Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa một số chỉ số hình thái và hô hấp phổi ở học sinh trường THPT nguyễn văn cừ, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 29)

2.3.1. Các chỉ số được nghiên cứu

- Các chỉ số về hình thái: chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình

- Các chỉ số chức năng thông khí phổi: dung tích sống (VC), dung tích sống thở mạnh (FVC), thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu (FEV1).

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số

2.3.2.1. Thu thập thông tin (tạo cơ sở dữ liệu)

Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. Phƣơng pháp này dùng để thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu chuyên môn, tài liệu tham khảo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó thu thập thông tin cần thiết cho quá trình làm đề tài.

2.3.2.2. Phương pháp thực nghiệm trên đối tượng học sinh

a. Phƣơng pháp nghiên cứu các chỉ số hình thái có liên quan đến các chỉ số hô hấp

- Nơi đo đạc: Phòng y tế của trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội phải đảm bảo tiện nghi và điều kiện cho ngƣời đo và ngƣời đƣợc đo (rộng, thoáng, đủ ánh sáng,...).

- Trƣớc khi đo, các dụng cụ đều đƣợc kiểm tra, ngƣời đo đƣợc tập huấn kỹ về kỹ thuật nhân trắc.

- Phƣơng pháp và kĩ thuật nghiên cứu các chỉ số.

Chiều cao đứng (đơn vị: cm): Xác định bằng thƣớc y tế có chia vạch đến mm. Khi đo, học sinh phải đứng thẳng, hai gót chân sát nhau, đầu thẳng so cho đuôi mắt và điểm giữa bờ trên lỗ tai ngoài nằm trên đƣờng thẳng ngang vuông góc với trục cơ thể, đồng thời đảm bảo 4 điểm đầu, lƣng, mông, gót chân chạm vào thƣớc đo.

21

Cân nặng (đơn vị: kg): Đo bằng cân điện tử. Cân đƣợc đặt trên mặt đất cứng, phẳng. Khi cân, học sinh không đi giày, dép, đứng yên. Cân vào buổi sáng khi học sinh chƣa ăn sáng.

Vòng ngực trung bình (đơn vị: cm): Xác định bằng thƣớc dây không co giãn, độ chính xác đến mm. Yêu cầu học sinh đƣợc đo đứng thẳng,vòng thƣớc quấn quanh ngực, phía sau vuông góc với cột sống sát xƣơng bả vai, phía trƣớc qua mũi ức sao cho mặt phẳng do dây tạo ra song song với mặt đất. Thực hiện đo lúc hít vào hết sức và thở ra hết sức. VNTB chính là trung bình cộng của hai số đo lúc hít vào hết sức và thở ra hết sức.

b. Phƣơng pháp nghiên cứu các chỉ số chức năng thông khí phổi

- Nơi đo đạc: phòng y tế trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm, thành phốHà Nội. Các đối tƣợng nghiên cứu ở trạng thái bình thƣờng, không vận động mạnh trƣớc khi nghiên cứu, tình trạng sức khỏe tốt.

- Dùng máy đo chức năng hô hấp Spirolab II của Italy. Trƣớc khi đo, kĩ thuật viên cần giải thích cho đôi tƣợng về cách thức đo, đồng thời khởi động và kiểm tra kĩ thuật phế dung kế.

Nạp thông tin vào máy. Cho đối tƣợng ngậm ống giấy và kẹp mũi đối tƣợng. Nhắc đối tƣợng thở bình thƣờng. Dạng sóng thở hiển thị trên màn hình. Khi máy phát hiện nhịp thở bình thƣờng, bộ vi xử lí phát ra tiếng Beep.

