7. Bố cục khóa luận
2.3.2. Các cách mở bài gián tiếp
Để có không khí tự nhiên người ta thường mở bài theo kiểu gián tiếp. Có nhiều cách mở bài gián tiếp nhưng tựu chung có bốn cách cơ bản sau:
2.3.2.1. Mở bài theo kiểu diễn dịch
Mở bài theo kiểu diễn dịch tức là nêu những ý khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới dẫn dắt tới vấn đề cần nghị luận.
Ví dụ:
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Với đề bài trên ta có thể đặt vấn đề như sau:
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 28 - K36A Ng÷ v¨n Mở bài: (1)Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một "bài thơ cuộc đời".(2)Bài thơ được sáng tác năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Hòn Gai, Cẩm Phả. (3)Thông qua một đêm đánh cá của đoàn thuyền lớn trên biển, tác giả ca ngợi kiểu lao động mới mẻ của người lao động tràn đầy lạc quan tin tưởng, làm chủ thiên nhiên, biển cả bao la.(4)Qua bài thơ ta cảm nhận được không khí lao động khẩn trương, hăng say, nhộn nhịp của miền Bắc thời kì xây dựng CNXH. [5, tr.169]
Mở bài trên gồm 4 câu trình bày theo kiểu diễn dịch:
- Câu (1), (2): Tác giả nêu nhận định khái quát về bài thơ cũng như về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
- Câu (3): Tác giả nhận định đôi nét về nội dung của bài thơ và thái độ của nhà thơ Huy Cận với bài thơ.
- Câu (4): Từ những nhận định về nội dung cũng như thái độ của nhà thơ. Người viết đã đưa ra được vấn đề chính của đề bài.
2.3.2.2. Mở bài theo kiểu quy nạp
Mở bài theo kiểu quy nạp là kiểu lập luận ngược lại với diễn dịch nghĩa là ta phải lập luận từ những ý, những sự việc cụ thể, riêng lẻ, nhỏ hơn ý, sự việc đặt ra trong luận đề của đề bài rồi mới mở rộng dần rồi tổng hợp khái quát lại thành vấn đề cần nghị luận.
Ví dụ:
Đề bài: Suy nghĩ của bạn về lòng dũng cảm.
Mở bài: (1)Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin truyền thông thường đưa tin về một anh thanh niên tay không săn bắt cướp ở Thành phố Hồ Chí Minh mà không cần gia nhập một tổ chức công an hay đội đân phòng nào, đặc biệt là cũng không lấy thù lao hay yêu cầu người khác phải trả ơn.(2)Rồi chúng ta vẫn nghe tin hình ảnh em Nguyễn Văn Nam ở Nghệ An quên mình cứu sống năm em nhỏ khỏi đuối nước…(3)Tất cả những nghĩa cử
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 29 - K36A Ng÷ v¨n
cao đẹp đó chúng ta gọi họ là những con người có lòng dũng cảm.(4)Vậy lòng dũng cảm là gì và chúng ta có cần phải rèn luyện để có được lòng dũng cảm không thì chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu điều ấy.
Cách mở bài trên được viết theo kiểu quy nạp:
- Câu (1), (2): Nêu những tấm gương không quản ngại khó khăn, gian khổ thậm chí sẵn sàng hi sinh tính mạng để cứu người.
- Câu (3), (4): Người viết khái quát những hành động cao cả cứu người trong hoàn cảnh khó khăn đó trong khái niệm lòng dũng cảm. Đồng thời cũng đưa ra câu hỏi gợi sự tò mò của người đọc: Có cần phải rèn luyện để có được lòng dũng cảm không thì chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu điều ấy.
2.3.2.3. Mở bài theo kiểu tương đồng (tương liên)
Mở bài theo kiểu tương liên tức là mở bài bằng cách bắt đầu nêu lên một ý tương tự hoặc có liên quan với ý của luận đề, có tác dụng gợi ra sự liên tưởng rồi chuyển sang luận đề. Hoặc ta có thể hiểu đơn giản là nêu lên một ý giống như trong bài rồi mới bắt sang vấn đề cần nghị luận.
Ví dụ:
Đề bài: Hình tượng nhân vật Mỵ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
của Tô Hoài.
