Đánh giá tình hình tài chính

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT (Trang 77)

Qua các phân tích ở trên, có thể đánh giá tình hình tài chính của Công ty đến thời điểm cuối năm 2007 là tương đối tốt. Khả năng thanh toán vẫn đủ để Công ty có thể tăng cường vay nợ, tình hình luân chuyển vốn tuy chưa thật cao nhưng khả năng thu hồi khoản phải thu nhanh và đều đặn. Ngoài ra, Công ty cũng sử dụng tốt công cụ nợ để khuyếch đại ROE, giúp tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

Dự báo công ty tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 60 - 70% trong vòng 3 năm tới. Những mảng kinh doanh chính như dịch vụ Internet, gia công phần mềm đạt chỉ tiêu đề ra và trở thành động lực tăng trưởng chính của Công ty. Những lĩnh vực mới như đào tạo, bất động sản, dịch vụ tài chính sẽ mở ra cơ hội cực lớn cho FPT. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần sẽ tăng lên khoảng 6 % trong năm nay. Sự sa sút trong lĩnh vực phân phối điện thoại di động sẽ được bù đắp bởi những lĩnh vực có lợi nhuận cao hơn.

Song cũng có những vấn đề mà Công ty cần nhanh chóng khắc phục.

Mãi cho tới lúc này, doanh thu của Công ty vẫn lệ thuộc nhiều vào phân phối điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ thông tin. Năm ngoái, khoảng 75% doanh thu của tập đoàn là do lĩnh vực phân phối mang lại. Mặc dù vẫn tăng trưởng doanh thu khá tốt, song phân phối điện thoại di động mang lại ít lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận chỉ vào khoảng 2,5%. Vấn đề càng trở nên tồi tệ khi từ chỗ chiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường, Công ty nay phải đối diện với áp lực cạnh tranh từ các đối thủ mới, trong đó có Viettel và Dầu khí. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận vốn đã thấp sẽ càng thấp hơn.

FPT đang lâm vào giai đoạn khó khăn, bởi với tư cách là một nhà phân phối trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay, Công ty không thể giữ quyền chủ động về giá cả như trước được nữa. Chính vì vậy, Công ty khó lòng tiếp tục cày xới trên mảnh đất cũ. Công ty đã và đang thực hiện một chiến lược đầy thách thức, nhằm chuyển sang mô hình kinh doanh mới, với trụ cột là những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao như gia công phần mềm, dịch vụ Internet, dịch vụ ERP (Enterprise Resource Planning - Phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp), truyền thông, và về lâu dài là bất động sản cùng với dịch vụ tài chính.

FPT có kế hoạch tận dụng những lợi thế hiện có, các mối quan hệ đặc biệt với chính quyền, lực lượng lao động giá rẻ và lành nghề, quan hệ thân thiết với những người

khổng lồ về công nghệ trên thế giới như Microsoft để trở thành một người khổng lồ về phần mềm trong khu vực, có khả năng thống lĩnh thị trường nội địa, đồng thời chiếm giữ thị phần trong khu vực.

Trong năm 2007, P/E của FPT là 28x, trong khi tốc độ tăng trưởng EPS là 12%.

Bảng 27: so sánh P/E của FPT và các doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong khu vực châu Á Thái Bình Dương

Tên doanh nghiệp PE

FPT (dự báo 2007) 28

Softbank 102

Infosys 28,67

Aptech 54,44

Bình quân của toàn lĩnh vực máy tính và phần

mềm trong khu vực 57,45

Bình quân lĩnh vực máy tính và phần mềm ở

Ấn Độ 37,22

Bình quân lĩnh vực công nghệ thông tin và

viễn thông trong khu vực 39,5

Bình quân lịch vực Internet trong khu vực 18,99 Lĩnh vực viễn thông không dây trong khu vực 33

- Infosys và Aptech: Là những người khổng lồ về gia công phần mềm và đào tạo công nghệ thông tin mà FPT muốn sánh vai. 10 năm trước, trong lĩnh vực phần mềm, họ cũng chỉ phát triển ở tầm như FPT ngày nay.