Đo dung tích sống VC: Ấn phím VC. Đối tƣợng đo ở tƣ thế đứng, nhắc đối tƣợng hít vào hết sức đến mức có thể, sau đó thở ra hết sức mà không phải gắng sức. Khi đối tƣơng không thể thở ra nhiều hơn nữa thì trở về bình thƣờng, ấn phím stop, bỏ ống ngậm miệng và bỏ kẹp mũi cho đối tƣợng. Nếu phép đo không thực hiện không đƣợc tốt, ấn phím Start để bắt đầu đo lại từ thời gian cân bằng và lặp lại các bƣớc.

Đo dung tích sống thở mạnh FVC: Ấn FVC. Nhắc đối tƣợng hít vào hết sức đến mức có thể, sau đó thở ra thật nhanh và mạnh với toàn bộ khả năng có thể. Nhắc đối tƣợng cố gắng thở ra toàn bộ khí trong khoảng hơn 5 giây.

22

Khi thở ra cực đại yêu cầu đối tƣợng hít sâu vào, khi đối tƣợng không thể hít vào nhiều hơn nữa thì trở về bình thƣờng, ấn Stop, bỏ ống ngậm miệng và bỏ kẹp mũi cho đối tƣợng.

Các chỉ số khác đƣợc phế dung kế đo và tính ra kết quả.

Số liệu về thông số khí của phổi đƣợc chia theo lớp tuổi, sau đó xử lí thống kê trên máy tính với chƣơng trình SPSS để tìm ra phƣơng trình hồi quy.

2.2.3. Phương pháp xử lí số liệu điều tra

Bằng toán thống kê trên phần mềm Excel.

Chúng tôi sử dụng chƣơng trình Microsoft Excel và nhập kết quả thu đƣợc trong phiếu điều tra vào máy tính .

Sau đó tiến hành xử lý số liệu, đếm số lƣợng, tính giá trị trung bình (X ); độ lệch chuẩn (SD). + Tính giá trị trung bình: 1 n i Xi X n X : Giá trị trung bình

Xi: Giá trị thứ i của đại lƣợng X n: Số cá thể ở mẫu nghiên cứu

+ Độ lệch chuẩn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(n 30) SD : Độ lệch chuẩn

Xi X : Độ lệch của từng giá trị so với giá tri trung bình n : Số cá thể ở mẫu nghiên cứu

23 2 2 2 2 ( )( ) [ ( ) ] [ ( ) ] n XiYi Xi Yi r n Xi Xi n Yi Yi

r : Hệ số tƣơng quan giữa hai đại lƣợng X và Y Xi : Từng giá trị của đại lƣợng X

Yi : Từng giá trị của đại lƣợng Y n : Số cá thể ở mẫu nghiên cứu.

24

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Một số chỉ số hình thái cơ bản của học sinh THPT Nguyễn Văn Cừ

3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh

Chiều cao đứng (CCĐ) là một trong những giá trị sinh học cơ bản nhất phản ánh sự tăng trƣởng và phát triển của cơ thể ngƣời qua các lớp tuổi. Các nghiên cứu về lĩnh vực này cho thấy ở lớp tuổi học sinh, chiều cao đứng thay đổi theo lứa tuổi, giới tính và chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng sống.

Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh 16 - 18 tuổi đƣợc thể hiện trong bảng 3.1 và hình 3.1.

Bảng 3.1. Chiều cao đứng của học sinh

Đơn vị đo: cm Tuổi Chiều cao đứng (cm) 1 - 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n ± SD Tăng n ± SD Tăng 16 48 158,81 ± 2,61 - 52 152,78 ± 2,63 - 6,03 < 0,05 17 47 162 ± 2,69 3,19 53 154,88 ± 3,35 2,1 7,12 < 0,05 18 49 168,1 ± 4,34 6,1 51 155,82 ± 3,41 0,94 12,28 < 0,05 Chung 144 162,97 ± 3,21 - 156 154,49 ± 3,13 -

Tăng trung bình/ năm 4,64 1,52

Các số liệu trong bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy:

Giai đoạn 16 - 18 tuổi, chiều cao đứng của học sinh vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể là chiều cao đứng của học sinh nam lúc 16 tuổi là 158,81 ± 2,61 cm, đến 18 tuổi đạt đƣợc 168,1 ± 4,34 cm, tăng thêm 9,29 cm, mỗi năm tăng trung bình 4,64 cm. Chiều cao đứng của học sinh nữ lúc 16 tuổi là 152,78 ± 2,63 cm, đến 18 tuổi đạt đƣợc là 155,82 ± 3,41 cm, tăng thêm 3,04 cm, tăng trung bình mỗi năm là 1,52.

