- Ở miền Bắc: Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh); Hàng trống (HN) Tranh Kim Hoàng (H.Tây)
- Ở Nam Bộ: Có 1 số vùng làm tranh thờ ...
-> Tuy vậy nổi bật hơn cả - và có truyền thống lâu đời là 2 dòng tranh khắc: Đông Hồ và Hàng Trống. Đặc biệt đặc sắc nhất vẫn là dòng tranh dân gian Đông Hồ (H.Bắc)
1. Tranh dân gian Đông Hồ:
- Thuộc làng Đông Hồ - xã Song Hồ - Thuận Thành - Hà Bắc (ngày nay). Là 1 làng nổi tiếng với nhiều dòng họ làm tranh, trong đó tiêu biểu nhất là dòng họ Nguyễn Đăng truyền đến đời thứ 20 là Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế.
- Tranh Đông Hồ là thể loại tranh khắc gỗ và được in hoàn toàn. Tranh Đông Hồ còn gọi là thanh điệp -> đây là sự đặc biệt của dòng tranh này: Nền của tranh được quét trước 1 lớp diệp (võ sò, võ điệp, nung nóng, giã nhỏ ...) trộn với hồ nếp quét bằng chổi lá thông. Để tạo màu sắc phong phú, họ đã quét lên nền điệp một lớp màu mỏng và chủ yếu 3 màu: Vàng chanh, trắng điệp, đỏ cam:
“Tranh Đông Hà, gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”
- Giấy vẽ: Giấy dó -> sản xuất thủ công từ cây đó -> đ2: giấy mỏng có nhiều xơ rất thấm màu.
- Màu: Được chế từ hoa, lá cây sẳn có trong tự nhiên. Với bảng màu chính - rực rỡ
+ Màu đỏ (đỏ vang -> chế từ gỗ vang; đỏ son mài từ hòn son)
+ Màu vàng -> chế từ hoa hoè hay quả dành dành -> vàng tươi (hoa hoè) vàng dành dành, vàng nghệ..
+ Xanh chàm (chế từ lá bàng già hay lá chàm)
+ Đen chế từ than lá tre khô ... -> bảng màu này còn được gọi: Màu thuốc cái.
- Chế bản in trên nền gỗ - có 2 loại: Khắc màu và khắc nét
+ Bản khắc màu: Gỗ thớ mềm, xốp, dễ hút màu (gỗ giổi hay vàng tâm). + Bản khắc nét: Gỗ bền, chắc, thớ dẻo (gỗ thị, gỗ mỡ, gỗ lồng mực) - Kỷ thuật in: Theo dây chuyền - mỗi người 1 màu. Tranh có bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu bản khắc màu và cuối cùng là bản nét.
-> Tranh dân gian Đông Hồ được SX ở làng quê nên mang được vẻ đẹp chân chất mộc mạc, giản dị mà hồn hậu đậm đà theo quan niệm thẩm mỹ của người nông dân - NS.
2. Tranh dân gian Hàng Trống (Hà Nội).
- Dòng tranh tiêu chiểu thứ 2 sau Đông Hồ. Đề tài sáng tác chủ yếu phục phụ cho thị hiếu TM của tầng lớp thị dân (khác với Đông Hồ).
- Bảng màu gồm: Đỏ, vàng, xanh lục, xanh lam, hoa hiên và đen của mực nho. Màu đỏ có nhiều sắc độ: Đỏ son, đỏ tía, đỏ cánh sen, hồng hoa đào, hồng nhạt. Ngoài ra ở tranh thờ họ còn sử dụng màu kim nhũ, ngân nhũ óng ánh tạo hiệu quả linh thiêng...
- Kỹ thuật tô màu: Có độ vờn nhẹ, tạo đậm nhạt. Nghệ nhân còn vẽ thêm những nét màu vờn theo nét đen tạo sự mềm mại cho hình khối ... (Màu và giấy mua ở thị trường).
- Tranh Hàng Trống mang 1 PCNT khác Đông Hồ bởi vẽ đẹp nhẹ nhàng, tinh tế, thanh lịch phù hợp với thẩm mỹ người kinh kỳ.