Dạng bài tập nhận diện, phân tích

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 43)

7. Bố cục khóa luận

2.4.2. Dạng bài tập nhận diện, phân tích

2.4.2.1. Miêu tả bài tập

Loại bài tập này giúp HS củng cố, nắm chắc kiến thức về chức năng, các phần cấu tạo nên phần mở bài cũng như các phương pháp mở bài.

Đây là một bài tập cho sẵn một ngữ liệu và yêu cầu HS xác định, nhận diện,vị trí các phần trong một đoạn mở bài đã có trong ngữ liệu, xem xét các phần đó đã thực hiện được chức năng của nó hay chưa. Phân tích về cấu tạo của đoạn mở bài bao gồm những phần nào và mở bài được đưa ra trong ngữ liệu thực hiện theo cách nào.

2.4.2.2. Phân loại

* Bài tập nhận diện, phân tích cấu tạo đoạn mở bài

Với dạng bài tập này HS chỉ cần xác định, chỉ ra phần mở bài ấy có nội dung gì và có cấu tạo ra sao.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n

§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 37 - K36A Ng÷ v¨n Ví dụ :

Đề bài: Nêu cấu tạo của đoạn mở bài với đề bài sau: Phân tích truyện ngắn “Đời thừa” của nhà văn Nam Cao.

Mở bài: (1) Khắc khoải trong kiếp “sống mòn”, biết bao người tri thức tiểu tư sản nghèo đã nhỏ nước mắt khóc cho cuộc đời thừa của mình. (2)Hơn ai hết, Nam Cao là nhà văn thấu hiểu và diễn tả chân thực tấn bi kịch đau xót ấy trong xã hội cũ. (3)Đọc các sáng tác trước Cách mạng của Nam Cao, bên cạnh những Chí Phèo, Lão Hạc, chúng ta khó có thể quên gương mặt gầy guộc, đăm chiêu đến khổ não của những Hộ, Điền, Thứ…những tri thức tiểu tư sản có tài cao đẹp mà luôn bị cuộc sống cơm áo gạo tiền ghì sát đất. (4)Truyện ngắn “Đời thừa” đã phản ánh hết sức sinh động tình cảnh nghèo túng, nhếch nhác lẫn tấn bi kịch ở lớp người này, qua đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội, nhân sinh to lớn. [10, tr.106]

Đáp án:

- Phần dẫn dắt: Câu (1), (2), (3) tác giả nêu lên những nhận xét về cuộc đời “sống mòn” và những bi kịch tinh thần của các tri thức tiểu tư sản trong tác phẩm Nam Cao.

- Phần nêu vấn đề: Câu (4) khẳng định qua truyện ngắn “Đời thừa” khái quát “đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội, nhân sinh to lớn”.

- Phạm vi vấn đề: Truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao.

*Bài tập nhận diện, phân tích cách mở bài trực tiếp, gián tiếp

Với mở bài đưa ra trong bài tập HS phải xác định các cách mở bài (mở bài thuộc loại kiểu nào) và chỉ ra cấu tạo của mở bài ấy ?.

Ví dụ: Hãy xác định các mở bài sau được viết theo cách mở bài nào và chỉ ra cấu tạo của mở bài đó ?.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n

§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 38 - K36A Ng÷ v¨n Mở bài: “Tràng giang ” là một bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Huy Cận trước Cách mạng. Xuyên suốt bài thơ là một nỗi sầu mênh mông xa vắng dâng lên lúc hoàng hôn. Nỗi buồn ấy thấm thía tới tận đáy hồn nhân thế của Thơ mới. [4, tr.143]

b, Bài thơ“Sóng” của Xuân Quỳnh là tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khao khát tình yêu vừa hồn nhiên, chân thật vừa mãnh liệt, sôi nổi của một trái tim phụ nữ. Hãy phân tích bài thơ “Sóng”để chứng minh nhận định trên.

Mở bài: “(1) Xuân Quỳnh - như mọi người đều biết, là nhà thơ của hạnh phúc đời thường.(2)Thơ chị là tiếng lòng của một tâm hồn luôn khát khao tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống hàng ngày, trân trọng nâng niu và chăm chút cho hạnh phúc bình dị của đời thường. (3)Trong các nhà thơ Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một trong số những người xứng đáng được gọi là nhà thơ của tình yêu. (4)Chị viết nhiều, viết hay về tình yêu, trong đó “Sóng” là một bài thơ đặc sắc. (5)Đến Xuân Quỳnh, thơ hiện đại Việt Nam mới có được một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khao khát tình yêu vừa hồn nhiên, chân thật vừa mãnh liệt, sôi nổi của một trái tim phụ nữ”.[3, tr.611]

c, Bình luận câu tục ngữ Pháp: “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu”.

Mở bài :(1) Tiền bạc là một vật dụng được lưu thông trong xã hội, có tác dụng thúc đẩy và phát triển ngành mậu dịch.(2)Nó là một thứ “tài sản đặc biệt” gắn bó thiết thân đối với mỗi con người, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia. (3)Đã có nhiều câu tục ngữ, câu thơ, bài ca dao,…nói về tiền bạc, về đồng tiền. (4)Người Pháp có câu tục ngữ nói về tiền bạc được nhiều người nhắc đến:“Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu”.[4, tr.125]

d, Suy nghĩ của bản thân về ý kiến sau:“Có phải vào đại học là con đường lập thân duy nhất của thanh niên?”

Mở bài: (1) Tỉ phú Bin-ghết, ông chủ tập đoàn máy tính Microsoft đã bỏ học ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học để lập công ti

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n

§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 39 - K36A Ng÷ v¨n

riêng. Ông đã thành công và được cả thế giới biết đến. (2)“Vua khoai lang” Ba Hạo ở Việt Nam, một người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, đã tự tìm tòi, nghiên cứu ra nhiều giống khoai lang mới cho năng suất cao. (3)Ông đã tạo được thương hiệu riêng và có một cuộc sống ấm no, đủ đầy. (4)Hai con người ấy đều không có một tấm bằng đại học trong tay, vậy mà họ vẫn làm nên một sự nghiệp vẻ vang của riêng mình. (5)Liệu rằng có phải vào đại học là con đường lập thân duy nhất của thanh niên?. [2, tr.84]

e, Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn“Chí Phèo”của nhà văn Nam Cao. Mở bài : (1) Cùng viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. (2) Nếu như trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là hình ảnh người nông dân nghèo khổ trong những ngày nộp sưu bị áp bức, đè nén đến đáy cùng của xã hội. (3) Thì truyện ngắn “Chí Phèo” - Nam Cao đem đến cho người đọc thấy được hình ảnh người dân bần hàn ở một nước thuộc địa bị giai cấp thống trị dồn ép đẩy tới đường cùng không lối thoát khiến cho họ hủy hoại từ “nhân tính đến nhân hình”, thành một “con quỷ dữ”. (4) Qua đó Nam Cao cũng bày tỏ nỗi niềm thương cảm cho những số phận bất hạnh ấy thông qua giá trị nhân đạo của tác phẩm. [5, tr.319]

Đáp án: Ví dụ a:

- Đây là kiểu mở bài trực tiếp - giới thiệu thẳng vấn đề.

- Phần nêu vấn đề: Người viết đã chỉ ra nội dung chung của toàn bài thơ là nỗi niềm sầu muộn của nhân vật trữ tình.

- Phần giới hạn phạm vi: Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận. Ví dụ b:

- Đây là đoạn mở bài theo kiểu diễn dịch.

- Phần dẫn dắt: Câu (1), (2) nêu khái quát về phong cách thơ Xuân Quỳnh -“nhà thơ củahạnh phúc đời thường”. Câu (3) tác giả thu hẹp nhận định trong những bài thơ tình yêu của nữ sĩ.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n

§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 40 - K36A Ng÷ v¨n - Phần nêu vấn đề: Câu (4), (5) Khẳng định bài thơ là “tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khao khát tình yêu vừa hồn nhiên, chân thật vừa mãnh liệt, sôi nổi của một trái tim phụ nữ”.

- Phần phạm vi vấn đề: Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh. Ví dụ c:

- Đây là mở bài theo kiểu quy nạp.

- Phần dẫn dắt: Câu (1), (2) tác giả đưa ra tác dụng và vai trò quan trọng của tiền đối với tất cả mọi người.

- Phần nêu vấn đề: Câu (3), (4) khái quát lại vấn đề được bàn luận:

“Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu”.

- Phạm vi nghị luận: Lấy từ thực tiễn Ví dụ d:

- Đây là mở bài theo kiểu tương liên.

- Phần dẫn dắt: Từ câu (1) đến câu (4) tác giả nêu sự liên tưởng về hai tấm gương tự lập thân không qua con đường học đại học.

- Phần nêu vấn đề: Câu (5) mở ra vấn đề bàn luận liên quan đến việc học đại học có phải là con đường lập thân duy nhất của thanh niên không.

- Phạm vi nghị luận: Lấy từ thực tiễn Ví dụ e:

- Đây là cách mở bài gián tiếp theo lối tương phản.

- Phần dẫn dắt: (1), (2), (3) nêu sự đối lập giữa hai tác phẩm “Tắt đèn”

của Ngô Tất Tố với “Chí Phèo” của Nam Cao.

- Phần nêu vấn đề: Chỉ ra vấn đề cần nghị luận trong bài. - Phạm vi giới hạn vấn đề: Truyện ngắn “Chí Phèo” - Nam Cao.

2.4.2.3. Bài tập

Đề bài 1: Xác định cấu tạo phần mở bài cho đề bài sau: Trình bày suy nghĩ của em về câu: “Tự học là con đường dẫn đến thành công”?.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n

§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 41 - K36A Ng÷ v¨n

Mở bài: Người xưa từng dạy rằng học đi đôi với hành, có chí thì nên, những người biết kiên nhẫn, tự rèn giũa thì sẽ học hỏi được nhiều điều và đi đến thành công nhanh hơn. Câu nói: “Tự học là con đường dẫn đến thành công” đã trở nên đúng hơn bao giờ hết cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước sau này.

Đề bài 2: Đề bài yêu cầu phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” trích“Truyền kì mạn lục”của Nguyễn Dữ. Hãy chỉ ra những mở bài dưới đây được viết theo cách nào và cấu tạo của những mở bài ấy như thế nào?

Mở bài 1: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” - Nguyễn Dữ là câu chuyện có giá trị nội dung và nghệ thuật cao. Đi vào phân tích tác phẩm sẽ giúp ta hiểu rõ điều đó.

Mở bài 2: Người xưa từng răn dạy rằng: “Cây ngay không sợ chết đứng”, ở hiền thì gặp lành, những người chính trực ngay thẳng thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp. Tiếp thu tinh thần ấy với nghệ thuật hấp dẫn, trí tưởng tưởng phong phú. Nguyễn Dữ đã viết nên “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. Câu chuyện kể việc Ngô Tử Văn đốt đền qua đó thể hiện nội dung và nghệ thuật sâu sắc.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)