Thực trạng hoạt động phát hành, thanh toán thẻ tín dụng tại NHNT Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại ngân hàng ngoại thương VN từ nằm 2000 đến nay (Trang 27)

dụng tại NHNT Việt Nam.

1. Vietcombank - Ngân hàng đi đầu trong kinh doanh thẻ tại Việt Nam

Ngay từ những năm đầu đổi mới hoạt động ngân hàng, các ngân hàng trong nớc đã tiếp cận với các nghiệp vụ về thẻ tín dụng quốc tế. Việc tiếp nhận công nghệ mới và hiện đại này phù hợp với chủ trơng đổi mới hoạt động của ngành và phù hợp với xu hớng của thế giới.

Là ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ đối ngoại ngay từ những ngày đầu thành lập, NHNT Việt Nam luôn đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới và rất chú trọng phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có các nghiệp vụ về thẻ tín dụng. NHNT Việt Nam là ngân hàng đầu tiên tiến hành nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế - đa hình thức thanh toán thẻ vào thị trờng nớc ta.

Năm 1990, lần đầu tiên tại Việt Nam, NHNT Việt Nam đã tham gia làm đại lý thanh toán thẻ tín dụng quốc tế và thu đợc những kết quả to lớn. Năm 1993, NHNT Việt Nam phát hành thẻ ngân hàng đầu tiên (chip card) và đến năm 1995 phát hành thẻ ATM - thẻ ghi nợ.

Với những thành quả đạt đợc và uy tín ngày càng tăng, từ năm 1996, NHNT Việt Nam đã đợc các tổ chức thẻ quốc tế là VISA và MASTER CARD kết nạp là thành viên chính thức, trực tiếp tham gia phát hành thẻ tín dụng quốc tế. NHNT Việt Nam cũng đợc tổ chức thẻ AMEX và JCB cho phép độc quyền thanh toán các loại thẻ cho 2 tổ chức này ở Việt Nam. Đến nay, NHNT Việt Nam vừa là ngân hàng phát hành, vừa là ngân hàng thanh toán. Các loại thẻ do NHNT phát hành là MasterCard và Visa, các loại thẻ NHNT trực tiếp thanh toán là MasterCard, Visa, JCB, AMEX. Tháng 3/2003, NHNT vừa chính thức khai tr- ơng thêm dịch vụ mới của mình – phát hành thẻ AMERICAN EXPRESS VCB và trở thành nhà phát hành thẻ và thanh toán thẻ chính thức của American Express tại Việt nam.

Với những thành tích, uy tín hoạt động kinh doanh thẻ trên thị trờng quốc tế và nội địa cùng với sự năng động của một NH tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, NHNT Việt Nam có nhiều thuận lợi nhng cũng đứng trớc không ít khó khăn.

1.1. Thuận lợi

Thứ nhất, thuận lợi lớn nhất mà NHNT có đợc đó là nhờ uy tín trong kinh doanh và trong cạnh tranh mà NHNT đã tạo đợc sau gần 40 năm hoạt động. Với những thành tích, kinh nghiệm cùng với tiềm lực dồi dào về công nghệ, vốn và mạng lới thanh toán rộng khắp trong và ngoài nớc là một lợi thế lớn cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng của NHNT. Uy tín và 10 Báo cáo Thờng niên NHNT 2001

kinh nghiệm của NHNT sẽ là một chỗ dựa đáng tin cậy cho các khách hàng cũng nh các tổ chức thẻ quốc tế trong việc trao đổi, thiết lập mối quan hệ.

Hiện nay, NHNT Việt Nam luôn chú trọng đầu t trang thiết bị máy móc hiện đại mà trang bị cho phát hành và thanh toán thẻ đợc u tiên hàng đầu. NHNT Việt Nam cũng là NHTM đầu tiên ở Việt Nam đa vào hệ thống ngân hàng bán lẻ phục vụ thanh toán giao dịch nói chung và thanh toán thẻ nói riêng.

Ngoài ra bằng mối quan hệ của mình, NHNT Việt Nam có thể rút ra đợc những kinh nghiệm quý báu từ kinh doanh thẻ trên thế giới - nơi thẻ đã có một quá trình phát triển lâu dài.

Thứ hai: Thuận lợi về yếu tố con ngời: hơn 3000 cán bộ nhân viên với xấp xỉ 20% có học vị tiến sĩ và 70% đại học và trên đại học, năng động, nhiệt tình, vững về nghiệp vụ và đúng đắn về đạo đức, phẩm chất trong công việc là một lợi thế, một tài sản quý của NHNT. Sự sáng tạo, khiêm tốn học hỏi tham gia mọi lĩnh vực kinh doanh dù là mới mẻ cùng với sự tận tình, chu đáo với khách hàng, tận tuỵ với công việc sẽ đem đến sự thành công cho bất cứ công việc nào.

Thêm vào đó, NHNT thờng xuyên đầu t, tổ chức các khóa học đào tạo, các buổi tọa đàm hớng dẫn cho cán bộ cũng nh khách hàng nhằm nâng cao nghiệp vụ cũng nh kỹ năng trong giao dịch thẻ.

