7. Bố cục khóa luận
3.5. Cách thức và quy trình thực nghiệm
3.5.1. Cách thức thực nghiệm
Sau khi giảng dạy hướng dẫn HS làm quen với các cách, kiểu mở bài, kiểm tra chúng tôi thực hiện đánh giá, phân loại thông qua các bài viết trên cơ sở các tiêu chí sau:
Giỏi (9 - 10 điểm):
- HS thực hiện đúng, đủ kiến thức, đạt yêu cầu của mở bài - Diễn đạt trôi chảy
- Bài viết có sự sáng tạo, lối dẫn dắt độc đáo, mang phong cách riêng
- Câu văn mạch lạc, HS vận dụng được các kiến thức được học trước đó vào bài viết của mình.
Khá (7 -8 điểm) :
- HS thực hiện đúng, đủ kiến thức, đạt yêu cầu của mở bài - Bài viết chưa có tính sáng tạo
- Diễn đạt tương đối tốt
Trung bình (5 - 6 điểm):
- HS thực hiện đúng, đủ theo yêu cầu của bài viết - Dẫn dắt chưa hợp lí, lôgic, câu văn không, rõ ràng - Còn mắc lỗi chính tả
Không đạt (dưới 5 điểm):
- HS không thực hiện được các yêu cầu của đề bài - Hiểu sai đề bài yêu cầu
3.5.2. Quy trình thực nghiệm
3.5.2.1. Nhóm đối chứng
Các bước tiến hành
Bước 1: Đưa ra đề bài và yêu cầu
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 56 - K36A Ng÷ v¨n - HS làm bài tập trung theo yêu cầu.
Bước 2: Phân loại
- Giáo viên thu bài
- Chấm và phân loại bài theo tiêu chí đã nêu. Bước 3: Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.5.2.2. Nhóm thực nghiệm
Các bước tiến hành: Bước 1: Hướng dẫn chung
- GV giảng lí thuyết về phần mở bài theo giáo án, tổ chức luyện tập các kiểu mở bài khác nhau.
- HS nghe, trả lời câu hỏi và luyện tập theo hướng dẫn. - Giải đáp thắc mắc.
Bước 2: Đưa ra đề bài và yêu cầu
- GV hướng dẫn lập dàn ý cho đề bài và tìm ý cho phần mở bài. - HS làm bài tập.
Bước 3: Phân loại
- Giáo viên thu bài
- Chấm và phân loại theo các tiêu chí đã nêu. Bước 4: Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.6. Đánh giá, nhận xét kết quả thực nghiệm 3.6.1. Kết quả khảo sát từ thực tế 3.6.1. Kết quả khảo sát từ thực tế
Quan sát từ các tiết viết mở bài của HS 2 lớp, tôi nhận thấy đa số các em chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, hứng thú với những vấn đề được học. Có thái độ nghiêm túc, hào hứng với tiết kiểm tra. Khi viết bài các em tỏ ra có cảm xúc, hứng thú, tự giác viết bài. Việc sử dụng tài liệu cũng giảm đi trông thấy.
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 57 - K36A Ng÷ v¨n Đặc biệt thời gian viết phần mở bài của các em đã rút ngắn lại, đảm bảo được thời gian dành cho các phần còn lại trong bài (Thân bài, Kết bài). Không còn HS nào viết phần mở bài với thời gian gần tiết học nữa.
3.6.2. Kết quả thực nghiệm trƣờng THPT Tây Tiền Hải - Thái Bình
Với đề bài trong phiếu điều tra khảo sát HS, thì sau khi các em được tiếp thu lí thuyết về những yêu cầu của mở bài, phương pháp mở bài. Đặc biệt là được thực hành mở bài nhiều lần thì kết quả đã thay đổi rất nhiều.