Mở bài: Khi đọc Mùa Lạc của Nguyễn Khải ta gặp nhân vật Đào, một cô gái có quá khứ đau thương nhưng đã trỗi dậy mạnh mẽ khi đón nhận cuộc sống mới và những con người mới; Nhưng đau thương hơn và sự vươn dậy quyết liệt hơn ta phải kể đến nhân vật phụ nữ trong tác phẩm viết cùng thời của nhà văn Tô Hoài. Mỵ là nhân vật trung tâm trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Đó là người phụ nữ đầy bi kịch trong xã hội thực dân phong kiến miền núi, nhưng đồng thời tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ vươn dậy làm chủ số phận của mình, đặc biệt khi gặp ánh sáng Đảng soi đường. [17, tr.144]
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 30 - K36A Ng÷ v¨n Cách mở bài trên viết theo kiểu tương liên, tác giả chỉ ra sự tương đồng của hai tác phẩm về mặt nội dung đó là nỗi niềm khổ hạnh của người phụ nữ. Để rồi những người phụ nữ ấy thức tỉnh được thân phận của mình rồi quyết định phải vươn tới ánh sáng để tự tìm tự do, hạnh phúc cho chính mình.
2.3.2.4. Mở bài theo kiểu tương phản, đối lập
Mở bài theo kiểu tương phản, đối lập là cách mở bài nêu lên một ý trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cớ chuyển sang vấn đề nghị luận hoặc nêu lên các ý kiến đối lập nhau về vấn đề cần nghị luận. Với cách mở bài này là tương đối sáng tạo, tạo sự căng thẳng, gây không khí tranh luận ngay từ đầu bài viết, thu hút sự chú ý và gây hấp dẫn cho người đọc.
Ví dụ:
Đề bài: Cứ đến mùa tuyển sinh đại học hàng năm, rất nhiều cá nhân và tổ chức ở các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Vinh…) lại nhiệt tình tham gia phong trào “Tiếp sức mùa thi”. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hiện tượng ấy.
Mở bài: Mùa hạ lại về trong ánh nắng chói chang. Chúng ta như những con rùa thu mình trong căn phòng có gắn điều hoà hay những cốc nước đầy đá mát lịm. Nhưng bạn biết không, cách chúng ta có một bức tường thôi là những cuộc đời khác hẳn. Họ chấp nhận làm tán cây hứng nắng nóng và bụi bặm của mùa hè gay gắt để tạo ra bóng mát cho những sĩ tử chân ướt chân ráo lên thành phố dự thi đại học. Họ là những con người tình nguyện trong phong trào“Tiếp sức mùa thi”. Đây cũng là một hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc khi họ góp một phần sức nhỏ của mình để đồng hành với thí sinh và phụ huynh trên chặng đường khó khăn phía trước. [2, tr.158]
Cách mở bài trên viết theo kiểu tương phản, nêu lên sự khác biệt giữa những người không tham gia và tham gia tình nguyện “Tiếp sức mùa thi”.
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 31 - K36A Ng÷ v¨n Tựu lại thông qua việc khảo sát trên ta thấy được rằng có nhiều cách mở khác nhau. Hầu hết các em học sinh thường sử dụng cách viết mở bài theo lối gián tiếp nhằm tạo ấn tượng cho người nghe, người đọc. Trong bốn kiểu nhỏ của cách mở bài gián tiếp: Có lẽ kiểu mở bài theo lối tương liên (tương đồng) là cần đòi hỏi người viết phải có kiến thức rộng, có hiểu biết về những vấn đề liên quan cần nghị luận; Còn kiểu mở bài theo lối tương phản thường áp dụng cho học sinh có cảm thụ tốt, nhuần nhuyễn, vì nội dung của nó tương đối phức tạp. Hai kiểu mở bài này tương đối phổ biến đối với học sinh khá, giỏi.
2.3.3. Một số định hƣớng rèn luyện viết đoạn mở gián tiếp
Với mở bài gián tiếp ta cần dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận dựa trên các bước cơ bản sau:
Bước 1: Đọc đề bài. Dùng bút gạch chân, tô đậm những từ chìa khóa trong đề ra và lấy đó làm từ trọng điểm cho phần mở bài của mình.
