Phân tích tình hình thu nợ

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng Công thương chi nhánh 4 (Trang 27)

Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cũng như đơn vị vay vốn. Bởi vì, hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng thì chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn vay của mình một cách có hiệu quả, có thể luân chuyển được nguồn vốn một cách dễ dàng. Một trong những nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc và lãi theo đúng hạn định đã thỏa thuận. Như vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác tín dụng trong từng thời kỳ.

Một ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả và mang tính bền vững cao thì ngoài việc đẩy nhanh doanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu nợ.

Kết quả thu hồi nợ cũng trực tiếp nói lên hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng.

2.5.1. Phân tích tình hình thu nợ theo kì hạn

Bảng 2.3. Doanh số thu nợ theo kỳ hạn

Đơn vị: Tỷ đồng Khoản mục 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 2.402,61 2.479,54 3.226,34 76,93 3,20 746,80 30,12 Trung dài hạn 37,40 69,47 74,69 32,07 85,75 5,22 7,51 Tổng 2.440,01 2.549,01 3.301,03 109,00 4,47 752,02 29,50

(Nguồn: Báo cáo HĐTD Vietinbank – Chi nhánh 4 năm 2012, 2013, 2014)

Cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay, doanh số thu nợ doanh nghiệp cũng tăng nhanh qua các năm. Trong sự gia tăng của tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp, doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn và tăng trưởng nhanh.

Thời gian qua, công tác thu nợ ngắn hạn doanh nghiệp của chi nhánh có tiến triển tốt và đạt được những thành công nhất định. Doanh số thu nợ không ngừng tăng trưởng qua mỗi năm, năm sau cao hơn năm trước. Đặt biệt là vào năm 2014 đạt 3.226,34 tỷ đồng, tăng 30,12% (tức 746,80 tỷ đồng) so năm 2013. So với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay ngắn hạn doanh nghiệp năm 2014 là 39,31% thì doanh số thu nợ này khá hợp lý vì có những khoản vay giải ngân vào những tháng cuối năm nên thời gian thu nợ phải qua năm sau, do đó doanh số thu nợ có thấp hơn doanh số cho vay. Qua kết quả trên ta thấy hoạt động kinh doanh của các doanh

nghiệp đã phát triển thuận lợi và ngày càng có hiệu quả nên thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.

Doanh số cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tín dụng trung, dài hạn nên doanh số thu nợ của nó cũng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp. Những khoản vay trung, dài hạn thường áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, chu trình sản xuất kinh doanh dài, vì vậy doanh số thu nợ thường có xu hướng tăng trưởng khá chênh lệch so với doanh số cho vay. Doanh số thu nợ trung, dài hạn năm 2012, 2013, 2014 tăng trưởng lần lượt là 37,40 tỷ đồng; 69,47 tỷ đồng (tăng 85,75% so năm 2012); 74,69 tỷ đồng (tăng 7,51 % so năm 2013) Trong khi đó, doanh số cho vay trung, dài hạn qua các năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 136,09 tỷ đồng; 137,20 tỷ đồng; 145,82 tỷ đồng. Nguyên nhân là do các dự án đầu tư được giải ngân của năm trước dần đi vào hoạt động và đem về nguồn thu đáng kể cho doanh nghiệp hoàn trả nợ vay ngân hàng nên góp phần tăng doanh số thu nợ của năm sau.

Bảng 2.4. Doanh số thu nợ theo ngành Đơn vị: Tỷ đồng Khoản mục 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Nông, lâm nghiệp 39,25 15,90 18,62 (23,35) (59,49) 2,72 17,12 Thủy sản 565,42 82,70 19,45 (482,72) (85,37) (63,25) (76,48) Xây dựng 438,02 78,36 111,78 (359,66) (82,11) 33,42 42,64 CN sản xuất và chế biến 649,02 1.569,34 2.152,91 920,32 141,80 583,57 37,19 Thương mại, dịch vụ 683,15 740,10 987,40 56,95 8,34 247,30 33,41 Khác 65,15 32,61 10,87 (32,54) (49,95) (21,74) (66,66) Tổng cộng 2.440,01 2.549,01 3.301,03 109,00 4,47 752,02 29,50

(Nguồn: Báo cáo HĐTD Vietinbank – Chi nhánh 4 năm 2012, 2013, 2014)

Qua bảng trên, ta thấy sự tăng giảm của thu nợ cũng khá tương ứng với cho vay, trong đó ngành công nghiệp sản xuất và chế biến cùng ngành thương mại, dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thu nợ doanh nghiệp.

