Phân tích dư nợ

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng Công thương chi nhánh 4 (Trang 32)

Dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, do nó phản ánh thực trạng cho vay của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ còn là chỉ tiêu để xác định việc hoàn thành kế hoạch tăng trưởng tín dụng mà ngân hàng đã đề ra. Dư nợ doanh nghiệp càng cao cho thấy phạm vi hoạt động tín dụng ở thành phần này càng rộng, thị phần của ngân hàng càng tăng.

Bảng 2.5. Dư nợ theo kỳ hạn Đơn vị: Tỷ đồng Khoản mục 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 615,74 962,58 1.265,03 346,84 56,33 302,45 31,42 Trung dài hạn 144,17 218,13 206,46 73,96 51,30 (11,67) (5,35) Tổng 759,91 1.180,71 1.471,49 420,80 55,37 290,78 24,63

(Nguồn: Báo cáo HĐTD Vietinbank – Chi nhánh 4 năm 2012, 2013, 2014)

Bảng trên cho ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng mạnh qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung, dài hạn. Năm 2013, dư nợ ngắn hạn đạt 962,58 tỷ đồng, tăng 346,84 tỷ đồng (tức tăng 56,33%) so năm 2012; sang năm 2014 là 1.265,03 tỷ đồng, tăng 302,45 tỷ đồng (tức tăng 31,42%) so năm 2013 và chiếm tỷ trọng 85,97% tổng dư nợ doanh nghiệp. Do có sự tăng lên vế số lượng doanh nghiệp vào năm 2013, 2014; thêm vào đó, ở thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp gia tăng sản xuất, kinh doanh để phục vụ Tết Nguyên đán làm cho việc thanh toán cho phí nguyên vật liệu cũng tăng, vì vậy nhu cầu vay vốn ngắn hạn rất lớn.

Doanh số cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng doanh số cho vay doanh nghiệp nên dư nợ trung, dài hạn của doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng thấp (không quá 20%) trong tổng dư nợ doanh nghiệp. So năm 2012, dư nợ trung, dài hạn năm 2013 có sự tăng trưởng từ 144,17 tỷ đồng lên 218,13 tỷ đồng, tăng 73,96 tỷ đồng (tức tăng 51,30%) so với năm 2012. Tuy nhiên, sang năm 2014, dư nợ này lại giảm nhẹ xuống còn 206,46 tỷ đồng (tức giảm 5,35%) so năm 2013. Có sự sụt giảm này là do trong năm 2014, kinh tế tuy có sự phục hồi nhưng doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá cả leo thang nên các doanh nghiệp đã cân nhắc kỹ hơn khi đầu tư trung, dài hạn để tránh sự mất giá của đồng vốn.

2.6.2. Phân tích dư nợ theo ngành Bảng 2.6. Dư nợ theo ngành Đơn vị: Tỷ đồng Khoản mục 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Nông, lâm nghiệp 0,80 1,70 3,59 0,90 112,50 1,89 111,24 Thủy sản 58,70 210,86 122,80 152,16 259,22 (88,06) (41,76) Xây dựng 57,44 65,09 132,42 7,65 13,32 67,33 50,85 CN sản xuất và chế biến 367,76 393,31 707,99 25,55 6,95 314,68 80,01 Thương mại, dịch vụ 240,21 307,71 408,13 67,50 28,10 100,42 24,60 Khác 85,00 102,04 96,56 17,04 20,05 (5,48) (5,37) Tổng cộng 759,91 1.180,71 1.471,49 420,80 55,38 290,78 24,63

(Nguồn: Báo cáo HĐTD Vietinbank – Chi nhánh 4 năm 2012, 2013, 2014)

Qua cơ cấu dư nợ doanh nghiệp theo ngành kinh tế thể hiện ở bảng trên, nhìn chung đều có sự gia tăng trong giai đoạn này. Trong đó, công nghiệp sản xuất và chế biến luôn chiếm tỷ trọng cao nhất; kế đến là thương mại, dịch vụ; nông, lâm nghiệp có tỷ trọng thấp nhất.