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm (Tức là tính % giúp cho việc thống kê được rõ ràng). Cụ thể như sau :
Lớp Thực nghiệm (10 A4) Đối chứng (10 A6)
Tổng số bài 41 38
Giỏi 14 (34%) 8 (21%)
Khá 17 (41,5 %) 13 (34%)
Trung bình 9 (22 %) 14 (37%)
Không đạt 1 (2,5%) 3 (8%)
Qua việc đọc các bài làm của HS và từ bảng thống kê chúng tôi thấy được tính khả thi của khóa luận. Lớp thực nghiệm được học theo giáo án của khóa luận thiết kế tiết: “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở bài trong văn nghị luận” về cơ bản đã đạt hiệu quả viết bài tốt hơn so với các lớp đối chứng. Về phía HS, các em đều thực hiện đúng yêu cầu của đề bài, mục tiêu cụ thể của giáo án thực nghiệm. Tích cực và chủ động trong giờ dạy cũng như làm các bài thực hành để rèn kĩ năng viết đoạn mở bài theo yêu cầu do giáo viên đưa ra.
Với phương pháp mở bài nói trên, HS đã có những bước tiến bộ rõ rệt trong việc viết đoạn văn nghị luận. Những HS trung bình có kĩ năng viết văn tốt hơn, những HS yếu viết được phần mở bài mạch lạc, sáng sủa hơn.
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 58 - K36A Ng÷ v¨n
KẾT LUẬN
Văn nghị luận có vai trò hết sức quan trọng trong sống xã hội cũng như trong nhà trường. Thông qua các bài làm văn nghị luận, HS có điều kiện phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, các em có dịp thể hiện năng lực tư duy, cảm thụ và năng lực lập luận của mình. Đây cũng là những yêu cầu rất cần thiết để các em làm hành trang bước vào cuộc sống. Do đó việc dạy văn nghị luận sao cho đạt được hiệu quả cao nhất là điều vô cùng quan trọng. Thêm nữa, cần dạy học viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận về lí thuyết và thực hành cụ thể hơn nữa, đặc biệt là hướng dẫn HS cách viết mở bài theo nhiều kiểu khác nhau, có như vậy khi các em đứng trước một đề văn mới có thể linh hoạt trong quá trình làm bài.
Về chương trình SGK: Các kĩ năng làm văn nói chung và văn nghị luận nói riêng rất quan trọng, nhất là kĩ năng viết đoạn mở bài. Các kĩ năng này cần được chú ý dạy – học một cách hệ thống toàn diện ngay từ lớp 10 để các em viết đoạn mở bài sao cho đạt hiệu quả cao trong suốt quá trình học THPT.
Về GV: Người GV phải là người đổi mới trước tiên phương pháp giảng dạy. Việc đổi mới phụ thuộc chính ở chất lượng và tính năng động sáng tạo của GV. Người GV sẽ đem lại cho HS lòng hăng say học tập, nắm bắt được phương pháp học, hình thành nên khả năng tự học, tự nghiên cứu và tự giáo dục. Theo hướng đổi mới hiện nay vai trò của GV vẫn không hề suy giảm, họ chính là những người tổ chức, hướng dẫn các em nắm nội dung bài học sao cho hiệu quả nhất. Như vậy, người thầy giáo phải đầu tư nhiều hơn vào cách đổi mới trên lớp, phải tìm tòi nhiều phương pháp khác nhau để vận dụng vào bài giảng của mình. Họ cũng chính là người phải phát huy cao nhất hoạt động tích cực chủ động sáng tạo, đề xuất các dạng tài liệu rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở bài cho HS.
