Chiều cao đứng (CCĐ) là một trong những giá trị sinh học cơ bản nhất phản ánh sự tăng trƣởng và phát triển của cơ thể ngƣời qua các lớp tuổi. Các nghiên cứu về lĩnh vực này cho thấy ở lớp tuổi học sinh, chiều cao đứng thay đổi theo lứa tuổi, giới tính và chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng sống.
Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh 16 - 18 tuổi đƣợc thể hiện trong bảng 3.1 và hình 3.1.
Bảng 3.1. Chiều cao đứng của học sinh
Đơn vị đo: cm Tuổi Chiều cao đứng (cm) 1 - 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n ± SD Tăng n ± SD Tăng 16 48 158,81 ± 2,61 - 52 152,78 ± 2,63 - 6,03 < 0,05 17 47 162 ± 2,69 3,19 53 154,88 ± 3,35 2,1 7,12 < 0,05 18 49 168,1 ± 4,34 6,1 51 155,82 ± 3,41 0,94 12,28 < 0,05 Chung 144 162,97 ± 3,21 - 156 154,49 ± 3,13 -
Tăng trung bình/ năm 4,64 1,52
Các số liệu trong bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy:
Giai đoạn 16 - 18 tuổi, chiều cao đứng của học sinh vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể là chiều cao đứng của học sinh nam lúc 16 tuổi là 158,81 ± 2,61 cm, đến 18 tuổi đạt đƣợc 168,1 ± 4,34 cm, tăng thêm 9,29 cm, mỗi năm tăng trung bình 4,64 cm. Chiều cao đứng của học sinh nữ lúc 16 tuổi là 152,78 ± 2,63 cm, đến 18 tuổi đạt đƣợc là 155,82 ± 3,41 cm, tăng thêm 3,04 cm, tăng trung bình mỗi năm là 1,52.
25
Tốc độ tăng trƣởng về chiều cao đứng theo lớp tuổi của học sinh không đều. Cụ thể ở giai đoạn 17 - 18 tuổi, chiều cao của học sinh tăng nhanh hơn so với giai đoạn từ 16 - 17 tuổi ở nam và ở giai đoạn 16 - 17 tuổi, chiều cao của học sinh tăng nhanh hơn so với giai đoạn 17 - 18 tuổi ở nữ. Nguyên nhân của hiện tƣợng tăng trƣởng mạnh theo từng thời kì của nam và nữ là do sự tăng trƣởng của CCĐ của học sinh trong giai đoạn 16 - 18 tuổi còn chịu ảnh hƣởng lớn của sự trƣởng thành sinh dục, đó là giai đoạn dậy thì, dậy thì của nữ thƣờng đến sớm hơn của nam từ 1 - 2 năm. Vì thế tốc độ tăng trƣởng chiều cao vẫn còn tăng tuy nhiên có chậm hơn so với giai đoạn trƣớc đó.
Ở cùng độ tuổi, chiều cao trung bình của học sinh nam và nữ không giống nhau. Chiều cao của học sinh nam luôn cao hơn so với chiều cao của học sinh nữ. Cụ thể là ở độ tuổi 16 chiều cao trung bình của nam là 158,81 cm và của nữ là 152,78 hơn nhau 6,03 cm. Ở độ tuổi 18, chiều cao trung bình của học sinh nam là 168,1 cm, của học sinh nữ là 155,82 hơn nhau 12,28 cm. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do đặc trƣng của giới tính, chủng tộc và các đặc điểm sinh học khác giữa hai giới. Một đặc điểm nổi bật là chiều cao và cân nặng của nữ thấp hơn so với nam (trung bình nữ thấp hơn nam khoảng 40%). Các chỉ số vòng đùi, vòng cánh tay, vòng ngực cũng nhƣ số đo các vòng khác nhƣ đƣờng kính cơ, mạch máu, diện tích bề mặt cơ thể... của nữ giới đều nhỏ hơn nam giới, về lý thuyết tỉ lệ này là 1/1,21 [8].
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Độ chênh lệch giữa nam và nữ ngày càng tăng theo lứa tuổi, chứng tỏ ở nam sự tăng trƣởng vẫn còn khá mạnh trong khi đó sự tăng trƣởng về chiều cao đứng của nữ đã giảm đi nhanh chóng và đạt mức độ ổn định.
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các đặc điểm tăng trƣởng về hình thái sinh lí của cơ thể ngƣời đang trong giai đoạn hoàn thiện dần về kích thƣớc cơ thể dƣới tác động của các nguyên nhân quan trọng nhƣ di truyền, hoocmon và các yếu tố môi trƣờng sống.
26
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn chiều cao đứng của học sinh
So sánh kết quả thu đƣợc với một số tác giả [3], [17] (bảng 1 - phụ lục) thì CCĐ của học sinh trong nghiên cứu của tôi cao hơn (trừ lứa tuổi 16 – 17 ở nam).
Ta thấy CCĐ của học sinh đã tăng nhiều so với vài chục năm trƣớc. Theo tôi, sự gia tăng chiều cao đứng của học sinh trƣờng THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm là do điều kiện về KT – XH của Gia Lâm trong những năm gần đây có sự tăng trƣởng mạnh mẽ, mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao vì vậy mà có sự cải thiện về chế độ dinh dƣỡng, chế độ chăm sóc trẻ em. Hiện nay do dân trí đƣợc nâng lên, vấn đề tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch đƣợc quan tâm hơn, cùng với đó là những chế tài xử lý những trƣờng hợp vi phạm nên mỗi gia đình chỉ sinh từ 1 – 2 con. Vì vậy, chất lƣợng cuộc sống đƣợc cải thiện đáng kể, trẻ em có điều kiện phát triển cơ thể một cách tốt nhất.
27