Những người lao động mới làm chủ đồng ruộng, nhà máy hiện lên với một vẽ đẹp khoẻ khoắn, tự chủ được thể hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật đơn giản, trong sáng, sinh động, chân thực.
“Bình minh trên sông trang” (SM -Nguyễn Đức Nùng), “Một buổi cày” (Sd Lưu Công Nhân), “Tổ đổi công miền núi” (SM -Hoàng Tích Chù), “Mùa gặt” (Sd Nguyễn Tiến Chung), “Công nhân cơ khí” và “Tan ca mời chị em đi họp” (Sd Nguyễn Đỗ Cung)….
- Bên cạnh mãng đề tài hiện thực trọng tâm nêu trên, hình tượng người lao động ở các lĩnh vực khác: Thợ thủ công, ngư dân, trí thức đều được khắc hoạ rất chân thực.
- Hình tượng người phụ nữ VN mới: Trong mọi lĩnh vực hoạt động, được MTVN hiện đại khắc hoạ rất thành công.
“Tôi có ý kiến”, “Chị cán bộ” (Ký hoạ Tô Ngọc Vân), “Mùa đông đến rồi” (SM - Trần Văn Cẩn), “Nữ dân quân miền biển” (Sd 1960 Trần Văn Cẩn), “Sau giờ trực chiến” (Lụa - Nguyễn Phan Chanh), “Đọc tin thắng trận” (Lụa - Lương Xuân Nhị)
* Sự phát triển về chất liệu:
- Hội hoạ: Sơn dầu, sơn mài, lụa, đồ hoạ, bột màu, phấn màu, thuốc nước... - Điêu khắc: Đá, gỗ, đồng, xi măng cốt thép, đất nung nhôm ...
* Sự phát triển các thể loại tranh tượng:
- Tranh: Chân dung, SH, phong cảnh, LS chiến trận, tỉnh vật. - Điêu khắc: Tượng tròn, phù điêu
2. Mỹ thuật VN thời kỳ đổi mới (1986 - 2000)
a. Khái quát chung:
- Đây là thời kỳ đổi mới về kinh tế và quan hệ quốc tế, phá bỏ bao cấp trì trệ, lạc hậu, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ->đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong XH, tác động lớn đến hoạt động MT.
- Hội họa VN thời kỳ đổi mới đã có sự phát triển đột biến, là thời kỳ bùng nổ: Không những về số lượng HS, về PC NT mà còn bùng nổ về hoạt động triển lãm và các GALERI
- Qua đó xuất hiện nhiều hoạ sĩ trẻ, tài năng, đầy hứa hẹn, đã để lại những ấn tượng và hy vọng tốt đẹp trước khi bước sang thế kỷ mới (XXI) với các xu hướng MT mới sau.
b. Các xu hướng MT mới:
* Xu hướng khai thác TM dân gian:
- Lối vẽ sơ khai, dân gian, không gian phẳng bỏ qua hình hoạ và phối cảnh... Kết hợp yếu tố dân gian với ngôn ngữ hiện đại.
- Các HS: Trần Trọng Vũ, Đặng Xuân Hoà, Hoàng Hồng Cẩm v.v... * Xu hướng biểu hiện:
- Thể hiện cảm xúc tự nhiên và TL cá nhân con người - HS : Lê Quảng Hà, Đinh Ý Nhi, Phạm An Hải
* Xu hướng hiện thực:
- Mang đủ các sắc thái: Lãng mạn, tượng trưng, cổ điển hay siêu thực... có nhiều thay đổi về thời gian và không gian.
- HS: Hồng Việt Dũng, Nguyễn Thanh Bình, Lê Huy Tiếp, Đỗ Quang Em...
* Xu hướng trừu tượng:
- Tìm cái đẹp thuần tuý bất ngờ của ngôn ngữ HH trong nữa vô thức, nữa hiện thực.
- HS Nguyễn Trung, Đỗ Tam Tường, Phạm An Hải.
* Xu hướng “Ngày thơ - Trang trí”
- Kết hợp TM dân gian với vẻ đẹp hồn nhiên vô tư: Tạo vẻ đẹp đơn giản, khúc tiết có tính trang trí đồ họa.
- HS Lê Thiết Cương, Đào Hải Phòng, Quách Đông Phương
* Ngoài ra còn có các xu hướng TM khác, khai thác vẻ đẹp riêng bất ngờ, mang được dấu ấn riêng: Tranh giấy dó, tranh SM mới. NT sắp đặt không gian, Pốt art và NT trình diễn.
3. Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu của NTVN hiện đại.a. HS Tô Ngọc Vân (1906 - 1954) (48Tuổi) a. HS Tô Ngọc Vân (1906 - 1954) (48Tuổi)
*Thân thế và sự nghiệp :
- Ông sinh năm 1906 tại Hà Nội (quê gốc ở Hải Hưng) - Là SV khoá 2 (1926 - 1931) trường CĐMT Đông Dương
- Sau khi ra trường được bổ nhiệm dạy MT tại Nông Pênh (Cam pu chia) (năm 1935 - 1939)
- Năm 1939 được bổ nhiệm giáo sư dạy tại trường CĐMT Đông Dương. - CM T8/1945 - 1954 sự nghiệp NT của ông phục vụ kháng chiến, phục vụ CM ,ông là hiệu trưởng đầu tiên của trường MT kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc. Ông hy sinh năm 1954 khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
* NT của ông trước CM 1954 : Say mê với vẻ đẹp của người thiếu nữ Hà Thành với cái đẹp của “Hình và sắc” được trau chuốt từng nét bút, từng gam màu ngọt ngào bằng bàn tay tài hoa điêu luyện. Sau CM 1945 ông
hướng tới đề tài mới, đối tượng và vẻ đẹp mới, đó là con người và thực tế cuộc sống gian khổ nhưng sinh động hào hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
- Ông là người có công lớn trong việc xây dựng và phát triển nền nghệ thuật tạo hình cận đại và hiện đại CMVN: Vừa hiện đại vừa DT.
- Là bậc thầy số 1 của MT cách mạng VN ,Ông được nhà nước tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” đợt 1.
*Những tác phẩm tiêu biểu:
+ “Thiếu nữ lên hoa huệ” (Sd 1943) + “Hai thiếu nữ và em bé” (Sd 1944) + “ Hồ Chủ tịch ở Bắc bộ phủ” (Sd 1946) + “Xưởng quân giới” (Sd 1951)
+ “Tôi có ý kiến” “đốt đuốc đi học” (Ký hoạ)
b. HS Trần Văn Cẩn (1910 - 1994)
*Thân thế và sự nghiệp:
- Ông sinh năm 1910 tại Kiến An - Hải Phòng
- Là SV khoá VII trường CĐMT Đông Dương (1931 - 1936)
- Ông là 1 bậc thầy của hội hoạ VN hiện đại - một tấm gương > về lao động NT bền bỉ và ST. Ông không những là 1 HS xuất sắc ở các lĩnh vực tranh : Sơn dầu, lụa, khắc gỗ, sơn mài... mà còn là một bậc thầy đào tạo các thế hệ hoạ sĩ cho nền MT nước nhà. Trên cương vị là hiệu trưởng trường CĐMT VN (1957) trong suốt 15 năm và đảm nhiệm nhiều cương vị cao quý khác.
* NT của ông là 1 bài ca về hình, nét và màu sắc ... ca ngợi cuộc sống mới, con người mới trong LĐSX và chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Hình tượng người laođộng, người phụ nữ, người chiến sĩ vũ trang được khắc hoạ sâu sắc bằng ngôn ngữ tạo hình rất tài hoa và điêu luyện của ông.
- HS Trần Văn Cẩn là 1 trong những NS hàng đầu của HH CMVN ông được nhà nước tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” đợt 1.
*Những TP tiêu biểu:
+ “Em Thuý” (Sd 1943) + “Gội đầu” (Khắc gỗ - 1943)
+ “Hai cô gái tước bình phong” (Lụa) + “Tát nước đồng chiêm” (SM 1958) + “Mùa đông sắp đến” (SM 1962)
+ “Nữ dân quân miền biển” (Sd 1960)
c. HS Nguyễn Phan Chánh (1892 -1984)
*Thân thế và sự nghiệp
- Ông sinh năm 1892 tại Thạch Hà – Hà Tỉnh
- Ông là HS chuyên vẽ lụa từ thập niên 30 -> đến cuối đời
* NT tranh lụa của ông mang 1 vẻ đẹp kín đáo, giản dị, thâm trầm, bởi sự kết hợp nhuần nhuyển cách tạo hình phương tây với quan niệm TM Á Đông.
- Hình tượng trong tranh ông là CS và con người nông thôn VN cần cù, chất phác, mộc mạc mà vẫn duyên dáng -> với gam màu nâu đen, trầm ấm, gần gũi, cổ kính ,rất gần gũi với tâm hồn và TM VN, đậm màu sắc dân tộc.
- NT lụa của ông mang đậm phong cách độc đáo riêng của ông.
- HS Nguyễn Phan Chánh là 1 bậc thầy tranh lụa hàng đầu có công lớn xây dựng và phát triển tranh lụa cận đại và hiện đại VN. Ông được nhà nước tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” đợt I
* Những TP tiêu biểu:
+ “Chơi ô ăn quan” (Lụa 1931) + “ Rửa rau cần ao” (Lụa
+ “Cô gái bên lồng chim” (Lụa)
+ “Bữa cơm sau mùa thắng lợi” (Lụa 1960) + “Sau giờ trực chiến” (Lụa 1968)
d. HS Nguyễn Đỗ Cung (1912 - 1977)
* Thân thế và sự nghiệp:
- Ông sinh năm 1912 tại Từ Liêm - Hà Nội
- Là SV khoá V (1929 - 1934) trường CĐMT Đông Dương
- Khi còn là SV ông đã tham gia những phong trào yêu nước trong HS- SV dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Sau CM T8/1945- NT của ông gồm 2 mảng : 1 hoạ sĩ sáng tác xuất sắc - 1 nhà nghiên cứu lý luận MTDT uyên bác. Mỗi công trình ST tranh hay nghiên cứu đều là những công trình mẫu mực về mặt PC và cá tính ST độc đáo riêng.
- Tranh của ông mang vẻ đẹp của sự đơn giản về mãng khối rõ ràng khúc chiết. Ông là HS VN đầu tiên tìm vẻ đẹp trong tư duy lập thể trong tranh của mình.
- Với sự cống hiến lớn lao đối với nền MT CMVN, ông được nhà nước tặng “Giải thưởng Hồ Chí MInh” đợt 1
*Những TP tiêu biểu:
+ “Cổng thành Huế” (Bột màu - 1941) + “Du kích tập bắn” (Bột màu - 1947) + “Công nhân cơ khí” (Sd )
+ “Tan ca mời chị em đi họp (Sd 1976)
+ “Kiến trúc Viện BTMTVN (Kiến trúc -1960) + “Đề cương LSMTVN” (Ng/c LL)
e. HS Nguyễn Sáng (1923 -1988)
*Thân thế và sự nghiệp:
- Ông sinh năm 1923 tại Mỹ Tho (Nay là Tiền Giang - Nam Bộ) - Là SV khoá cuối cùng (1938) trường CĐMT Đông Dương
- Khi còn là SV ông có tiếng là “Cá tính”, “Cá biệt” cái chất nổi trội của dòng máu Nam bộ. Ông chống lại lối vẽ chi tiết theo mẫu và chủ trương vẽ theo trí nhớ. Ông được đánh giá là 1 SV có năng lực.
- CM T8/1945 đã làm thay đổi cuộc đời sáng tác của ông. Là 1 HS sớm giác ngộ CM, đi đầu trong lĩnh vực tư tưởng NT.
- Nhiều TP HH của ông mang chủ đề tư tưởng CM và XH rõ nét, toát lên cái nhìn trung thực, tính nhân đạo cao cả, tình yêu cuộc sống mãnh liệt .Ngôn ngữ tạo hình đơn giản, khoẻ khoắn, mạnh mẽ, mang tính đồ họa hoá cao, cốt bắt được cái thần của đối tượng, rất gần gũi với PC của tranh dân gian.
- Với tài năng thiên bẩm - HS là 1 diện mạo riêng biệt và độc đáo của LSMTVN. Có những đóng góp trân trọng quý báu cho nền MTVN hiện đại. Ông được nhà nước tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” đợt 1.
f. HS Bùi Xuân Phái (1920 - 1988)
*Thân thế và sự nghiệp:
- Ông Sinh năm 1920 tại Hà Nội - Là SV khoá cuối cùng của trường CĐMT Đông Dương.
- Sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với phố cổ Hà Nội... bằng một niềm say mê mãnh liệt và một PC riêng biệt - PC Bùi Xuân Phái - “Phổ phái”
- Ông là người khám phá ra vẻ đẹp cổ kính của 36 phố phường Hà Nội vừa quen, vừa lạ, với những đường nét xê lệch, những mái ngói liêu xiêu, màu sắc khi trầm chắc khi hoen nhoè... một vẻ đẹp quyến rũ, cổ kính và gợi cảm đến nao lòng.
- Sự nghiệp sáng tác của ông có những đóng góp trân trọng đối với nền MTVN hiện đại. Ông được nhà nước tặng “Giải thường Hồ Chí Minh” đợt 1
* Tác phẩm tiêu biểu:
+ “Phố cổ” (Sd 1987)
+ “Phố Hàng Mắm” (Sd ) + “Phố Hàng Bè “ ( SD 1984) + “Ô Quan Chưởng” (Sd )
g.HS - NĐK Diệp Minh Châu (1919)
* Thân thế và sự nghiệp
- Ông sinh năm 1919 tại Nhơn trạch - Bến Tre. Là SV khóa cuối cùng trường CĐMTĐD (1940-1945)
- Sự nghiệp ST của Ông trong ĐK cả trong HH không những đã phản ánh, ca ngợi CM và quần chúng CM, mà còn tạo lập một cách nhìn mới, mẫu mực và hàn lâm cho PP tao hình VN trong nhưng thâp niên 60 và 70
- Với những thành tích trong hoạt động nghệ thuật của mình, Ông đã được nhà nước trao tặng giải thưởng “Hồ Chí Minh” đợt 1
*Tác phẩm tiêu biểu
+ “ Bác Hồ với thiếu nhi Bắc –Trung –Nam”(Lụa 1947) + “Phú Lợi căm thù”(thạch cao 1958)
+ “Võ Thi Sáu” (Đồng 1960)
+ “Bác Hồ bên suối Lê Nin” (Thạch cao 1980)
CÂU HỎI ÔN TẬP HP – LSMTVN
1. Hãy nêu một số tác phẩm điêu khắc thời Đông Sơn? Tiêu biểu nhất là tác phẩm nào? Đặc điểm và ý nghĩa của tác phẩm đó ?
2. Đặc điểm MT thời Lý (XI- XII)? Nêu tên các tác phẩm ĐK tiêu biểu (tượng tròn và phù điêu) ?
3. Đặc điểm MT thời Trần ? Hãy nêu tên những TP phù điêu tiêu biểu?
4. So sánh đặc điểm con rồng Lý và con rồng thời Trần? Vẽ minh hoạ con rồng Lý?
5. Tác phẩm điêu khắc tiêu biểu nhất của MT Thời Lê Trung Hưng Hãy nêu đặc điểm NT của TP đó
6. Hãy nêu đặc điểm chạm khắc trang trí đình làng (XVI- XVII - XVIII) nêu tên những tác phẩm tiêu biểu
7. Đặc điểm của ĐK chùa Tây Phương Hãy nêu tên những TP đặc sắc? Anh (chị) thích TP nào nhất? tại sao?
8. Hãy so sánh đặc điểm của tranh dân gian Đông Hồ và tranh dân gian hàng Trống? Minh hoạ bằng tác phẩm đặc sắc?
9. Các thể loại chính của tranh dân gian Việt Nam Hãy nêu tên một số tranh đặc sắc của các thể loại đó?
10. Hãy nêu tên tác giả và TP tiêu biểu của hội hoạ VN giai đoạn 1925 - 1945? 11. Hãy hêu tên những bậc thầy của hội hoạ CMVN (Kèm tác phẩm tiêu biểu) nữa sau thế kỷ XX?