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 59 - K36A Ng÷ v¨n Trên tinh thần không ngừng học hỏi và gắn bó với công việc dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học Làm văn nói riêng, qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy hướng đi của mình là đúng về cơ bản và có khái quát được vấn đề nhưng chưa thực sự cặn kẽ. Hi vọng rằng, sự đóng góp của khóa luận sẽ giúp ích được phần nào những người quan tâm đến việc dạy học Làm văn trong nhà trường cũng như với những ai có niềm say mê văn học. Chúng tôi mong rằng những vấn đề đề cập đến trong khuôn khổ hạn hẹp của khóa luận sẽ là gợi ý cho nhiều người tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi để ngày càng hoàn thiện hơn nữa trong hệ thống phương pháp làm văn. Nó là cơ sở, điểm xuất phát của những bài văn hay trong nhà trường, đồng nghĩa với việc phát triển toàn diện năng lực tư duy, diễn đạt nhân cách học trò. Chúng tôi rất hi vọng có dịp hoàn chỉnh thêm vấn đề đặt ra trong khóa luận này. Qua đây, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và bạn bè cho những gì còn khiếm khuyết của đề tài.
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy K36A Ng÷ v¨n
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A, Nguyễn Trí (2001), Làm văn, Nxb Giáo dục.
2. Lê A, Nguyễn Thị Ngân Hoa (Đồng chủ biên)… (2009), Các dạng đề và hướng dẫn làm bài văn nghị luận xã hội môn Văn lớp 10, 11, 12, Nxb Giáo dục Việt Nam.
3. Lê Bảo, Hà Minh Đức… (2004), Giảng văn văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục.
4. Ts. Lê Bảo Châu, Tạ Thanh Sơn… (2012), Những bài văn nghị luận đặc sắc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Trần Thị Hoàng Cúc, Trần Đức Niềm… (2002), Tuyển tập 150 bài văn hay THPT - khối lớp 11, Nxb Giáo dục.
6. Phan Huy Đông (2003), Cách làm bài tập làm văn nghị luận dùng cho học sinh thi tốt nghiệp PTTH và tuyển sinh Đại học, cao đẳng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Lê Thị Diệu Hoa (2008), Ôn luyện kiến thức và bài tập rèn kĩ năng Ngữ văn 12, Nxb Giáo dục.
8. Phan Trọng Luận (2007), Phương pháp dạy học văn (tập 2), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Lê Đình Mai (1994), Để làm tốt các kiểu bài văn nghị luận Trung học phổ Thông, Nxb Giáo dục.
10. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống (2002), Văn bồi dưỡng học sinh giỏi THPT, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ Biên), Văn Giá…(2006), Cẩm nang ôn luyện môn văn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống (2006), Muốn viết được bài văn hay, Nxb Giáo dục.
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy K36A Ng÷ v¨n 13. Nguyễn Bá Minh, Nhập môn khoa học giao tiếp, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
14. Nhiều tác giả (1991), Từ điển thuật ngữ và lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Quang Ninh (1981), Tài liệu hướng dẫn học bộ môn Làm văn, Nxb Giáo dục.
16. Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên) (2006), Ngữ văn 8 (tập 1), Nxb Giáo dục. 17. Bảo Quyến (2007), Rèn kĩ năng làm văn nghị luận, Nxb Giáo dục.
18. Nguyễn Quốc Siêu (2001), Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông, Nxb Giáo dục.
19. Trần Đình Sử (tổng chủ biên) (2008), Ngữ văn 10 cơ bản (tập 2), Nxb Giáo dục.
20. Trần Đình Sử (tổng chủ biên) (2008), Ngữ văn 10 nâng cao (tập 1, 2),
Nxb Giáo dục.
21. Trần Đình Sử (tổng chủ biên) (2008), Ngữ văn 11 cơ bản (tập 1, 2), Nxb Giáo dục.
22. Trần Đình Sử (tổng chủ biên) (2008), Ngữ văn 11 nâng cao (tập1, 2), Nxb Giáo dục.
23. Trần Đình Sử (tổng chủ biên) (2008), Ngữ văn 12 cơ bản (tập 1, 2), Nxb Giáo dục.
24. Trần Đình Sử (tổng chủ biên) (2008), Ngữ văn 12 nâng cao (tập 1, 2), Nxb Giáo dục.