25

Tốc độ tăng trƣởng về chiều cao đứng theo lớp tuổi của học sinh không đều. Cụ thể ở giai đoạn 17 - 18 tuổi, chiều cao của học sinh tăng nhanh hơn so với giai đoạn từ 16 - 17 tuổi ở nam và ở giai đoạn 16 - 17 tuổi, chiều cao của học sinh tăng nhanh hơn so với giai đoạn 17 - 18 tuổi ở nữ. Nguyên nhân của hiện tƣợng tăng trƣởng mạnh theo từng thời kì của nam và nữ là do sự tăng trƣởng của CCĐ của học sinh trong giai đoạn 16 - 18 tuổi còn chịu ảnh hƣởng lớn của sự trƣởng thành sinh dục, đó là giai đoạn dậy thì, dậy thì của nữ thƣờng đến sớm hơn của nam từ 1 - 2 năm. Vì thế tốc độ tăng trƣởng chiều cao vẫn còn tăng tuy nhiên có chậm hơn so với giai đoạn trƣớc đó.

Ở cùng độ tuổi, chiều cao trung bình của học sinh nam và nữ không giống nhau. Chiều cao của học sinh nam luôn cao hơn so với chiều cao của học sinh nữ. Cụ thể là ở độ tuổi 16 chiều cao trung bình của nam là 158,81 cm và của nữ là 152,78 hơn nhau 6,03 cm. Ở độ tuổi 18, chiều cao trung bình của học sinh nam là 168,1 cm, của học sinh nữ là 155,82 hơn nhau 12,28 cm. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do đặc trƣng của giới tính, chủng tộc và các đặc điểm sinh học khác giữa hai giới. Một đặc điểm nổi bật là chiều cao và cân nặng của nữ thấp hơn so với nam (trung bình nữ thấp hơn nam khoảng 40%). Các chỉ số vòng đùi, vòng cánh tay, vòng ngực cũng nhƣ số đo các vòng khác nhƣ đƣờng kính cơ, mạch máu, diện tích bề mặt cơ thể... của nữ giới đều nhỏ hơn nam giới, về lý thuyết tỉ lệ này là 1/1,21 [8].

Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Độ chênh lệch giữa nam và nữ ngày càng tăng theo lứa tuổi, chứng tỏ ở nam sự tăng trƣởng vẫn còn khá mạnh trong khi đó sự tăng trƣởng về chiều cao đứng của nữ đã giảm đi nhanh chóng và đạt mức độ ổn định.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các đặc điểm tăng trƣởng về hình thái sinh lí của cơ thể ngƣời đang trong giai đoạn hoàn thiện dần về kích thƣớc cơ thể dƣới tác động của các nguyên nhân quan trọng nhƣ di truyền, hoocmon và các yếu tố môi trƣờng sống.

26

Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn chiều cao đứng của học sinh

So sánh kết quả thu đƣợc với một số tác giả [3], [17] (bảng 1 - phụ lục) thì CCĐ của học sinh trong nghiên cứu của tôi cao hơn (trừ lứa tuổi 16 – 17 ở nam).