- Softbank: Công ty có trụ sở tại Nhật Bản, với xuất phát điểm là nhà phân phối điện thoại di động và cung cấp dịch vụ Internet, sau này đã chuyển đổi thành công và trở thành tập đoàn công nghệ thông tin uy tín.

Theo bảng dữ liệu, P/E năm 2007 của Công ty khá thấp so với các công ty có cùng tiềm lực trong khu vực.

Đối với một công ty công nghệ, tỷ suất lợi nhuận trong năm 2007 chỉ đạt 2.65% quả là đáng buồn. Nó không chỉ thấp hơn rất nhiều so với các công ty như Infosys hay Aptech, mà còn là rất thấp nhất so với các công ty lớn ở Việt Nam. Một số công ty như SJS có tỷ suất lợi nhuận cao hơn thế tới 10 lần.

Vấn đề của FPT nằm ở chỗ hoạt động kinh doanh bị phân tách làm hai mảng riêng biệt. Một mảng phân phối điện thoại di động với bản chất là ít dính dáng tới công nghệ và cho tỷ suất lợi nhuận thấp. Mảng kia vừa có hàm lượng công nghệ cao, vừa

mang lại lợi nhuận lớn, đó là các công việc liên quan tới phần mềm. Tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực phân phối điện thoại di động chỉ là 2,5% và sẽ tiếp tục giảm sút. Tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực còn lại là 18%.

Tuy nhiên, cho tới 2007, phân phối điện thoại di động vẫn đóng góp phần lớn lợi nhuận cho Công ty. Đây là lý do kéo tỷ suất lợi nhuận bình quân của toàn công ty xuống thấp. Bản thân Công ty thì đã nhìn trước vấn đề này từ năm 2002, nên đã đầu tư nguồn lực cho hàng loạt mảng việc liên quan tới phần mềm. Và năm nay, chính là lúc lợi nhuận từ những mảng kinh doanh phần mềm đầy tiềm năng sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính của toàn tập đoàn, trong khi mảng phân phối sẽ dần lui xuống hàng thứ yếu. Ngoài ra, trong năm 2007, Công ty cũng đã bước sang nhiều lĩnh vực khác để tìm kiếm lợi nhuận. Những lĩnh vực mới với tiềm năng tăng trưởng nhanh sẽ là động lực phát triển. Hãy xem xét kỹ lưỡng hơn mô hình kinh doanh mới của FPT để có thể thấy rõ tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty trong vòng 4 năm tới.

Chúng ta có thể phân những lĩnh vực kinh doanh mới của Công ty thành 3 loại, dựa trên tiềm năng tăng trưởng:

(a) Sẵn sàng tăng trưởng ngay (ready to boom): Gồm gia công phần mềm và dịch vụ internet.

Đây là những lĩnh vực kinh doanh chủ chốt sẽ thúc đẩy Công ty trong vòng vài năm tới, hơn nữa chúng có thể bù đắp những suy giảm về doanh số và lợi nhuận của mảng phân phối điện thoại di động.

Tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ Internet khá khả quan, khoảng 70-80% mỗi năm. Công ty rõ ràng là thủ lĩnh trong mảng gia công phần mềm và nằm trong tốp các nhà cung cấp dịch vụ Internet và viễn thông hàng đầu. Cả hai lĩnh vực này có thể duy trì tốc độ tăng trưởng vũ bão hiện nay trong vòng 3 năm tới. Công ty cũng đã đầu tư nhiều nguồn lực để duy trì tốc độ tăng trưởng này. Thực chất đây không phải là những lĩnh vực kinh doanh mới, mà sau thời gian dài đầu tư, từ năm nay chúng sẽ trở thành động lực thúc đẩy kinh doanh của Công ty.

