Dung tích sống thở mạnh của học sinh (FVC: Forced vital capacity)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa một số chỉ số hình thái và hô hấp phổi ở học sinh trường THPT nguyễn văn cừ, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 44)

Dung tích sống thở mạnh (FVC) cũng chính là dung tích sống (VC), chỉ có khác là đo bằng phƣơng pháp thở ra mạnh. Động tác thở ra mạnh và đồ thị FVC có rất nhiều ứng dụng trong đánh giá chức năng thông khí. Ở ngƣời bình thƣờng FVC bằng VC, cho nên trong điều tra, phân loại sức khỏe rộng rãi ở cộng đồng đo FVC là rất nhanh gọn, tiện lợi.

Kết quả nghiên cứu dung tích sống thở mạnh của học sinh 16 – 18 tuổi đƣợc thể hiện trong bảng 3.5 và hình 3.5.

Bảng 3.5. Dung tích sống thở mạnh của học sinh

Đơn vị đo: lít Tuổi Dung tích sống thở mạnh (lít) 1 - 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n ± SD Tăng n ± SD Tăng 16 48 3,17 ± 0,73 - 52 2,80 ± 0,74 - 0,37 < 0,05 17 47 3,53 ± 0,68 0,36 53 3,05 ± 0,57 0,25 0,48 < 0,05 18 49 3,67 ± 0,55 0,14 51 3,28 ± 0,41 0,23 0,39 < 0,05 Chung 144 3,45 ± 0,65 156 3,04 ± 0,57

Tăng trung bình/ năm 0,25 0,24

Các số liệu trong bảng 3.5 và hình 3.5 cho thấy:

Dung tích sống thở mạnh trung bình của học sinh nam là 3,45 ± 0,65 lít, của học sinh nữ là 3,04 ± 0,57 lít. Dung tích sống thở mạnh của học sinh nam tăng từ 3,17 ± 0,73 lít lúc 16 tuổi lên 3,67 ± 0,55 lít lúc 18 tuổi, tăng thêm 0,5 lít, tăng trung bình 0,25 lít/ năm. Dung tích sống thở mạnh của học sinh nữ tăng từ 2,80 ± 0,74 lít lúc 16 tuổi lên 3,28 ± 0,41 lít lúc 18 tuổi, tăng

36

thêm 0,48 lít, tăng trung bình 0,24 lít/năm. Nhƣ vậy, từ 16 - 18 tuổi, dung tích sống thở mạnh của học sinh tăng dần theo tuổi, tốc độ tăng dung tích sống thở mạnh của học sinh nam tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng dung tích sống thở mạnh của học sinh nữ. Điều này có thể giải thích là do dung tích sống thở mạnh có mối tƣơng quan thuận với chiều cao đứng.

Tuy nhiên, tốc độ tăng dung tích sống thở mạnh của học sinh theo lớp tuổi không đồng đều giữa các năm. Cụ thể, dung tích sống thở mạnh của học sinh nam tăng nhiều là 0,36 lít ở giai đoạn từ 16 - 17 tuổi, tăng chậm lại là 0,14 lít ở giai đoạn từ 17 - 18 tuổi. Dung tích sống thở mạnh của học sinh nữ tăng nhiều là 0,25 lít ở giai đoạn 16 - 17 tuổi, tăng chậm lại là 0,23 lít ở giai đoạn 17 – 18 tuổi.Nguyên nhân của hiện tƣợng tăng dung tích sống thở theo từng thời kì của nam và nữ là do chịu ảnh hƣởng lớn của sự trƣởng thành sinh dục, đó là giai đoạn dậy thì, dậy thì của nữ thƣờng đến sớm hơn của nam từ 1 - 2 năm. Vì thế tốc độ tăng dung tích sống thở mạnh vẫn còn tăng tuy nhiên có chậm hơn so với giai đoạn trƣớc đó.

Trong cùng một độ tuổi, dung tích sống thở mạnh của học sinh nam luôn lớn hơn của học sinh nữ. Mức chênh lệch giữa học sinh nam và học sinh nữ nhiều nhất là 0,48 lít lúc 17 tuổi, ít nhất là 0,37 lít lúc 16 tuổi. Có sự chênh lệch này có thể nói là do những đặc điểm hình thái và chức năng riêng biệt. Các chỉ số vòng đùi, vòng cánh tay, vòng ngực cũng nhƣ số đo các vòng khác nhƣ đƣờng kính cơ, mạch máu, diện tích bề mặt cơ thể... của nữ giới đều nhỏ hơn nam giới, về lý thuyết tỉ lệ này là 1/1,21 [8].

Các chỉ số về thể tích nhƣ thể tích phổi, thể tích các buồng tim, thể tích máu lƣu thông của nữ giới cũng thấp hơn nam giới theo tỉ lệ 1/1,33. Trọng lƣợng cơ thể phụ nữ cũng thấp hơn nam giới 1,33 lần [8].

37

Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn dung tích sống thở mạnh của học sinh Sự chênh lệch dung tích sống thở mạnh của học sinh nam và nữ giữa các lớp tuổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

So sánh kết quả thu đƣợc với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tƣờng [14] (bảng 5 - phụ lục) thì dung tích sống thở mạnh trong nghiên cứu của tôi cao hơn. Điều này có thể lý giải là do điều kiện KT – XH đƣợc cải thiện thì thể lực và các chức năng sinh lý cũng tốt hơn.