Ta thấy CCĐ của học sinh đã tăng nhiều so với vài chục năm trƣớc. Theo tôi, sự gia tăng chiều cao đứng của học sinh trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm là do điều kiện về KT – XH của Gia Lâm trong những năm gần đây có sự tăng trƣởng mạnh mẽ, mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao vì vậy mà có sự cải thiện về chế độ dinh dƣỡng, chế độ chăm sóc trẻ em. Hiện nay do dân trí đƣợc nâng lên, vấn đề tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch đƣợc quan tâm hơn, cùng với đó là những chế tài xử lý những trƣờng hợp vi phạm nên mỗi gia đình chỉ sinh từ 1 – 2 con. Vì vậy, chất lƣợng cuộc sống đƣợc cải thiện đáng kể, trẻ em có điều kiện phát triển cơ thể một cách tốt nhất.

27

3.1.2. Cân nặng của học sinh

Trọng lƣợng cơ thể là một trong những chỉ số quan trọng có mặt trong tất cả các công trình điều tra cơ bản về hình thái ngƣời nói chung và hình thái thể lực của học sinh nói riêng. Trọng lƣợng cơ thể liên quan đến nhiều chỉ tiêu khác nên thƣờng đƣợc dùng để đánh giá sự tăng trƣởng và phát triển cơ thể. Đối với một cơ thể bình thƣờng, trong giai đoạn tăng trƣởng trọng lƣợng cơ thể thƣờng xuyên tăng lên, nhƣng không đồng đều.

Có nhiều nguyên nhân làm thay đổi trọng lƣợng cơ thể, trong nghiên cứu này tôi thực hiện đo trọng lƣợng của học sinh trong độ tuổi từ 16 - 18 tuổi nhằm xác định thực trạng việc tăng trƣởng trọng lƣợng cơ thể trong điều kiện bình thƣờng và những yếu tố ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả nghiên cứu cân nặng của học sinh 16 - 18 tuổi đƣợc thể hiện trong bảng 3.2 và hình 3.2.

Các số liệu ở bảng 3.3 và hình 3.2 cho thấy:

Từ 16 - 18 tuổi, cân nặng của học sinh tiếp tục tăng. Cân nặng của học sinh nam tăng từ 52,12 ± 3,77 kg lúc 16 tuổi đến 57,12 ± 4,59 kg lúc 18 tuổi, tăng 5 kg, tăng trung bình mỗi năm 2,5 kg. Cân nặng của học sinh nữ tăng từ 47,4 ± 5,85kg lúc 16 tuổi đến 48,69 ± 5,06 kg lúc 18 tuổi, tăng 1,29 kg, tăng trung bình mỗi năm 0,65 kg.

Trong giai đoạn từ 16 - 18 tuổi, tốc độ tăng trọng lƣợng của học sinh không đồng đều theo lứa tuổi và giới tính. Cân nặng của cả học sinh nam tăng nhanh từ 17 - 18 tuổi, ở giai đoạn này, cân nặng của học sinh nam tăng 3,16 kg/năm, chậm hơn ở giai đoạn từ 16 - 17 tuổi cân nặng của học sinh nam tăng 1,84 kg/năm, cân nặng của học sinh nữ tăng nhanh từ 16 - 17 tuổi, cân nặng của học sinh nữ tăng 0,68 kg/năm và chậm hơn ở giai đoạn từ 17 - 18 tuổi cân nặng của học sinh nữ tăng 0,61 kg/năm.

Nguyên nhân của hiện tƣợng tăng trƣởng mạnh theo từng thời kì của nam và nữ là do sự tăng trƣởng CN của học sinh trong giai đoạn 16 - 18 tuổi

28

còn chịu ảnh hƣởng lớn của sự trƣởng thành sinh dục, đó là giai đoạn dậy thì, dậy thì của nữ thƣờng đến sớm hơn của nam từ 1 - 2 năm vì thế đến lớp tuổi từ 17 – 18 tuổi học sinh nữ đã ổn định hơn, trong khi đó nam học sinh vẫn có khả năng tăng trƣởng.Vì thế tốc độ tăng trƣởng cân nặng vẫn còn tăng tuy nhiên có chậm hơn so với giai đoạn trƣớc đó.