(b) Sẽ tăng trưởng trong 2-3 năm tới (2-3 years before-the-boom): Gồm dịch vụ truyền thông, giáo dục, tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm, dịch vụ ERP, bất động sản và phân phối phần mềm.

Những lĩnh vực kinh doanh này trên thực tế đã đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung cũng như lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng phải mất 2-3 năm

nữa, chúng mới thực sự bùng nổ và trở thành mảng kinh doanh cốt yếu. Đây cũng là những yếu tố then chốt trong chiến lược hội tụ số của FPT. Chẳng hạn dịch vụ đào tạo công nghệ thông tin sẽ cung cấp nhân lực cho các mảng kinh doanh khác và bản thân nó cũng góp phần vào tốc độ tăng trưởng chung. Trong bối cảnh nhu cầu nhân lực trình độ cao thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin ngày càng khan hiếm, đây là một lợi thế không thể bỏ qua.

Một dự án trung hạn cũng khá quan trọng đó là khu công nghệ cao Hòa Lạc, nơi sẽ trở thành khu công nghệ cao hàng đầu Việt Nam. FPT chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển dự án này và có thể tận dụng chuyên môn và kinh nghiệm của mình để cung cấp dịch vụ cho khu công nghệ cao, thiết lập các liên doanh mới và thu hút vốn đầu tư. Tiềm năng của mảng kinh doanh này cực kỳ lớn.

(c) Tăng trưởng dài hạn (long term development): Dịch vụ tài chính và bán lẻ. Có thể coi bán lẻ là "gót chân Achille" của Công ty, bởi hiện tại công ty vẫn phải lệ thuộc vào dịch vụ này để phân phối sản phẩm công nghệ thông tin. Giờ đây, FPT sẽ phát triển chuỗi bán lẻ hiện có của chính mình để tăng cường vị thế cạnh tranh trên thương trường. Thiết lập hẳn một chuỗi bán lẻ rất tốn kém và không dễ dàng gì. Tuy nhiên, Công ty phải vượt qua thách thức này.

Sự đột phá của Công ty vào lĩnh vực ngân hàng đang bị chỉ trích nặng nề nhất với lý do nó có thể pha loãng các lĩnh vực kinh doanh chính hiện nay. Tuy nhiên, mảng dịch vụ tài chính này, bao gồm cả ngân hàng, quỹ đầu tư và kinh doanh chứng khoán, lại chính là động lực tăng trưởng dài hạn cho tập đoàn. Và để phát triển nó, đòi hỏi Công ty phải tận dụng sức mạnh hiện có về công nghệ.

Viettel và Petrosetco đang lấn dần vào mảng phân phối điện thoại di động của FPT. Đây là những đối thủ cạnh tranh khá nặng ký, có tiềm lực tài chính và thân cậy với chính quyền. Với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới, Công ty sẽ đi theo chiến lược khác biệt để tận dụng lợi thế hiện có và tăng tỷ suất lợi nhuận. Trong vòng 2-3 năm tới, thị phần phân phối điện thoại di động ở Việt Nam sẽ được phân chia lại như sau: Petrosetco chiếm lĩnh thị phần nông thôn, Viettel nhắm vào dòng sản phẩm giá rẻ, còn FPT sẽ thống lĩnh thị trường các sản phẩm cao cấp như Smartphone, PDA ở các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội hay Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng...

Chương III

Giải pháp cải thiện tình hình tài chính

Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT 3.1. Định hướng phát triển

Chiến lược của Tập đoàn FPT cho giai đoạn từ nay đến năm 2015 mang tên “ Vì Công dân điện tử” (E-citizen). Chiến lược có thể tóm tắt như sau:

FPT phấn đấu trở thành Tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ điện tử cho Cộng đồng Công dân điện tử. Công nghệ thông tin và viễn thông sẽ tiếp tục là công nghệ nền tảng trong xu thế hội tụ số nhằm đáp ứng và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tiện lợi nhất cho các công dân điện tử, đây chính là hướng quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của Tập đoàn FPT.