- Ngành nông, lâm ngư nghiệp: Doanh số thu nợ ba năm qua của ngành này không ổn định và chiếm tỷ trọng rất thấp: năm 2012 đạt 39,25 tỷ đồng (với tỷ trọng 1,61%); sang năm 2013 là 15,90 tỷ đồng (với tỷ trọng 0,62%), giảm 59,49% so năm 2012; năm 2014 là 18,62 tỷ đồng (với tỷ trọng 0,56%), tăng 17,12% so năm 2013. Do doanh nghiệp chủ yếu vay vốn lưu động để mua nông sản, lúa gạo,… còn hợp tác xã thì cần vốn để thanh toán cho những khoản chi

phí “đầu vào” cho sản xuất, thời gian thu hồi vốn nhanh nên doanh số thu nợ biến động tương ứng với doanh số cho vay.

- Ngành thủy sản: Doanh số cho vay năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 581,72 tỷ đồng, 91,13 tỷ đồng, 34,17 tỷ đồng. Song song đó, doanh số thu nợ ngành này là 565,42 tỷ đồng, 82,70 tỷ đồng, 19,45 tỷ đồng. Ta thấy doanh số cho vay năm 2013 chỉ là 91,13 tỷ đồng nhưng doanh số thu nợ lại là 112,70 tỷ đồng. Nguyên nhân là các khoản vay thủy sản năm 2012 phát sinh nhiều trong những tháng cuối năm nên công tác thu nợ theo hợp đồng tín dụng thường là ở đầu năm sau, bên cạnh đó trong năm 2012, nuôi trồng thủy sản gặp nhiều bất lợi khiến số lượng cá nguyên liệu tồn đọng nhiều, phải đến năm 2013 mới tiêu thụ được nên dẫn đến doanh số thu nợ năm 2013 tăng lên cao.Qua ba năm, tỷ trọng thu nợ đối với ngành thủy sản đã có xu hướng giảm xuống, điều này đã phản ánh tình hình thực tế của ngành này là: không ổn định, phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu nên khi có biến động thì công tác thu nợ gặp khó khăn. Vì vậy, cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra sau khi cho vay một cách cẩn thận để không phát sinh nợ quá hạn đối với ngành này.

- Ngành xây dựng: Các phương án vay vốn ngành xây dựng thường có chu kỳ kinh doanh trung, dài hạn. Các dự án, công trình xây dựng phải mất một thời gian dài mới hoàn thành và đưa vào sử dụng. Do đó tuy nguồn vốn giải ngân cho ngành này qua các năm tương đối lớn nhưng doanh số thu nợ thì ở mức không cao và có xu hướng giảm so với năm 2012. Cụ thể doanh số thu nợ năm 2012 là 438,02 tỷ đồng; năm 2013 là 78,36 tỷ đồng, giảm 359,66 tỷ đồng so năm 2012; năm 2014 là 111,78 tỷ đồng, tăng nhẹ 33,42 tỷ đồng so năm 2013. - Ngành công nghiệp và sản xuất chế biến: Tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành

này trong tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp qua các năm có xu hướng tăng lên rõ rệt. Năm 2012 doanh số thu nợ là 649,02 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 26,60% tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp); năm 2013 tăng vọt lên 1.569,34 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 61,57% tổng doanh số thu nợ doanh nghiệp), tăng

141,80% so năm 2012; sang năm 2014, doanh số này đạt 2.152,91 tỷ đồng, tăng 37,19% so năm 2013. Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến đang có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong cơ cấu kinh tế khu vực, do đó, ngân hàng không chỉ thành công trong việc giữ chân được khách hàng truyền thống mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng mới trong ngành này

- Ngành thương mại, dịch vụ: Đây là ngành mang lại lợi nhuận nhanh, dễ thu hồi được vốn nếu như gặp thị trường thuận lợi. Do đó, doanh số thu nợ tăng liên tục qua các năm: năm 2012 là 683,15 tỷ đồng, năm 2013 là 740,10 tỷ đồng (tăng 56,95 tỷ đồng so năm 2012); năm 2014 là 987,40 tỷ đồng (tăng 247,30 tỷ đồng so năm 2013). Đạt được thành tích trên do đa số doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực này tương đối ổn định và có tăng trưởng, việc sử dụng vốn vay đúng mục đích đã mang lại hiệu quả cao, thời hạn trả nợ được đảm bảo. Điều này củng cố thêm quyết định đúng đắn của ngân hàng khi mở rộng cho vay ngành này, vừa mang về lợi nhuận cho ngân hàng vừa thúc đẩy kinh tế địa phương đi lên.

- Ngành khác: Doanh số thu nợ các ngành khác có xu hướng giảm dần. Phần lớn là do các khoản vay tồn đọng từ giai đoạn trước. Do vậy, trong thời gian tới, chi nhánh cần có kế hoạch thu hồi khoản vay này, đánh giá lại nếu những khoản vay nào không thể thu hồi được và có biện pháp dự phòng kịp thời.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng Công thương chi nhánh 4 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w