Xem xét quan hệ giữa các Use-Case

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Quy trình RUP và ứng dụng (Trang 71)

Trong các pha trước, các Use-Case của hệ thống đã được tìm kiếm và phân tích một cách đầy đủ, và trong quá trình phân tích, các thành viên tham gia dự án đã có những hiểu biết tường tận về hoạt động của các Use-Case. Tuy nhiên, còn một điều cần thiết là xem xét các Use-Case đó trong mối quan hệ tổng thể và mối quan hệ của chúng với nhau. Đó chính là sự xem xét lại sự liên kết lại các phân

tích thiết kế, liên kết các kết quả trong một hệ thống tổng thể. Sở dĩ đến giai đoạn này mới thực hiện hoạt động liên kết đó là do đến thời điểm này của dự án các thành viên tham gia dự án mới hiểu đầy đủ về các Use-Case. Cũng như đa số các hoạt động khác trong giai đoạn này là xem xét và gắn kết các thông tin vào nhau.

Quan hệ giữa các Use-Case có hai loại đó là quan hệ bao hàm9 (Include) và quan hệ mở rộng10 (Extend) . Tôi xin trình bày các quan hệ giữa các Use-Case trong dự án này

Quan hệ bao hàm

Nói chung để tránh mô tả hay thực hiện lại một số hoạt động giống nhau của các Use-Case, thì người ta xem xét và mô tả các hoạt động giống nhau đó thành các Use-Case chung và được bao hàm (Include) chúng trong các Use-Case khác. Quan hệ bao hàm này được xem xét dựa trên phân tích các hành vi nhiệm vụ của các Use-Case. Trong dự án này, các Use-Case trình diễn (Representation), Use-Case định vị (Locate) và Use-Case co giãn (Elatic) cùng sử dụng các chức năng biểu diễn hình học trong không gian hai chiều hoặc ba chiều. Do đó trong quá trình phân tích, tôi dành hẳn chức năng biểu diễn một đối tượng đồ hoạ trong không gian hai chiều hay ba chiều thành hai Use-Case riêng biệt để tiện sử dụng cho 3 Use-Case kia.

Hình 3-33 Quan hệ bao hàm và quan hệ mở rộng

9 Quan hệ bao hàm: khi một Use-Case cung cấp chức năng của nó cho Use-Case khác thực hiện thì nó bị bao hàm trong Use-Case khác kia.

10 Quan hệ mở rộng: khi một Use-Case cung cấp thêm một chức năng đặc biệt hóa nào đó của một Use-Case khác thì Use-Case này là sự mở rộng chứ c năng của Use-Case khác kia

Elastic-UC Locate-UC

<<include>>

Use-Case Assocation Author:Bui Doan Ngoc

Organization: CNPM-CNTT-Bach Khoa Ha Noi Date: 15/02/2004 Representation 2D-UC Representation 3D-UC Staff (from Actors) Representation <<extend>> <<include>> <<include>> <<include>> <<include>> <<include>> <<include>> <<extend>>

Cụ thể bạn đọc có thể xem phần đặc tả các Use-Case Representation, Use- Case Locate, Use-Case Elatic, Use-Case Representaion 2D, Use-Case Representaion 3D. Trong phần đặc tả của các Use-Case đó đều có chức năng biểu diễn trên khôn gian 2 chiều hoặc 3 chiều.

Quan hệ mở rộng:

Khi một Use-Case nói chung vì một lý do nào đó đã ổn định trong hệ thống và việc sửa chữa đặc tả hay thay thế Use-Case không phải là một giải pháp thuận lợi. Tuy nhiên, yêu cầu đề ra là cần thiết thêm các chức năng nhiệm vụ nhỏ cho Use-Case đó để đáp ứng hệ thống một cách hoàn hảo hơn. Thí dụ như cách bắt lỗi của Use-Case login, hay cách thức mã hoá của mật mã, vv. Yêu cầu này được thoả mãn với khả năng mở rộng Use-Case, Use-Case mở rộng sẽ cung cấp các chức năng hay thêm các chức năng cho Use-Case sử dụng nó. Ta sẽ sử dụng phần mở rộng Extention Point ở Use-Case chính mở rộng một số điểm mà Use- Case

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Quy trình RUP và ứng dụng (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w