3.2.3. Thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh (FEV1: Forced expiratory volume in second)

Thể tích thở ra tối đa giây đầu (FEV1): ở nƣớc ta trƣớc đây kí hiệu là VESM, là số lít tối đa đã thở ra đƣợc trong một giây đầu. FEV1 thƣờng có giá trị 80% dung tích sống, và giảm khi co hẹp đƣờng dẫn khí.

Kết quả nghiên cứu thể tích thở ra tối đa giây đầu của học sinh 16 - 18 tuổi đƣợc thể hiện trong bảng 3.6 và hình 3.6.

38

Bảng 3.6. Thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh

Đơn vị đo: lít Tuổi

Thể tích khí thở ra tối đa giây đầu (lít)

1 - 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n ± SD Tăng n ± SD Tăng 16 48 3,26 ± 0,39 - 52 2,84 ± 0,73 - 0,42 < 0,05 17 47 3,38 ± 0,66 0,12 53 3,06 ± 0,56 0,22 0,32 < 0,05 18 49 3,62 ± 0,35 0,24 51 3,10 ± 0,25 0,04 0,52 < 0,05 Chung 144 3,45 ± 0,47 156 3 ± 0,51

Tăng trung bình/ năm 0,18 0,13

Các số liệu trong bảng 3.6 và hình 3.6 cho thấy:

Thể tích khí thở ra đối đa giây đầu trung bình của học sinh nam là 3,45 ± 0,47 lít, của học sinh nữ là 3 ± 0,51lít. Với học sinh nam, giai đoạn từ 16 - 18 tuổi, thể tích khí thở ra tối đa giây đầu tăng liên tục. Cụ thể, khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh nam tăng từ 3,26 ± 0,39 lít lúc 16 tuổi lên 3,62 ± 0,35lít lúc 18 tuổi, tăng thêm 0,36 lít, tăng trung bình 0,18 lít/ năm. Với học sinh nữ, khí thở ra tối đa giây đầu tăng từ 2,84 ± 0,73 lít lúc 16 tuổi lên 3,10 ± 0,25 lít lúc 18 tuổi, tăng thêm 0,26 lit, tăng trung bình 0,13 lít/ năm. Mỗi năm, thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh nam tăng trung bình 0,18 lít/ năm, của học sinh nữ tăng trung bình 0,13 lít/ năm. Điều này cho thấy, từ 16 - 18 tuổi, tốc độ tăng thể tích khí thở ra tối đa giây đầu trung bình của học sinh nam lớn hơn so với tốc độ tăng thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh nữ. Điều này có thể giải thích là do thể tích khỉ thở ra tối đa giây đầu có mối tƣơng quan thuận với chiều cao đứng.

Tuy nhiên, tốc độ tăng thể tích khí thở ra đối đa giây đầu của học sinh theo lớp tuổi không đồng đều giữa các năm. Cụ thể, thể tích khí thở ra đối đa giây đầu của học sinh nam tăng nhiều là 0,24 lít ở giai đoạn từ 17 - 18 tuổi, tăng chậm lại là 0,12 lít ở giai đoạn từ 16 - 17 tuổi. Thể tích khí thở ra đối đa giây đầu của học sinh nữ tăng nhiều là 0,22 lít ở giai đoạn 16 - 17 tuổi, tăng

39

chậm lại là 0,04 lít ở giai đoạn 17 - 18 tuổi.Nguyên nhân của hiện tƣợng tăng thể tích khí thở ra đối đa giây đầu theo từng thời kì của nam và nữ là do chịu ảnh hƣởng lớn của sự trƣởng thành sinh dục, đó là giai đoạn dậy thì, dậy thì của nữ thƣờng đến sớm hơn của nam từ 1 - 2 năm. Vì thế tốc độ tăng thể tích khí thở ra tối đa giây đầu tiênvẫn còn tăng tuy nhiên có chậm hơn so với giai đoạn trƣớc đó.

Trong cùng một độ tuổi, thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh nam luôn lớn hơn của học sinh nữ. Mức chênh lệch giữa học sinh nam và học sinh nữ nhiều nhất là 0,52 lít lúc 18 tuổi, ít là 0,32 lúc 17 tuổi. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do đặc trƣng của giới tính và các đặc điểm sinh học khác giữa hai giới. Các chỉ số về thể tích nhƣ thể tích phổi, thể tích các buồng tim, thể tích máu lƣu thông của nữ giới cũng thấp hơn nam giới theo tỉ lệ 1/1,33. Trọng lƣợng cơ thể phụ nữ cũng thấp hơn nam giới 1,33 lần [8].

Sự chênh lệch về thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh nam và nữ giữa các lớp tuổi đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

3.26 3.38 3.62 2.84 3.06 3.1 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 16 17 18 Thể tích khí thở ra tối đa giây

đầu (lít)

Tuổi

Nam Nữ

40

So sánh kết quả thu đƣợc với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tƣờng [14] (bảng 6 - phụ lục) thì thể tích khí thở ra tối đa giây đầu trong nghiên cứu của tôi cao hơn. Điều này có thể lý giải là do điều kiện KT – XH đƣợc cải thiện, cùng với đà tăng của CCĐ, VNTB thì FEV1 của học sinh cũng tăng lên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa một số chỉ số hình thái và hô hấp phổi ở học sinh trường THPT nguyễn văn cừ, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)