Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được đúng hạn thì chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn, có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu được ngân hàng đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ thì ngân hàng cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết thời hạn.
Một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ quá hạn cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của ngân hàng.
2.7.1. Tỷ lệ nợ quá hạn
Hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua đạt được những hiệu quả khả quan, lợi nhuận tăng cao qua các năm. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn tồn tại nợ quá hạn, là yếu tố mà ngân hàng nào cũng tích cực loại trừ nhưng thật khó để loại trừ triệt để vì đây là rủi ro vốn có trong hoạt động tín dụng, từng lĩnh vục, từng đối tượng đều chứa đựng mức độ rủi ro khác nhau. Ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Vietinbank chi nhánh 4
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tổng nợ quá hạn 1,13 3,05 21,93 Tổng dư nợ 759,91 1.180,71 1.471,49 Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ (%) 0,15 0,26 1,49 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ là chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt. Nó phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng, tỷ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng lớn thì càng làm gia tăng rủi ro tín dụng đối với ngân hàng, đồng thời cũng làm giảm hiệu quả của của hoạt động tín dụng.
Số liệu thực tế cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ có xu hướng tăng qua ba năm. Năm 2012, tỷ lệ này là 0,15%, đến năm 2013, tỷ lệ này đã tăng lên 0,26 nhưng mức tăng thấp do hoạt động tín dụng của ngân hàng có nhiều chuyển biến tốt đẹp, quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng, chất lượng nghiệp vụ tín dụng luôn được đảm bảo, công tác thẩm định, cho vay, thu nợ, cũng như việc sử dụng vốn vay của khách hàng,… của đội ngũ cán bộ tín dụng đạt hiệu quả cao đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn phù hợp với chỉ tiêu phát triển của ngân hàng đề ra. Sang năm 2014, tỷ lệ
này đã tăng lên 1,49%. Nguyên nhân nằm ở cả ngân hàng và khách hàng. Về phía ngân hàng, trong năm 2014 doanh số cho vay tăng, cán bộ tín dụng thẩm định chưa đánh giá, tính toán chính xác nguồn thu nhập của khách hàng.Về phía khách hàng, bên cạnh một số khách hàng cố tình, có nguồn trả nợ nhưng không có thiện chí trả nợ; đa phần các hộ vay trả nợ gốc và lãi không đúng hạn là do nguyên nhân bất khả kháng như năng xuất đạt không cao, ốm đau đột xuất, giá cả thấp, chi phí đầu vào cao, hoặc bán chưa thu hồi được tiền, do đó ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ, làm tỷ lệ nợ quá hạn trong năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn rất thấp so với mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Trong thời gian tới, ngân hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa điểm mạnh của mình về huy động vốn, cho vay trong lĩnh vực ngắn hạn cũng như tìm các biện pháp mở rộng hoạt động dịch vụ, … để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
2.7.2. Cơ cấu nợ quá hạn
Nợ quá hạn là một vấn đề không thể tránh khỏi đối với hoạt động của bất cứ một ngân hàng nào, dựa vào tỷ lệ nợ quá hạn để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể hơn đó là chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Bảng 2.8: Cơ cấu nợ quá hạn tại Vietinbank chi nhánh 4
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 0,62 55,10 0,91 29,81 12,37 56,4 1 0,29 46,22 11,46 1.262, 33 Trung dài hạn 0,51 44,90 2,14 70,19 9,56 43,5 9 1,63 322,5 3 7,42 347,15 Tổng 1,13 100 3,05 100 21,93 100 1,92 170,28 18,84 619,96
(Nguồn: Báo cáo HĐTD tại Vietinbank chi nhánh 4 năm 2012, 2013, 2014)
Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng đều tăng qua các năm. Năm 2013 nợ quá hạn ngắn hạn chỉ tăng 46,22%; trong khi đó, nợ quá hạn trung và dài hạn tăng khá cao 322,53%, tương đương 1,63 tỷ đồng so với năm 2012, làm tổng nợ quá hạn tăng lên 170,28% hay 1.92 tỷ đồng. Đến năm 2014 tổng nợ quá hạn tăng 18,88 tỷ đồng (tăng 619,96%) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn tăng 11,46 tỷ đồng (tăng 1.262,3%); nợ quá hạn trung và dài hạn lại tăng 7,42 tỷ đồng (tăng 347,15%). Một khi ngân hàng cho vay tăng thì nợ quá hạn tăng là điều khó tránh khỏi xét ở hai khía cạnh chủ quan và khách quan, bởi ngân hàng không thể đánh giá tính toán chính xác nguồn thu nhập trả nợ của mọi khách hàng trong chu kỳ sản xuất kinh doanh cũng như khách hàng không thể kiểm soát hết được mọi rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.