công ty.

Như vậy, nhìn chung khả năng luân chuyển vốn của Công ty đang có chiều hướng đi xuống. Mặc dù Công ty duy trì được kỳ thu tiền bình quân khá ổn định nhưng lại để ứ đọng nhiều hàng tồn kho và số vòng quay vốn lưu động vẫn còn thấp. Với tốc độ như vậy, Công ty sẽ tốn thêm nhiều chi phí phát sinh và làm giảm doanh thu cũng như lợi nhuận. Vì thế, việc trước mắt là Công ty cần đẩy nhanh số vòng quay hàng tồn kho để tăng doanh thu và giảm chi phí, và đó cũng là cơ sở để có thể gia tăng số vòng quay vốn lưu động.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT (Trang 65)