Kế hoạch lặp cho giai đoạn khởi đầu

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Quy trình RUP và ứng dụng (Trang 39)

Sở dĩ tôi trình bày trước tiên kế hoạch lặp cho giai đoạn khởi đầu là vi tư tưởng của quy trình RUP luôn luôn lấy việc lập kế hoạch là nền tảng quan trọng nhất, quyết định thành công của dự án. Mọi việc đều làm theo kế hoạch, việc luôn luôn chú ý đến lập và làm theo kế hoạch là điều quan trọng .Việc lập kế hoạch 5 Viễn cảnh chung (Vision) là các thỏa thuận giữa nhà phát triển và khách hàng về các tính chất đặc tính của sản phẩm nhằm để phát triển sản phẩm thỏa mãn yêu cầu khách hàng. Được phát triển từ rất sớm ngay từ giai đoạn đầu tiên của dự án

6Đặc tính của sản phẩm (Feature) là các dịch vụ, chức năng cung cấp bởi hệ thống nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng (Customer Needs).

không chỉ diễn ra một lần mà nó diễn ra liên tục lặp đi lặp lại cho nhiều giai đoạn nhiều pha của dự án (Iteration Plan). Do đó trong dự án RUP không chỉ có một kế hoạch mà có rất nhiều kế hoạch, trước mỗi giai đoạn bao giờ cũng là kế hoạch, kế hoạch luôn luôn đi trước.

Với dự án này trước tiên, tôi trình bày kế hoạch cho giai đoạn khởi đầu, để bạn đọc có thể có hình dung về tiến trình giai đoạn của dự án, sau đó ở cuối mỗi chương tôi xin trình bày về kế hoạch cho các chương sau.

Giai đoạn khởi đầu chỉ tập trung vào một số pha và công việc nhất định nhằm khởi động một số hoạt động nền tảng cho dự án. Trong tài liệu kế hoạch lặp, tôi nhấn mạnh công việc vào 3 pha chủ yếu:

Hoạt động Ngày khởi đầu Ngày kết thúc

Mô hình hoá nghiệp vụ 20/02/2004 15/03/2004

Quản lý yêu cầu 25/02/2004 20/03/2004

Quản lý dự án 20/02/2004 20/03/2004

Tài liệu 3-1 Hoạt động dự án giai đoạn khởi đầu

Giai đoạn khởi đầu này thường rất khó, phải hoàn tất một số công việc chuẩn bị cần thiết trước khi vào dự án (thành lập đội dự án, tìm hiểu nghiệp vụ, tìm hiểu hệ thống cũ, xác định các rủi ro,…vv). Một điều chú ý trong giai đoạn khởi đầu này là các rủi ro chỉ tập trung vào hai loại chính là rủi ro nghiệp vụ 7 và rủi ro kỹ thuật8

cần thiết phải tập trung giải quết trước. 1.9.4. Quản lý yêu cầu khách hàng

Trong phần này tập trung vào thực hiện việc tiếp cận lấy yêu cầu, phân tích yêu cầu, lập tài liệu, tổ chức và thực hiện quản lý sự thay đổi yêu cầu đối với dự án áp dụng quy trình RUP. Trách nhiệm chủ yếu của hoạt động này thuộc về các System Analysis (phân tích viên hệ thống). Nội dung của phần này sẽ lần lượt giải quết từng hoạt động đó.

1.9.4.1. Tiếp cận yêu cầu

Theo chức năng, yêu cầu khách hàng được chia làm hai loại là:

Các yêu cầu chức năng của hệ thống: Cung cấp các chức năng sử dụng được cho người sử dụng hệ thống và được biểu diễn một cách rõ ràng trên các mô hình Use-Case.

Các yêu cầu phi chức năng: Yêu cầu không thể hiện rõ ràng không biểu diễn rõ ràng trên các mô hình mà các yêu cầu này chỉ được xem xét và lưu ý khi phân tích thiết kế cài đặt, kiểm thử,…vv (ví dụ: yêu cầu về mức độ bảo mật được thể hiện trên các giải pháp, thuật toán lựa chọn, giao thức lựa chọn, yêu cầu về tính 7 Phần mềm không đáp ứng hoạt động nghiệp vụ của khách hàng, không phù hợp với các chiến lược của công ty, gây khó khăn trong vận hành,…vv

8 Là các rủi ro trong đặc tả yêu cầu, phân tích, thiết kế, kiểm thử, bảo trì hệ thống, sự thay đổi công nghệ,…vv

dễ sử dụng của hệ thống,…vv). Yêu cầu này được mô tả trong tài liệu hỗ trợ đặc tả phần mềm(Supplementary Specification).

