2.8.1. Hệ số sử dụng vốn
Bảng 2.9. Hệ số sử dụng vốn của Vietinbank Chi nhánh 4
Đơn vị: Tỷ đồng Khoản mục 2012 2013 2014 Doanh nghiệp Tổng Doanh nghiệp Tổng Doanh nghiệp Tổng Vốn huy động (1) 2.910,00 2.910,00 3.047,00 3.047,00 3.689,00 3.689,00 Dư nợ (2) 759,91 4.559,00 1.180,71 5.628,00 1.471,49 6.606,00 Hệ số thu nợ (1/2) 93,38 90,86 88,43 90,33 83,14 91,24 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng tự đáp ứng nhu cầu cho vay bằng nguồn vốn huy động của ngân hàng; nói cách khác, nó giúp đánh giá tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Chỉ tiêu này quá cao hoặc quá thấp đều không tốt, vì nếu quá cao thể hiện công tác huy động vốn chưa tốt, nhưng nếu quá thấp chứng tỏ việc sử dụng vốn huy động chưa hiệu quả, còn tình trạng thừa vốn.
Qua các năm chỉ tiêu này đều tăng dần, nhưng tỷ lệ này còn rất thấp so với tỷ lệ chung của ngân hàng. Cụ thể, năm 2012, dư nợ trên vốn huy động của cho vay doanh nghiệp là 26,11%, trong khi chỉ tiêu này của toàn chi nhánh là 156,57%. Điều đó có nghĩa là bình quân cứ 156,57 đồng dư nợ của ngân hảng, trong đó có 26,11 đồng dư nợ doanh nghiệp, thì có 100 đồng vốn huy động tại địa phương tham gia. Sang năm 2013, với các biện pháp kích cầu của chính phủ trong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất 4%/năm đã khiến dư nợ ngân hàng tăng lên, do tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp cao hơn tốc độ tăng trưởng vốn huy động đã làm tỷ lệ này tăng lên cao hơn năm 2012. Đến năm 2014, với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp là 24,63%, trong khi, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chỉ 21,07%, điều này đã khiến tỷ lệ dư nợ doanh nghiệp trên vốn huy động giảm xuống còn 39,89%, giảm 1,14% so với tỷ số này năm trước. Thực trạng này đòi hỏi ngân hàng cần phải nổ lực hơn nữa trong thời gian tới nhằm thu hút được tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, góp phần đưa hoạt động cho vay doanh nghiệp đạt hiệu quả và phát triển bền vững.
2.8.2. Hệ số thu nợ
Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Nó nói lên hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của đội ngũ cán bộ tín dụng, đồng thời nó cũng phản ánh ý thức và khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này có ý nghĩa đặc biệt do nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là đi vay trong dân cư, vì thế nếu thu hồi nợ không tốt sẽ làm tăng mức độ rủi ro mất vốn. Từ đó sẽ làm giảm độ an toàn, tín nhiệm với khách hàng; nghiêm trọng hơn là ngân hàng sẽ có thể đánh mất khả năng hoàn trả vốn cho người gửi và lâm vào tình trạng phá sản.
Bảng 2.10: Hệ số thu nợ tại Vietinbank chi nhánh 4 Đơn vị: Tỷ đồng Khoản mục 2012 2013 2014 Doanh nghiệp Tổng Doanh nghiệp Tổng Doanh nghiệp Tổng Doanh số cho vay (1) 2.613,01 9.347,00 2.882,63 10.989,00 3.970,48 11.168,00
Doanh số thu nợ (2) 2.440,01 8.493,00 2.549,01 9.926,00 3.301,03 10.190,00
Hệ số thu nợ (1/2) 93,38 90,86 88,43 90,33 83,14 91,24
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Qua bảng trên ta thấy hệ số thu nợ trong cho vay doanh nghiệp là khá cao (trên 80%) nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2012, hệ số này là 93,38%, trong khi tất cả các thành phần kinh tế của toàn chi nhánh chỉ là 90,86%. Nhưng đến năm 2013, tình hình có nhiều thay đổi, hệ số này đều giảm ở cả cho vay doanh nghiệp lẫn toàn chi nhánh; tuy nhiên hệ số thu nợ của toàn chi nhánh chỉ giảm nhẹ xuống còn 90,33%, trong khi cho vay doanh nghiệp giảm xuống còn 88,43% (tức giảm 4,95%). Sang năm 2014, trong khi hệ số này của toàn chi nhánh có xu hướng tăng lên 91,24% thì cho vay doanh nghiệp lại tiếp tục giảm xuống còn 83,14% (tức giảm 5,29%). Nguyên nhân của sự sụt giảm là do trong năm 2013, 2014 một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh nên ngân hàng không thu hồi nợ đúng hạn được.
Để đạt hệ số thu nợ cao và ổn định, ngân hàng cần duy trì sự tăng trưởng cân đối giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Ngoài ra, cần phải xem xét đến thời điểm giải ngân tín dụng, nếu tập trung giải ngân vào quý IV hoặc những tháng cuối năm sẽ làm hệ số này giảm.
Như vậy, nếu so sánh với toàn chi nhánh thì hệ số thu nợ của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng thấp. Do đó trong thời gian tới để hoạt động cho vay doanh nghiệp phát triển bền vững hơn, đòi hỏi bộ phận tín dụng cần tăng cường công tác tổ
chức, theo dõi việc quản lý, thu hồi nợ, thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng để không ngừng nâng cao hệ số thu nợ, đảm bảo an toàn vốn.