Bảng 3.2. Cân nặng của học sinh

Đơn vị đo: kg Tuổi Cân nặng (kg) 1 - 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n ± SD Tăng n ± SD Tăng 16 48 52,12 ± 3,77 - 52 47,4 ± 5,85 - 4,72 < 0,05 17 47 53,96 ± 2,99 1,84 53 48,08 ± 4,65 0,68 5,88 < 0,05 18 49 57,12 ± 4,59 3,16 51 48,69 ± 5,06 0,61 8,43 < 0,05 Chung 144 54,40 ± 3,78 156 48,05 ± 5,18

Tăng trung bình/năm 2,5 0,65

Trong cùng một độ tuổi, cân nặng trung bình của học sinh nam luôn cao hơn học sinh nữ. Cụ thể là: ở tuổi 16 trọng lƣợng trung bình của học sinh nam là 52,12 ± 3,77 kg, của học sinh nữ là 47,4 ± 5,85 kg, cao hơn 4,72 kg. Ở tuổi 17 trọng lƣợng trung bình của học sinh nam là 53,96 ± 2,99 kg, của học sinh nữ là 48,08 ± 4,65 kg, cao hơn 5,88 kg. Ở tuổi 18 trọng lƣợng trung bình của học sinh nam là 57,12 ± 4,59 kg, của học sinh nữ là 48,69 ± 5,06 kg, cao hơn 8,43 kg. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do đặc trƣng theo giới tính. Trọng lƣợng tổ chức mỡ của nữ chiếm khoảng 25-28% trọng lƣợng cơ thể, trong khi nam giới chiếm từ 15 - 18%. Ngƣợc lại nữ có tỉ lệ cơ nhỏ hơn nam giới. Ở nữ giới trọng lƣợng cơ chiếm khoảng 30 - 35% trọng lƣợng cơ thể trong khi tỉ lệ này ở nam giới là 40% [8].

29

Mức chênh lệch trọng lƣợng trung bình giữa học sinh nam và học sinh nữ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn cân nặng của học sinh

So sánh kết quả thu đƣợc với kết quả trong cuốn “GTSH TK90” [3] và kết quả trong cuốn “TSL HSPT” [17], thì cân nặng của học sinh trong nghiên cứu của tôi cao hơn (bảng 2 - phụ lục). Cũng nhƣ CCĐ sự khác biệt về cân nặng chắc chắn liên quan tới sự cải thiện điều kiện KT – XH. Những năm trở lại đây, Đa Tốn nói riêng và huyện Gia Lâm nói chung phát triển mạnh các khu công nghiệp, kéo theo đó là sự phát triển của các loại hình dịch vụ, ngƣời dân có việc làm, số hộ nghèo giảm và không còn, nhờ đó mà mức sống đƣợc cải thiện rõ rệt. Đời sống đƣợc cải thiện, dân trí nâng cao, chế độ dinh dƣỡng tốt hơn, phƣơng pháp nuôi dƣỡng cũng hợp lí hơn. Tất cả các yếu tố đó đều tác động lớn đến sự phát triển cân nặng cũng nhƣ các chỉ số sinh học khác của học sinh.

30

3.1.3. Vòng ngực trung bình của học sinh

Cũng nhƣ chiều cao đứng và cân nặng, vòng ngực trung bình cũng đƣợc coi là một chỉ tiêu đặc trung cho thể lực của mỗi ngƣời. Nhìn chung một ngƣời có kích thƣớc vòng ngực rộng thì có thể lực tốt. Qua nghiên cứu đã cho thấy, sự phát triển của vòng ngực song song với sự phát triển chiều cao. Quy luật phát triển vòng ngực còn thể hiện sự khỏe mạnh của các chức năng hô hấp trong cơ thể ngƣời. Các nghiên cứu về lĩnh vực này đã cho thấy các chỉ số hô hấp liên quan chặt chẽ tới kích thƣớc của vòng ngực trung bình, vòng ngực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa một số chỉ số hình thái và hô hấp phổi ở học sinh trường THPT nguyễn văn cừ, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 29)