Việc thực hiện phân tích và quản lý yêu cầu xuất phát từ phân tích các tài liệu Vision của dự án và phân tích đặc tính của sản phẩm và yêu cầu khách hàng. Sơ đồ như sau:

Hình 3-18 Tiếp cận phân tích và theo dõi thay đổi yêu cầu.

1.9.4.1.1 Tài liệu viễn cảnh của dự án (Vision).

Dự án trước tiên là phát triển tài liệu viễn cảnh của dự án (Vision ) và tài liệu các từ thuật ngữ, từ viết tắt, từ chuyên môn (Glossary), là hai loại tài liệu quan trọng khi bắt đầu khởi động dự án. Vì các tài liệu này là góc nhìn khái quát nhất tổng quan nhất về tính chất, đặc điểm của dự án dựa trên sự thống nhất thỏa thuận giữa khách hàng và nhà phát triển-nền tảng cơ bản của sự thành công dự án. Cụ thể chi tiết về tài liệu viễn cảnh chung của dự án và tài liệu từ điển chung có thể xem trong phần phụ lục, ở đây tôi chỉ phân tích một số khía cạnh quan trọng nhất của hai loại tài liệu này ảnh hưởng đến chất lượng của dự án. Để hiểu được chi tiết của các phân tích sau-một lần nữa bạn đọc nên xem lại chương 3- chương trình bày về nội dung của dự án-là dự án sử dụng xuyên suốt trong các phân tích thiết kế của toàn bộ dự án. Trong dự án này, tôi trước tiên phát triển tài liệu viễn cảnh chung của dự án (Vision). Nội dung cơ bản của hoạt động này là: Mô tả động cơ thúc đẩy để phát triển dự án, lợi ích, vai trò vị trí của hệ thống trong bối cảnh các nhu cầu thị trường,…vv để kết luận tính khả thi của hệ thống. Với dự án phát triển hệ thống theo dõi và giám sát, trên cơ sở tìm hiểu khách hàng, tìm hiểu nhu cầu thị trường, tôi phân tích vai trò vị trí của sản phẩm như sau (trích trong tài liệu viễn cảnh chung của dự án).

Mô tả hiện trạng hệ thống, các vấn đề cần giải quyết.

Mô tả về đặc điểm của người sử dụng, của các cổ đông của hệ thống. Yêu cầu khách hàng (Customer Needs).

Yêu cầu khách hàng Đặc tính của sản phẩm Hỗ trợ đặc tả yêu cầu Yêu cầu chức năng Kiểm thử

Tài liệu 3-2 Vị trí vai trò và nhu cầu của sản phẩm

Mô tả các vấn đề của hệ thống cũ (nếu tồn tại) hoặc các vấn đề dẫn đến phải phát triển hệ thống mới. Được mô tả ngắn gọn dễ hiểu có dạng bảng sau:

Vấn đề cần giải quết Theo dõi và tín hiệu trong không gian 3 chiều, lọc nhiễu tín hiệu, và hiển thị các thông tin cần thiết cho người sử dụng Những người bị ảnh hưởng Toàn bộ các thành viên trong hệ thống Rada thụ động. Nếu

không xác đinh và hiển thị đúng thì các kết quả thu nhận được cũng vô ích

Các ảnh hưởng Kết quả thu nhận không chính xác. Toạ độ mục tiêu không chính xác thì toàn bộ hệ thống không hoạt động được

Giải pháp cho vấn đề là

Phát triển hệ thống theo dõi và giám sát có khả năng lọc nhiễu tín hiệu tăng cường độ chính xác của các máy thu. Đồng thời tính toán xác định toạ độ của mục tiêu theo phương pháp Hyperbolic là phương pháp hiệu quả và chính xác nhất. Hiển thị toàn bộ các kết quả trong không gian 3 chiều với các tính năng cần thiết: Các mặt cắt ở vị trí bất kỳ, không gian 3 chiều xoay với góc bất kỳ, hệ toạ độ cực và hệ toạ độ Decac, phóng to thu nhỏ tuỳ ý..vv

Bảng 3-1 Các vấn đề tồn tại cần giải quyết của hệ thống

Định nghĩa các tác nhân và các cổ đông của hệ thống-xác định các cổ đông, các tác nhân và những loại người sử dụng hệ thống. Đặc điểm và yêu cầu của họ đối với hệ thống mới đang phát triển

Tên cổ đông Hoạt động của cổ đông Vai trò của cổ đông

Nhân viên thực thi hệ

thống Các nhân viên thao tác điều khiểnthiết bị và vận hành hệ thống Theo dõi và giám sát hoạt động của hệ thống và tương tác trực tiếp với hệ thống

Kỹ sư hệ thống rada Nhân viên theo dõi đảm bảo hoạt động chính xác của hệ thống Rada thụ động