Chiến lược này dựa trên nhận định Internet đã và sẽ làm thay đổi sâu sắc Thế giới và là cơ hội của Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế; những nhu cầu thiết yếu của con người có thể sẽ không thay đổi nhưng phương thức đáp ứng những nhu cầu này đã, đang và sẽ ngày càng thay đổi một cách căn bản với sự lan rộng của Internet; Các dịch vụ điện tử sẽ là những phương tiện quan trọng, vượt trội giúp các tổ chức có thể hoạt động và cạnh tranh một cách hiệu quả cũng như đem lại cho người tiêu dùng sự thoải mái và tiện nghi trong cuộc sống.

Muốn thực hiện thành công chiến lược này Công ty cần tiếp tục phát triển hệ thống tài chính vững mạnh, cân đối và linh hoạt. Để đạt được điều này, Công ty cần tiến hành một số giải pháp được trình bày dưới đây.

3.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty

3.2.1. Về tình hình huy động vốn

Dựa vào kết quả phân tích ta nhận thấy hiện nay Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT sử dụng một cơ cấu vốn với nguồn tài trợ chủ yếu từ vốn vay đặc biệt là vay ngắn hạn. Như vậy để nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận Công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ giúp Công ty gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi Công ty đang hoạt động hiệu quả, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng rủi ro cho nguồn vốn và có thể dẫn đến tình trạng Công ty mất khả năng chi trả. Do đó trong những năm tới để giảm bớt rủi ro Công ty có thể nên giảm bớt nguồn vốn vay và thay vào đó là nhanh chóng thu hồi các khoản nợ để đưa vốn vào kinh doanh. Làm như vậy Công ty cũng đồng thời đảm bảo tính liên tục của vốn và làm tăng khả năng quay vòng vốn.

3.2.2. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

Công ty cần cải thiện hơn nữa tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền. Để thực hiện được điều đó công ty cần phải quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu. Việc quản trị tốt các khoản mục này một mặt giúp công ty giảm lượng vốn bị ứ đọng, vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn này một cách hiệu quả hơn vào sản xuất hoặc dùng để đáp ứng một cách kịp thời việc thanh toán tránh tình trạng thanh toán chậm trễ làm mất lòng tin đối với các nhà cho vay.

a. Quản trị khoản phải thu:

Để quản trị tốt các khoản phải thu công ty phải có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng liên quan đến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố: tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu. Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu, hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu, cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có

nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Do đó công ty khi quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, so sánh giữa lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể có được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp.

Ngoài ra, công ty cần chú ý đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. Theo dõi các khoản phải thu thường xuyên để xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền. Nhận diện những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập những tín hiệu để quản lý những khoản hao hụt.

Công ty cũng nên có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng. b. Quản trị tiền mặt:

Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách tăng tốc độ thu hồi cheque và giảm tốc độ thanh toán, tức là gia tăng khoảng thời gian giữa thời điểm phát hành cheque và thời điểm cheque được xuất trình. Đem lại cho khách hàng những khoản lợi để khuyến khích họ sớm trả nợ.

Áp dụng những chính sách chiết khấu đối với những khoản thanh toán trước hay đúng hạn vì nợ được thanh toán tốt thì tiền đưa vào càng nhanh. Có thể xem xét tăng tỷ lệ chiết khấu để khách hàng trả tiền nhanh hơn.

Lập lịch trình luân chuyển tiền mặt để luân chuyển tiền mặt hiệu quả giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Lựa chọn phương thức chuyển tiền phù hợp, đúng thời hạn yêu cầu, chi phí không cao. Hoạch định ngân sách tiền mặt, thiết lập mức tồn quỹ tiền mặt. Đầu tư các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn cho tới khi tiền được huy động vào kinh doanh.

Dùng phương pháp đối trừ công nợ giữa công ty mẹ với các công ty con hoặc

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w