Bước 2: Xác định đề. Đây là điều căn cốt nhất vì nếu xác định sai thì coi như toàn bộ nội dung bài viết sẽ chệch hướng hoàn toàn (lạc đề). Cần xác định:
- Kiểu bài: Đề bài đưa ra thuộc nghị luận văn học hay nghị luận xã hội. Hình thức của đề bài là gì? (về phân tích, bình luận, bình giảng...).
- Nội dung: Cần xem yêu cầu của văn đề cần nghị luận (đề bài liên quan đến tác phẩm hay đoạn nào? đề tài gì? chủ đề gì? giai đoạn nào?...).
- Phạm vi dẫn chứng: Là các ví dụ luận cứ có liên quan đến bài viết nhằm làm sáng tỏ nội dung.
Bước 3: Lập dàn ý cho đoạn mở gián tiếp
- Dẫn dắt vào vấn đề chính bằng cách: Có thể đặt câu hỏi, đưa ra vấn đề có liên quan hoặc vấn đề trái ngược làm nổi bật vấn đề chính cần nghị luận.
- Nêu rõ vấn đề định bàn luận là gì. - Nêu giới hạn vấn đề.
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 32 - K36A Ng÷ v¨n Bước 4: Viết đoạn
- Cần lựa chọn phương tiện ngôn ngữ. Với cách viết mở bài gián tiếp người viết chỉ cần lựa chọn, sử dụng các từ ngữ để dẫn dắt vào nội dung vấn đề chính trong bài cần nghị luận nhằm đạt hiệu quả, tăng tính hấp dẫn kích thích trí tò mò của người đọc.
- Khi viết nên kết hợp cách phương tiện ngôn ngữ nhằm tăng tính hấp dẫn cho đoạn mở bài.
Bước 5: Sửa chữa. GV yêu cầu kiểm tra lại bài viết của mình xem đã đầy đủ nội dung, có mắc lỗi gì không rồi hoàn thiện bài viết của mình.
Sau đây là ví dụ cụ thể về cách thức hướng dẫn viết đoạn mở gián tiếp:
Ví dụ:
Đề bài: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” trích “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.
Phân tích: Để viết được mở bài gián tiếp cũng như xác định được vấn đề cần nghị luận thì ngoài việc cần đọc kĩ đề cần thực hiện những bước sau: Bước 1,2: Đọc và xác định đề.
- Kiểu bài: Đề bài bài thuộc nghị luận văn học.
- Nội dung: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm.
- Phạm vi dẫn chứng: Tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” trích “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.
Bước 3: Lập dàn ý cho đoạn mở gián tiếp
- Dẫn dắt vào vấn đề chính bằng cách: Có thể đưa ra sự khác biệt về nội dung cũng như ý nghĩa giữa hai tác phẩm khác cùng nằm trong số 20 tác phẩm “Truyền kì mạn lục”.
- Nêu rõ vấn đề bàn luận: Nhân vật Ngô Tử Văn là một người đại diện cho chính nghĩa trong cuộc đấu trí gay go không khoan nhượng với gian tà.
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 33 - K36A Ng÷ v¨n - Chọn cách mở bài: Viết mở bài gián tiếp theo kiểu tương phản. Bước 4: Viết đoạn
- Lựa chọn phương tiện ngôn ngữ. Có nhiều cách để dẫn dắt đến nội dung cần bàn luận. Ta có thể sử dụng quan hệ từ “Nếu…thì” nhằm biểu thị sự khác biệt cũng như làm nổi bật nên nội dung yêu cầu của bài. Hoặc có thể dẫn dắt từ những vấn đề có liên quan xoay quanh vấn đề nghị luận.
- Khi viết nên vận dụng các thao tác nghị luận như: Phân tích, so sánh… Mở bài: Cùng nằm trong số 20 câu chuyện “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Nếu như “Chuyện người con gái Nam Xương” cho ta thấy những bi kịch tình yêu, số phận bi thảm của con người nhỏ bé trong xã hội mà tiêu biểu là nhân vật Vũ Nương thì “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” lại thể hiện rõ tinh thần dân tộc, bộc lộ nềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt diện cho chính nghĩa đòi lại cuộc sống yên bình cho nhân dân thông qua nhân vật Ngô Tử Văn.
Bước 5: Chữa lỗi. Kểm tra lại phần viết mở bài xem đã đạt đúng yêu cầu chưa và sửa lại cho hợp lí.