Theo dõi

Sở chỉ huy Chỉ huy hoạt động của toàn bộ hệ thống

Bảng 3-2 Cổ đông của dự án

2. Vị trí

2.1.Những cơ hội

Hệ thống này phát triển lần đầu. Tuy nhiên do tính ưu việt của hệ thống Rada thụ động so với hệ thống thường (Tham khảo tài liệu chi tiết kỹ thuật của dự án) và hệ thống theo dõi và giám sát này phục vụ hoạt động cho hệ thống Rada thụ động. Trên thị trường hiện nay có hệ thống VERA-E của cộng hòa Séc, tuy nhiên chưa thực sự phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Mặt khác, do yêu cầu làm chủ kỹ thuật và phát trển lâu dài nên việc phát triển hệ thống này là yêu cầu cấp thiết

Tên Mô tả người sử dụng Cổ đông

Nhân viên thực thi hoạt động của hệ thống

Các nhân viên thao tác điều khiển thiết bị và vận hành hệ thống

Theo dõi và giám sát hoạt động của hệ thống và tương tác trực tiếp với hệ thống

Máy phân tích tương quan [Loại tác nhân phần cứng]

Máy phân tích tương quan để cho ra tham số tương quan cho hệ thống hoạt động

Hệ thống phân tích tương quan

Sở chỉ huy Theo dõi điều khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống. Hệ thống này sẽ truyền toàn bộ thông tin hiện tại đến sở chỉ huy

Theo dõi điều khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống

Người điều phối, điều khiển hoạt động và quản trị toàn bộ hệ thống

[Đây là tác nhân sử dụng và thao tác thông tin thứ cấp]. Quản trị hệ thống Rada thụ động

Operator or Admin

Các thành viên khác trong hệ thống yêu cầu thông tin ở mức hạn chế đối với hệ thống

Bảng 3-3 Tác nhân của hệ thống

Các đặc tính của sản phẩm, xuất phát từ các yêu cầu và kỳ vọng của các khách hàng, tôi đề nghị một danh sách các đặc tính của sản phẩm, và nếu được thông qua thì đó sẽ là nền tảng cho các phân tích tiếp sau

Tài liệu 3-3 Đặc tính của sản phẩm

1.9.4.1.2 Tài liệu từ điển chung của dự án

Trên cơ sở phân tích các chi tiết kỹ thuật của dự án, các đặc điểm của dự án, phân tích phạm vi lĩnh vực (domain model). Mục đích của tài liệu này là thống nhất các khái niệm liên quan trong dự án, tránh những hiểu nhầm sau này khi tiến hành phân tích thiết kế hệ thống. Tài liệu này cần phải được sử dụng thống nhất trong toàn đội dự án, mỗi khi có sự thay đổi nhất thiết toàn đội dự án phải biết.

5.Các đặc tính của sản phẩm

FEAT1 Cần thiết được biểu diễn trong không gian 3 chiều một cách trực quan FEAT1.1 Có thể phóng to va thu nhỏ

FEAT1.2 Có khả năng định vị khoảng không tại những vùng xác định FEAT2 Độ chính xác cao

FEAT3 Do đây là một hệ thống thiết bị điều khiển quân sự nên cần thiết độ bảo mật cao. Mỗi thành viên muốn sử dụng được hệ thống cần thiết phải cung cấp cho hệ thống một PIN và một password hợp lệ

FEAT4 Tốc độ xử lý của hệ thống cao, thời gian thực FEAT5 Có đầy đủ các thông tin cần thiết và kịp thời nhất FEAT6 Theo dõi nhiều mục tiêu cùng một lúc (cỡ 30 mục tiêu) FEAT7 Tính bảo mật người sử dụng

FEAT8 Khả năng thực thi của hệ thống cao và trực quan FEAT9 Dễ bảo trì và mở rộng thêm các chức năng

FEAT10 Có khả năng đồng bộ tín hiệu trong thời gian ngắn (chấp nhận được)

Tài liệu 3-4 Từ điển chung của dự án

1.9.4.2. Mô hình Use-Case

Tôi tiến hành phân tích yêu cầu dự án để mô hình hóa các yêu cầu chức năng của hệ thống thành các mô hình Use-Case dựa trên các đặc tính của sản phẩm đã thống nhất như trên . Các đặc tính của sản phẩm như trên sẽ được phân tích thành yêu cầu chức năng được phân tích ở đây và các yêu cầu phi chức năng sẽ được đề cập đến phần sau phần này trong tài liệu hỗ trợ đặc tả yêu cầu phần mềm

Trên cơ sở các đặc tính của sản phẩm, tôi phát triển mô hình Use-Case (Use- Case Model) trên mô hình UC bao gồm

Các tác nhân của hệ thống (Actors). Các Use-Case.