Thứ ba, về môi trờng kinh doanh và cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ. Đây là lĩnh vực hoạt động mà NHNT là một trong những ngân hàng đầu tiên tham gia. Với một số lợng tơng đối ít các NH tham gia kinh doanh thẻ trong một thị trờng 80 triệu dân, kinh doanh thẻ tín dụng hứa hẹn nhiều kết quả khả quan. Hơn nữa, kinh nghiệm của một ngân hàng tiên phong và việc NHNT đợc hai tổ chức thẻ AMEX và JCB trao độc quyền làm đại lý thanh toán hai loại thẻ này tại Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho NHNT thu hút thêm nhiều khách hàng và tăng doanh số thẻ.

Mặt khác, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nớc luôn tạo điều kiện thuận lợi, quan tâm ủng hộ và từng bớc hoàn thiện một hành lang pháp lý cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ thể hiện qua quyết định số 371/1999/QĐ - NHNN1. Điều này giúp cho NHNT Việt Nam có sự đảm bảo pháp lý cho hoạt động kinh doanh của minh.

* Nói chung, NHNT Việt Nam tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ ngay từ đầu đã gặp nhiều điều kiện thuận lợi cả về con ngời, trang bị kỹ thuật cũng nh môi trờng kinh doanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, thẻ tín dụng mới chỉ là một ý niệm trong dân chúng và cha phổ biến thì NHNT cũng gặp không ít khó khăn.

1.2. Khó khăn.

Thứ nhất, phải kể đến khó khăn trong cạnh tranh của NHNT. Dù là một ngân hàng lớn ở Việt Nam nhng so với trên thị trờng quốc tế thì NHNT vẫn cha đủ sức cạnh tranh về mọi mặt. Về kinh nghiệm chuyên môn, NHNT đang từng bớc hoàn thiện quy trình nghiệp vụ vể thẻ. Trong khi đó, các ngân hàng nớc ngoài đã có vài chục năm kinh doanh trên lĩnh vực này. Hơn nữa, các ngân hàng nớc ngoài có u thế về tài chính, công nghệ, máy móc thiết bị về thẻ lại sẵn sàng đầu t mạnh để chiếm lĩnh thị trờng. Còn NHNT, việc đầu t quá lớn cho việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho ngành công nghiệp thẻ sẽ có thể ảnh hởng đến các hoạt động khác của ngân hàng. Vì lý do này nên nhiều khách hàng có khuynh hớng tin cậy các ngân hàng nớc ngoài hơn, và do đó đã gây không ít khó khăn cho NHNT trong ngành dịch vụ này.

Thứ hai, đó là sự nhận thức và hiểu biết của đông đảo ngời Việt Nam về thẻ và các tiện ích của thẻ cha cao. Trong dân c vẫn tồn tại phổ biến thói quen sử dụng tiền mặt, hệ thống tài khoản cá nhân kém phát triển. Ngời dân còn xa lạ với việc giao dịch với ngân hàng và dịch vụ mà NH cung cấp.

Thêm nữa, thu nhập bình quân đầu ngời của Việt Nam còn thấp so với các nớc trong khu vực và trên thế giới (>500USD/ngời/năm). Đa phần ngời dân quan niệm thẻ là sản phẩm công nghệ cao, dành cho khách hàng có thu nhập cao. Điều này gây ra không ít khó khăn cho các NHTM Việt Nam nói chung và NHNT Việt Nam nói riêng khi phát triển dịch vụ thẻ.

Thứ ba, phát triển dịch vụ thẻ, NHNT phải chấp nhận những khó khăn và rủi ro do hành lang pháp lý cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ cha hoàn thiện. Mặc dầu thẻ đã có mặt trên thị trờng Việt Nam từ những năm 90 nhng tới mãi đến tận 19/10/1999 Thống đốc NHNN Việt Nam mới ban hành quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng thẻ tín dụng và chỉ là tạm thời, còn các quy định liên quan đến hạn mức tín dụng, lãi suất tín dụng, các mức phí áp dụng cho thẻ tín dụng cha đầy đủ, thống nhất. Trong bộ luật hình sự cha có quy định tội danh và khung hình phạt cho những vi phạm trong lĩnh vực thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Đây là thiệt thòi và khó khăn cho NHNT trong hoạt động kinh doanh đặc biệt khi có tranh chấp, khởi kiện hay phòng chống tội phạm lừa đảo về thẻ.

Đứng trớc những thuận lợi và khó khăn trên đây, NHNT Việt Nam đã hoạt động trong lĩnh vực phát hành thẻ ra sao và đạt đợc những kết quả nh thế nào. Điều này sẽ đợc làm rõ trong phần tiếp sau đây.