- Ngành nông, lâm nghiệp: Tuy có sự tăng trưởng rất cao qua mỗi năm: năm 2013 tỷ lệ tăng trưởng đạt 112,50%, năm 2014 tỷ lệ này là 111,24% nhưng do chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ nên mức tăng này ảnh hưởng không đáng kể đến giá trị tổng dư nợ doanh nghiệp. Dư nợ ngành này năm 2012 là 0,80 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 0,11% tổng dư nợ doanh nghiệp); năm 2013 là 1,70 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 0,14%), tăng 0,90 tỷ đồng; năm 2014 là 3,59 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 0,24%), tăng 1,89 tỷ đồng. Khu vực này có thế mạnh về nông nghiệp, nhưng sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là hộ gia đình và cá nhân; doanh nghiệp và hợp tác xã hoạt động khá ít, nhu cầu vốn vay thấp. Chủ yếu ngân hàng cung

cấp vốn cho các doanh nghiệp này mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu,… là chính. Dư nợ tăng chủ yếu trong năm 2013 là do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp vay để thực hiện dự án trồng rừng.

- Ngành thủy sản: Qua các năm, dư nợ ngành thủy sản có sự biến động tăng, giảm không đồng đều. Năm 2012, dư nợ 58,7 tỷ đồng; năm 2013 là 210,86 tỷ đồng, tăng 152,16 tỷ đồng so năm 2012; sang năm 2014 là 122,80 tỷ đồng, giảm 88,06 tỷ đồng so năm 2013. Tuy đây là thế mạnh của khu vực nhưng trong những năm qua, giá cá nguyên liệu mua tại các ao nuôi luôn biến động ở mức thấp hơn giá thành chăn nuôi, do đó nhiều doanh nghiệp đã phải hoạt động cầm chừng, thu hẹp số ao nuôi hoặc “treo ao” không nuôi nữa. Do đó, dư nợ ngành này trong năm 2014 có sự sụt giảm đáng kể. Tuy vậy, ngân hàng cần có biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này như gia hạn nợ, cung ứng thêm vốn để giúp họ vượt qua khó khăn trước mắt.

- Ngành xây dựng: Dư nợ năm 2012 là 57,44 tỷ đồng, sang năm 2013 đã giảm xuống còn 65,09 tỷ đồng do nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô để vượt qua khủng hoảng. Đến năm 2014, kinh tế cả nước phục hồi cùng sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, các doanh nghiệp xây dựng dần có những bước chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh. Dư nợ ngành này tăng lên và đạt 132,42 tỷ đồng.

- Ngành công nghiệp sản xuất và chế biến: Dư nợ công nghiệp sản xuất và chế biến có nhiều khởi sắc và luôn tăng trưởng qua các năm. Năm 2013 dư nợ đạt 393,31 tỷ đồng, tăng 6,95% (bằng 25,55 tỷ đồng) so năm 2012. Đặc biệt qua năm 2014, tăng lên 80,01%, tức 314,68 tỷ đồng và đạt giá trị cao nhất 707,99 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu tốt vì theo định hướng của thành phố nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung ngành này sẽ là một trong những ngành quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của cả khu vực. Điều này cho thấy Vietinbank chi nhánh 4 đã làm tốt vai trò trung gian của mình, giúp những doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực này tiếp cận được nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất, dây chuyền sản xuất, nâng cao được sức cạnh tranh, từ đó thu hút thêm nhiều đơn đặt hàng, tạo được thế mạnh cho sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

trong tổng dư nợ doanh nghiệp, chỉ sau ngành công nghiệp sản xuất và chế biến. Dư nợ ngành này đều có sự tăng trưởng qua mỗi năm. Dư nợ đạt từ 240,21 tỷ đồng (năm 2012) tăng lên 307,71 tỷ đồng (năm 2013) và tiếp tục tăng lên đạt mức 308,13 tỷ đồng (năm 2014). Góp phần vào sự tăng lên của dư nợ là nhờ chủ trương khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa, kích cầu nền kinh tế trong nước với khẩu hiệu “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, do đó các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân. Về tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2014 đạt 24,60%, nhỏ hơn so với tốc độ này năm 2013 là 28,10%. Sở dĩ có sự sụt giảm nhỏ về tốc độ là do các doanh nghiệp mặc dù nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các ban ngành địa phương nhưng hiện nay ngành thương mại, dịch vụ phát triển không đồng bộ và chưa có ngành hàng chất lượng cao, mạng lưới thương mại, dịch vụ còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có nhiều kênh phân phối. Do đó, khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn thì hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ cũng bị ảnh hưởng theo

- Ngành khác: Dư nợ tín dụng ngành khác có dấu hiệu khả quan. Năm 2013, dư nợ ngành khác là 102,4 tỷ đồng, tăng 17,04 tỷ so với năm 2012. Năm 2014, có sự sụt giảm nhẹ xuống còn 96,56 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng Công thương chi nhánh 4 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w