Các gói Use-Case (Package).

Từ điển chung của dự án

1. Giới thiệu 2.Các định nghĩa

2.1 TERM1 Kalman Filter

Lọc nhièu Kalman, chống nhiễu trong các trường hợp các trạm thu và các máy tương quan.

2.2 TERM2 Correlation

Máy tương quan dùng để đồng bộ tín hiệu.

2.3 TERM3 Coordinate

Hệ trục tọa độ, có hai hệ là hệ trục tọa độ vuông góc (Decac) và hệ tọa độ cực. Là một không gian vecto để xác định vị trí của mỗi vecto trong không gian đó.

2.2.1. TERM3.1 Coordinate 2D

Hệ trục tọa độ không gian 2 chiều, biểu diễn vật thể trong mặp phẳng được xác định vị trí của chúng trên hai trục tọa độ vuông góc Ox và Oy gọi là tọa độ, gốc tại O có tọa độ (0,0)

2.2.2. TERM3.2 Coordinate 3D

Hệ trục tọa độ không gian 3 chiều, tính chất như hệ 2 chiều nhưng có 3 trục,

2.3 TERM3.3 Poled Coordinate

Hệ tọa độ cực. Trong không gian 2 chiều, vị trí một điểm được xác định bởi một trục Ox và một góc α, chính là cặp giá trị (x, α) Còn trong không gian 3 chiều vị trí của một điểm được xác định bởi vị trí của nó trên trục Ox, các góc lệch α và góc nghiêng β, cặp giá trị (x,α,β)

2.4 TERM3.4 Decac Coordinate

Hệ toạ độ vuông góc Đề Các. Vị trí của một điểm trong không gian 2 chiều được xác định bởi cặp giá trị (x,y) trên hai trục tọa độ Ox và Oy vuông góc

2.5 TERM4 Goals

Mục tiêu cần theo dõi (Máy bay. Tàu.,..). Đây là các mục tiêu phát ra tín hiệu là mục tiêu theo dõi và quan sát của hệ thống.

2.6 TERM5 Receiver

Các trạm thu tín hiệu, thu tín hiệu phát xạ từ các nguồn phát xạ hay các mục tiêu để đo đạc và chuyển kết quả cho các bộ phân tích.

Nếu xem xét tài liệu viễn cảnh dự án ở trên, và xem xét phần liệt kê người sử dụng hệ thống, các tác nhân của hệ thống trong mô hình Use-Case được tiến hành dựa trên xem xét người sử dụng hệ thống trên cơ sở tinh lọc phân loại nhóm và chọn các thành viên tiêu biểu trong nhóm, mô hình thành tác nhân của hệ thống. Các tác nhân tôi đề cử trong hệ thống như sau:

Quản trị viên hệ thống (Administrator). Nhân viên thực thi (Staff).

Máy tương quan (Correlation Machine). Headquator (Sở chỉ huy).

Có một số cách thức tìm kiếm các tác nhân mà quy trình RUP cũng đề nghị, đó là các câu hỏi các danh sách kiểm tra (check list) mà nhà phát triển có thể chú ý đến khi tìm kiếm các tác nhân của hệ thống. Đó là:

Những ai là người hỗ trợ, sử dụng, hay chuyển thông tin trong hệ thống? Ai sẽ sử dụng các chức năng cung cấp bởi hệ thống?

Trong các yêu cầu thì ai được đề cập và quan tâm đến nhiều?

Hệ thống phần mềm mới sẽ hoạt động như thế nào và có vị trí như thế nào trong tổ chức sẽ sử dụng ?

Ai là người hỗ trợ hay bảo trì hệ thống?

Các hệ thống khác sẽ tương tác với hệ thống này?

Sở dĩ tôi trình bày việc đề cử các tác nhân của hệ thống trước là do quy trình RUP là một quy trình thực sự hướng sử dụng-hướng tới yêu cầu của khách hàng. Mục đích của sản phẩm làm ra trước tiên phải trả lời câu hỏi cho ai (for who)? Do

đó phải tiến hành xác định các tác nhân (là các đối tượng sử dụng hệ thống trước), các chức năng sẽ tiến hành xem xét dựa trên các tác nhân đã xác định. Tôi đề cử một số chức năng sử dụng hệ thống cho các khách hàng (Use-Case) (trên cơ sở đặc tính sản phẩm-xem bảng trên và trên cơ sở các tác nhân đã xác định được) và đồng thời phân loại các chức năng này vào các gói (Package) trên cơ sở xem xét các đặc điểm của chức năng đó (ví dụ các chức năng đồ họa, các chức năng phân tích, các chức năng quản lý để thành các gói riêng, vv). Mỗi Use-

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Quy trình RUP và ứng dụng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w