Đoạn mở bài đảm nhiệm những chức năng riêng, song vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với các phần còn lại (Thân bài, Kết bài). Nói chung để có một bài văn nghị luận đạt yêu cầu không chỉ đúng hay một phần riêng lẻ mà đòi hỏi cần phải cân đối giữa các phần, không chỉ hiểu về các kĩ năng của văn nghị luận mà hơn hết các em phải thường xuyên luyện tập để trau dồi kĩ năng viết để ngày càng hoàn thiện bài viết của mình hơn.
2.4. Rèn kĩ năng chữa lỗi đoạn mở bài cho bài văn nghị luận 2.4.1. Các dạng lỗi thƣờng gặp khi viết đoạn mở bài 2.4.1. Các dạng lỗi thƣờng gặp khi viết đoạn mở bài
2.4.1.1. Lỗi về nội dung
Đây là lỗi thông thường mà HS hay mắc phải khi viết bài. Cụ thể là: - Xa ý: Bài viết dẫn dắt vòng vo, lan man không bắt được vào vấn đề cần nêu, chưa đi vào đúng trọng tâm bài viết.
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 34 - K36A Ng÷ v¨n - Lạc ý: Mở bài không đi đúng yêu cầu, lạc sang một nội dung khác, ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề cần nêu.
- Bài viết thừa ý, thiếu ý, chưa logic giữa các câu trong phần mở bài. - Sai kiến thức: Hiểu sai về nội dung ý nghĩa tác phẩm, đánh giá chưa đúng về nhân vật, tình huống truyện.
- Dẫn chứng: Không chính xác hoặc chưa biết cách trích dẫn. Để khắc phục được, HS cần có kỹ năng nêu dẫn chứng sau mỗi luận điểm, luận cứ của vấn đề. Nếu trích dẫn phần văn bản hoặc câu nói của một ai đó thì ta nên đưa vào trong dấu ngoặc kép và đảm bảo tính chính xác. Nếu không nhớ chính xác phần trích dẫn thì không nên bỏ trong dấu ngoặc kép. Đồng thời, khi nêu dẫn chứng cần có sự lựa chọn và lấy những dẫn chứng có tính điển hình.
2.4.1.2. Lỗi về phương tiện ngôn ngữ
* Lỗi trình bày
- Diễn đạt lủng củng như: Viết câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ; câu vô nghĩa. Trong quá trình viết, nhiều HS chưa xác định nội dung các ý cần triển khai, tẩy xóa trong bài…điều này làm cho câu văn lủng củng, không mạch lạc.
- Trình bày thiếu khoa học khi không viết thụt lùi đầu dòng, tách nhiều đoạn, xuống dòng tùy tiện.
Để khắc phục những lỗi này, trước hết, ta phải tập viết đúng cấu trúc ngữ pháp. Khi hết đoạn ta nên xuống dòng và tạo lập một đoạn văn mới để đảm bảo tính mạch lạc và thẩm mỹ.
* Lỗi dùng các phương tiện ngôn ngữ chưa chính xác
- Chính tả: Đây là lỗi này thường gặp trong bài làm của nhiều HS. Nguyên nhân là do các em hiểu sai nên viết sai hoặc do thói quen viết nhanh, cẩu thả và viết tắt tùy tiện,… Chẳng hạn như không phân biệt được trường hợp nào dùng “d”, trường hợp nào dùng “gi”, “r”, hoặc nhầm lẫn giữa “n” với “l”, “ch” với “tr”, hoặc không viết hoa tên riêng, tên địa danh,...
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 35 - K36A Ng÷ v¨n - Dùng từ: Thiếu chuẩn xác. Ví dụ cùng một từ mang nghĩa là “chết” ta có các từ đồng nghĩa khác như: mất, qua đời, ra đi, hi sinh,…
- Lặp: Bài viết sử dụng nhiều câu, từ giống nhau
- Các câu không có sự liên kết và mạch lạc của đoạn văn.
2.4.1.3. Bài tập
Đây là bước quan trọng nhất của thực hành viết đoạn mở bài. Đề xuất các dạng bài tập để rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở bài trong văn bản nghị luận trên cơ sở phân tích, đánh giá mọi khía cạnh liên quan đến đoạn mở bài. Chúng tôi đưa ra các dạng bài tập cơ bản, bài tập nâng cao, sáng tạo nhằm đảm bảo tính vừa sức của các em. Cụ thể là: