Mô hình Use-Case

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Quy trình RUP và ứng dụng (Trang 44)

Tôi tiến hành phân tích yêu cầu dự án để mô hình hóa các yêu cầu chức năng của hệ thống thành các mô hình Use-Case dựa trên các đặc tính của sản phẩm đã thống nhất như trên . Các đặc tính của sản phẩm như trên sẽ được phân tích thành yêu cầu chức năng được phân tích ở đây và các yêu cầu phi chức năng sẽ được đề cập đến phần sau phần này trong tài liệu hỗ trợ đặc tả yêu cầu phần mềm

Trên cơ sở các đặc tính của sản phẩm, tôi phát triển mô hình Use-Case (Use- Case Model) trên mô hình UC bao gồm

Các tác nhân của hệ thống (Actors). Các Use-Case.

Các gói Use-Case (Package).

Từ điển chung của dự án

1. Giới thiệu 2.Các định nghĩa

2.1 TERM1 Kalman Filter

Lọc nhièu Kalman, chống nhiễu trong các trường hợp các trạm thu và các máy tương quan.

2.2 TERM2 Correlation

Máy tương quan dùng để đồng bộ tín hiệu.

2.3 TERM3 Coordinate

Hệ trục tọa độ, có hai hệ là hệ trục tọa độ vuông góc (Decac) và hệ tọa độ cực. Là một không gian vecto để xác định vị trí của mỗi vecto trong không gian đó.

2.2.1. TERM3.1 Coordinate 2D

Hệ trục tọa độ không gian 2 chiều, biểu diễn vật thể trong mặp phẳng được xác định vị trí của chúng trên hai trục tọa độ vuông góc Ox và Oy gọi là tọa độ, gốc tại O có tọa độ (0,0)

2.2.2. TERM3.2 Coordinate 3D

Hệ trục tọa độ không gian 3 chiều, tính chất như hệ 2 chiều nhưng có 3 trục,

2.3 TERM3.3 Poled Coordinate

Hệ tọa độ cực. Trong không gian 2 chiều, vị trí một điểm được xác định bởi một trục Ox và một góc α, chính là cặp giá trị (x, α) Còn trong không gian 3 chiều vị trí của một điểm được xác định bởi vị trí của nó trên trục Ox, các góc lệch α và góc nghiêng β, cặp giá trị (x,α,β)

2.4 TERM3.4 Decac Coordinate

Hệ toạ độ vuông góc Đề Các. Vị trí của một điểm trong không gian 2 chiều được xác định bởi cặp giá trị (x,y) trên hai trục tọa độ Ox và Oy vuông góc

2.5 TERM4 Goals

Mục tiêu cần theo dõi (Máy bay. Tàu.,..). Đây là các mục tiêu phát ra tín hiệu là mục tiêu theo dõi và quan sát của hệ thống.

2.6 TERM5 Receiver

Các trạm thu tín hiệu, thu tín hiệu phát xạ từ các nguồn phát xạ hay các mục tiêu để đo đạc và chuyển kết quả cho các bộ phân tích.

Nếu xem xét tài liệu viễn cảnh dự án ở trên, và xem xét phần liệt kê người sử dụng hệ thống, các tác nhân của hệ thống trong mô hình Use-Case được tiến hành dựa trên xem xét người sử dụng hệ thống trên cơ sở tinh lọc phân loại nhóm và chọn các thành viên tiêu biểu trong nhóm, mô hình thành tác nhân của hệ thống. Các tác nhân tôi đề cử trong hệ thống như sau:

Quản trị viên hệ thống (Administrator). Nhân viên thực thi (Staff).

Máy tương quan (Correlation Machine). Headquator (Sở chỉ huy).

Có một số cách thức tìm kiếm các tác nhân mà quy trình RUP cũng đề nghị, đó là các câu hỏi các danh sách kiểm tra (check list) mà nhà phát triển có thể chú ý đến khi tìm kiếm các tác nhân của hệ thống. Đó là:

Những ai là người hỗ trợ, sử dụng, hay chuyển thông tin trong hệ thống? Ai sẽ sử dụng các chức năng cung cấp bởi hệ thống?

Trong các yêu cầu thì ai được đề cập và quan tâm đến nhiều?

Hệ thống phần mềm mới sẽ hoạt động như thế nào và có vị trí như thế nào trong tổ chức sẽ sử dụng ?

Ai là người hỗ trợ hay bảo trì hệ thống?

Các hệ thống khác sẽ tương tác với hệ thống này?

Sở dĩ tôi trình bày việc đề cử các tác nhân của hệ thống trước là do quy trình RUP là một quy trình thực sự hướng sử dụng-hướng tới yêu cầu của khách hàng. Mục đích của sản phẩm làm ra trước tiên phải trả lời câu hỏi cho ai (for who)? Do

đó phải tiến hành xác định các tác nhân (là các đối tượng sử dụng hệ thống trước), các chức năng sẽ tiến hành xem xét dựa trên các tác nhân đã xác định. Tôi đề cử một số chức năng sử dụng hệ thống cho các khách hàng (Use-Case) (trên cơ sở đặc tính sản phẩm-xem bảng trên và trên cơ sở các tác nhân đã xác định được) và đồng thời phân loại các chức năng này vào các gói (Package) trên cơ sở xem xét các đặc điểm của chức năng đó (ví dụ các chức năng đồ họa, các chức năng phân tích, các chức năng quản lý để thành các gói riêng, vv). Mỗi Use- Case đề cử ra, tôi đều nêu nguyên nhân tồn tại của Use-Case đó bắt nguồn từ yêu cầu nào của đối tượng sử dụng hệ thống. Trong quy trình RUP rất chú trọng đến việc phát triển theo dõi và quản lý thay đổi yêu cầu, có nghĩa là mỗi yêu cầu đều có nguồn gốc của nó, và có thể là nguồn gốc của yêu cầu khác. Nếu nguồn gốc của yêu cầu thay đổi thì yêu cầu đó cũng phải thay đổi để phù hợp. Đó chính là cách quản lý yêu cầu của quy trình RUP, sẽ xem xét kỹ hơn ở cuối chương này. Gói phân tích (Analysis Systems Package).

Phân tích Kalman(Kalman Analysis), thực hiện chức năng phân tích và lọc nhiếu Kalman. Tôi đề cử ra Use-Case này là do yêu cầu về tính chính xác của hệ thống, yêu cầu của hệ thống chống nhiễu.

Phân tích Hyperbolic(Hyperbolic Analysis), là chức năng quan trọng của hệ thống. chức năng này phân tích và tính toán giúp cho nhân viên có thể tìm chính xác toạ độ của vật phát xạ.

Gói trình diễn đồ hoạ (Performance Package).

Trình diễn đối tượng đồ hoạ trong không gian 2 chiều (Representation2D), do yêu cầu của hệ thống cung cấp các chức năng về đồ hoạ.

Trình diễn đối tượng đồ hoạ trong không gian 3 chiều(Representation3D), yêu cầu hệ thống cung cấp chức năng đồ hoạ trong không gian 3 chiều, tăng khả năng dễ sử dụng của hệ thống.

Định vị đối tượng đồ họa trong không gian (Locate), do yêu cầu cần thu hẹp cửa sổ khung nhìn, tăng tính chính xác của hệ thống.

Co giãn đối tượng đồ họa(Elatic), yêu cầu về theo dõi chính xác mục tiêu

Gói quản lý (Management Package).

Đăng nhập hệ thống (Login), yêu cầu về chức năng bảo mật của hệ thống (tuy nhiên mức độ bảo mật đến đâu thì không được thể hiện rõ ở đây, mà nó thể hiện ở loại yêu cầu phi chức năng của hệ thống, sẽ xem xét sau, và yêu cầu đó chỉ ảnh hưởng ở các giai đoạn thiết kế về sau).

Quản lý thành viên (User Management), yêu cầu quản lý nhân sự của hệ thống. Báo cáo (Report), yêu cầu hệ thống cung cấp các tài liệu báo cáo cần thiết. Thiết lập (Setting).

Nhận thời gian đồng bộ (Receive Time).

Mô hình Use-Case như sau:

Hình 3-19 Mô hình Use-Case (Use-Case Model)

Trên mô hình Use-Case thể hiện rõ cả các tác nhân của hệ thống, các Use- Case, và mối quan hệ giữa các tác nhân với các Use-Case (tác nhân nào sử dụng Use-Case nào) và quan hệ giữa các Use-Case với nhau.

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Quy trình RUP và ứng dụng (Trang 44)