2. Thực trạng hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại NHNT

Mọi hoạt động liên quan đến phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tại NHNT đều phải tuân thủ theo quyết định số 72 QĐ/NHNT/QLT của Tổng Giám đốc NHNT VN ban hành ngày 21/08/2001. Kèm theo quyết định này là “Hớng dẫn quy trình nghiệp vụ phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ”

2.1. Các loại thẻ tín dụng do NHNT phát hành:

Thẻ tín dụng do NHNT Việt Nam phát hành gồm có 2 loại

* Thẻ cá nhân: Đợc phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đầy đủ điều kiện phát hành thẻ. Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các chi tiêu về thẻ bằng nguồn tiền của bản thân minh. Thẻ cá nhân có hai loại là thẻ chính và thẻ phụ. Trong đó,

- Thẻ chính: Do cá nhân đứng tên xin phát hành cho chính mình sử dụng và cá nhân đó là chủ thẻ chính.

- Thẻ phụ: Chủ thẻ chính có thể đứng tên xin phát hành thẻ phụ cho ngời khác (chủ thẻ phụ) sử dụng và chịu trách nhiệm đối với các chi tiêu của chủ thẻ phụ.

* Thẻ công ty: Đợc phát hành cho các cá nhân thuộc một tổ chức, công ty đứng tên xin phát hành thẻ và uỷ quyền cho cá nhân đó sử dụng thẻ. Tổ chức, công ty xin phát hành chịu trách nhiệm thanh toán cho các khoản chi tiêu thẻ bằng nguồn tiền của tổ chức, công ty đó đồng thời phải nêu rõ việc uỷ quyền sử dụng trong đơn xin phát hành thẻ.

Trong 2 loại thẻ trên, tùy theo hạn mức tín dụng bằng VND mà NHNT cấp cho chủ thẻ sử dụng trong một chu kỳ tín dụng có thể chia thành 2 hạng thẻ khác nhau .

- Thẻ vàng: Có hạn mức tín dụng cao, tối đa 120.000.000VND và tối thiểu 60.000.000VND.

- Thẻ chuẩn: Có hạn mức tín dụng thấp hơn mức tối thiểu của thẻ vàng, từ 30.000.000 - 45.000.000 VND11.

Hạn mức tín dụng có thể thay đổi theo quy định của Tổng Giám đốc NHNT Việt Nam.

2.2. Các quy định liên quan đến phát hành thẻ của NHNT:- Đối tợng và điều kiện phát hành thẻ tín dụng: - Đối tợng và điều kiện phát hành thẻ tín dụng:

+ Cá nhân đợc tổ chức, công ty uỷ quyền + Cá nhân có uy tín

+ Cá nhân có thế chấp, cầm cố, ký quỹ + Cá nhân là cán bộ NHNT

+ Các đối tợng đợc bảo lãnh

Trong số này, NHNT cũng chia ra làm các loại khách hàng

+ Khách hàng loại đặc biệt (VIP): quan chức Chính phủ, khách hàng nằm trong danh sách khách hàng đặc biệt của NHNT Việt Nam.

+ Loại khách hàng công ty có quan hệ lâu dài với NHNT Việt Nam hoặc có ký quỹ, thế chấp hoặc cầm cố.

+ Loại khác

- Hạn mức:

+ Hạn mức tín dụng chung: Tơng ứng với từng loại hạng thẻ nêu trên. Đây là mức d nợ tín dụng tối đa trong một chu kỳ tín dụng. + Hạn mức ứng tiền mặt: Mỗi chủ thể đợc phép sử dụng thẻ để rút tiền mặt trong phạm vi hạn mức tiền mặt nhất định. Đó là tổng số tiền mặt tối đa chủ thể đợc phép sử dụng thẻ để rút tiền mặt trong một kỳ tín dụng. Hạn mức tiền mặt đợc quy định tối đa là 1/2 hạn mức tín dụng chung.

+ Hạn mức chi tiêu hàng hoá, dịch vụ: Là phần còn lại của hạn mức tín dụng đợc cấp sau khi trừ đi tổng trị giá giao dịch ứng tiền mặt sử dụng trong kỳ. Hạn mức tiền mặt không sử dụng sẽ tự động chuyển sang hạn mức chi tiêu hàng hoá, dịch vụ.

+ Hạn mức quản lý sử dụng thẻ: Căn cứ vào từng khách hàng hoặc hạng thẻ NHNT Việt Nam, sẽ ấn định loại hạn mức chi tiêu hàng hoá, dịch vụ và ứng tiền mặt mà mỗi chủ thể đợc sử dụng trong một ngày hoặc một số ngày nhất định . Cụ thể:

Đối với khách hàng loại I

Loại Thẻ

Giao dịch tiền mặt Giao dịch hàng hóa dịch vụ

Lần/ngày Tổng số tiền Lần/ngày Tổng số tiền

Thẻ vàng Thẻ chuẩn 5 5 10.000.000 5.000.000 10 10 30.000.000 20.000.000 Khách hàng khác

Thẻ Lần/ngày Tổng số tiền Lần/ngày Tổng số tiền Thẻ vàng Thẻ chuẩn 5 5 7.000.000 5.000.000 10 10 20.000.000 12.000.000 Nguồn:Phòng Quản lý thẻ NHNTVN

Một phần của tài liệu Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tín dụng tại ngân hàng ngoại thương VN từ nằm 2000 đến nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w