1. Nghệ thuật kiến trúc:
a. Kiến trúc cung đình:
* Đặc điểm:
- Thiên nhiên và KT gắn bó chặt chẽ với nhau
- KT có tầm vóc vừa phải, cân xứng phù hợp với con người VN - Sự kết hợp hài hoà giữa tính chính thống và tính dân gian. - Chạm khắc trang trí KT chủ yếu tứ linh, tứ quí...
* Kiến trúc kinh thành Huế:
- Là một hình vuông - cạnh 2235m, gồm 3 vòng thành -> vòng ngoài: Phòng thành gồm 10 cửa, vòng giữa: hoàng thành gồm nhiều công trình KT liên hoàn - Trọng tâm là Điện Thái Hoà (Vua thiết triều) vòng trong cùng : Tử cấm thành.
- KT kinh thành Huế là một kiệt tác NT KT bởi sự cân xứng đối xứng qua trục - Tất cả các điện - lầu -miếu, điều đối xứng qua trục chính, tạo nên vẻ đẹp hài hoà, chẳng những với tầm vóc con người, mà còn hoà hợp với không gian xung quanh, với sông Hương núi Ngự. Đến nay kinh thành Huế xứng đáng được UNESCO công nhận là “Di sản văn hoá thế giới”.
b. Kiến trúc lăng mộ:
- Thời Nguyễn có qui mô lớn - kiểu KT thoả mãn cả 2 chức năng: Lăng mộ và tẩm thờ -> thường được xây dựng khi vua còn sống - tổng hợp lại có 3 kiểu KT mặt bằng.
+ Kiểu KT lăng Gia Long và Thiệu Trị: Lăng và tẩm thờ xây tách riêng - Nhưng đặt song song cùng quay về 1 hướng: Nhà bia và điện thờ không nằm trên 1 trục.
+ Lăng Minh Mạng và Khải Định: Lăng và tẩm thờ được XD trên cùng 1 trục dọc -> do vậy toàn bộ KT phát triển và kéo dài theo chiều sâu.
+ Lăng Tự Đức tiêu biểu cho kiểu KT thứ 3: Lăng và tẩm thờ tách riêng, song lại đặt so le xen kẻ với những hồ nước rộng và nhiều công trình để vua thư giãn... tạo không khí sinh động của 1 công viên thanh lịch.
2. Nghệ thuật điêu khắc và Hội họa thời Nguyễn:a. Điêu khắc: a. Điêu khắc:
- NT ĐK Nguyễn khá phát triển. Trong các thể loại KT đình - đền - chùa - lăng mộ đều có nhiều tượng thờ. Đặc biệt trong đó tượng ở các lăng mộ được chú ý hơn cả.
- Lăng Khải Định: Có tượng lính hầu đứng thành 2 dãy với kích thước bằng người thật ,tỷ lệ cân đối, với cách thức tả chân (chất liệu = đá)
- Ở các lăng khác như lăng Minh Mạng - Mỗi lăng đều đặt các tượng quan hầu (2/3 KT người thật). Khoảng 10 tượng người, 2 tượng voi, hai
tượng ngựa hoặc thêm 2 tượng sư tử... Tượng được làm theo kiểu thức: Dáng chầu nghiêm túc, sống động (MH)
b. Hội hoạ:
Đặc biệt nổi bật có thể loại tranh ghép mảnh; tranh gương (vẽ mặt sau kính ) -> thường là tranh TR2 kiến trúc cung điện, và lăng tẩm (tiêu biểu lăng Tự Đức và cửa Hiển Nhơn ...) hết sức độc đáo sáng tạo, thể hiện bàn tay tài hoa và khối óc thông minh của các NS dân gian Huế.
* Tóm lại:
- MT Thời Nguyễn là sự phát triển nối tiếp và cuối cùng của LS phong kiến VN với đỉnh cao là MT cung đình Huế.
- Mặc dầu MT Nguyễn chịu sự giao thoa của một số nền VH - Nhưng mạch nguồn DT còn mạnh mẽ, và mang đậm bản sắc DT, dân gian chuẩn bị cho sự chuyển hướng về MT ở giai đoạn tiếp sau.
CHƯƠNG V
MỸ THUẬT VIỆT NAM THẾ KỶ XX
Số tiết : 18
A. MỤC TIÊU
- Giúp SV hiểu và nắm được tiến trình phát triển của LSVN từ đầu thế kỷ đến cuối thế kỷ XX và những nguyên nhân phát triển của nó.
- Sự phát triển đặc biệt của hội hoạ nữa đầu TK XX gắn liền với một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của MTVN nữa sau TK XX.
- Sự phát triển của MTVN hiện đại nửa sau TK XX trải qua các giai đoạn LS qua 3 loại hình NT chính: Hội hoạ - điêu khắc - đồ hoạ
- Giới thiệu một số TP tiêu biểu của các loại hình NT: HH-ĐK-ĐH... - Những thành công của MT VN hiện đại về các mặt.
+ Nội dung sáng tác- hình tượng NT. + Sự phát triển của chất liệu, thể loại MT. + Đội ngũ và phong cách sáng tác.
B. CHUẨN BỊ:I. GIẢNG VIÊN: I. GIẢNG VIÊN:
- Soạn giáo án đầy đủ nghiêm túc với các đơn vị kiến thức cơ bản trọng tâm. - Tham khảo thêm các giáo trình, SGK, sách nghiên cứu có liên quan đến bài giảng, nhằm mở rộng và làm PP thêm kiến thức cho SV.
- Chuẩn bị đầy dủ đồ dùng trực quan: Tranh ảnh, TP hội hoạ tiêu biểu (phiên bản), thông qua các thiết bị dạy học hiện đại: Máy PROCHETER, máy chiếu phim SLAI (dương bản) và máy chiếu đa vật thể -> giúp SV hiểu chắc hơn tiến trình phát triển của MT VN TK XX
* PP giảng dạy: Kết hợp một cách linh hoạt các PP: Thuyết trình - trực quan - vấn đáp - diễn giải - nên vấn đề để thảo luận.
2. SINH VIÊN:
- Nghiên cứu giáo trình (SGK) và những tài liệu có liên quan
- Sưu tầm những TP MT tiêu biểu của các HS Việt Nam cận đại và hiện đại làm tài liệu tham khảo học tập - nghiên cứu.
- Nghiêm túc, chủ động sáng tạo, tích cực tự giác trong học tập ở lớp cũng như ở nhà.