Thực trạng viết đoạn mở bài trong văn nghị luận của Trung học phổ

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 26)

7. Bố cục khóa luận

1.2.3. Thực trạng viết đoạn mở bài trong văn nghị luận của Trung học phổ

phổ thông

Đối với môn Ngữ văn nói chung và với môn Làm văn nói riêng thì đều tập trung vào một số mục đích như trang bị cho HS những tri thức để hiểu được các vấn đề liên quan đến văn học (bao gồm: Tác phẩm, tác giả, các trào lưu văn học…). Từ đó thấy được ý nghĩa của tác phẩm văn học cũng như trong việc nhận ra được quy luật vận động của văn học trong tiến trình lịch sử. Ngoài ra còn giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức văn học vào trong các bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống được tốt hơn.

Môn Ngữ văn có nhiều tác dụng là vậy nhưng trên thực tế, qua khảo sát chất lượng dạy học môn Làm văn chúng tôi thấy kết quả thu được chưa cao, GV thường có tâm lí môn Làm văn không quan trọng mà chỉ chú trọng đến văn bản, các tác phẩm văn học. Còn HS thường tỏ ra không có hứng thú khi học Làm văn, nhất là phần văn nghị luận xã hội, các em thường có suy nghĩ loại văn này liên quan đến xã hội mà xã hội thì tiếp xúc nhiều nên không cần tìm hiểu nữa. Cho nên phần này thường bị xem nhẹ và không dành thời gian rèn luyện nhiều.Vì vậy đã dẫn tới tình trạng có rất nhiều bài văn với cách mở đầu khô khan, lạc đề hoặc chưa tạo hứng thú cho người đọc…

Nguyên nhân chủ yếu là do thời gian phân bố giảng dạy của bộ môn Văn nói chung, Tập làm văn nói riêng còn nhiều thiếu sót. GV khi hướng dẫn

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n

§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 20 - K36A Ng÷ v¨n HS viết phần mở bài thường chỉ giới thiệu rất sơ lược các nội dung phải trình bày. Đôi khi hướng dẫn HS viết phần này GV thường yêu cầu HS viết mở bài sao cho giới thiệu được vấn đề và chủ yếu tập trung vào phần nội dung (thân bài). Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến là rất nhiều HS tỏ ra lúng túng khi viết văn, mắc nhiều lỗi sai trong văn bản thông dụng và số đông HS tỏ ra sợ học Tập làm văn vì phải nghĩ và đặt bút viết văn. Đa số các em căn cứ vào nội dung có sẵn của đề bài để viết mở bài cho bài văn của mình mà không hề sáng tạo hay tìm tòi cách viết nào khác. Tình trạng HS kém về khả năng diễn đạt còn khiến cho việc viết mở bài trở nên sơ sài, rời rạc lủng củng. Các em chưa được hướng dẫn cách viết cụ thể các dạng mở bài khác nhau, để có thể so sánh thấy được cái hay của sự sáng tạo, cái hấp dẫn ở một mở bài hay.

Từ thực tiễn trên đây chúng tôi thấy cần thiết phải có phương pháp dạy cũng như học bộ môn Làm văn cho xứng đáng với vị trí vốn có của nó. Khi đó cũng cần có phương pháp phù hợp để dạy HS viết đoạn mở bài đạt yêu cầu và hay.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n

§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 21 - K36A Ng÷ v¨n

CHƢƠNG 2. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Rèn kĩ năng xây dựng cấu tạo của đoạn mở bài

2.1.1. Cấu tạo đoạn mở bài

Về cơ bản, đoạn mở bài đạt yêu cầu là một đoạn mở bài đúng. Nghĩa là, đoạn mở bài đó đảm bảo đầy đủ nội dung và đảm nhận chức năng của phần mở bài. Mở bài đạt yêu cầu khi nó giới thiệu được vấn đề đến người đọc (vấn đề sắp được trình bày ở phần thân bài). Ở đây, chúng tôi quan niệm rằng: Mở bài là một đoạn văn hoàn chỉnh (đoạn mở bài) và thường có cấu tạo như sau: * Theo cấu tạo 3 phần:

Mở đầu đoạn: Nêu những câu dẫn dắt (có thể là lời văn của mình, một danh ngôn, một câu thơ, đoạn văn của một tác giả,…). Nội dung câu dẫn thường phải gần gũi và có liên quan đến vấn đề mà bài văn sẽ đề cập đến.

Phần giữa đoạn: Nêu vấn đề chính sẽ bàn bạc trong phần thân bài của bài viết (có thể đã nêu rõ trong đề, có thể người viết phải tự rút ra, tự khái quát và nêu lên).

Phần kết đoạn: Nêu giới hạn vấn đề và phạm vi tư liệu mà bài viết sẽ trình bày. Phần này thường được nêu rõ trong đề bài, người viết chỉ cần nêu lại yêu cầu và đoạn trích, câu trích của đề bài. Phần cuối này có thể nêu ý nghĩa tầm quan trọng của vấn đề đối với bản thân và thời đại.

* Theo cấu tạo 2 phần:

Phần đầu nêu những câu dẫn dắt vào đề: Đó có thể là những vấn đề liên quan đến tác giả hoặc liên quan đến tác phẩm, vấn đề đang được đề cập đến trong bài. Tuy vậy, nội dung dẫn dắt thường phải ngắn gọn (nhất là mở bài trực tiếp), và có liên quan đến vấn đề chính mà bài văn sẽ đề cập tới.

Phần sau nêu vấn đề trọng tâm của bài viết (luận đề): Vấn đề trọng tâm có thể đã nêu rõ trong đề, có thể người viết phải tự rút ra, tự khái quát và nêu nên.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n

§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 22 - K36A Ng÷ v¨n

2.1.2. Một số định hƣớng cho việc xây dựng cấu tạo đoạn mở bài

2.1.2.1. Xây dựng đoạn mở bài có cấu tạo 3 phần

Bước 1: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác lập đềnhư sau:

- Xác định xem đây là loại đề mở hay là đề đóng (khép kín):

+ Đề mở là loại đề mà có cách hỏi, cách nêu vấn đề buộc HS

phải suy nghĩ, tìm tòi. Ngoài ra đề mở còn là những đề hướng cho HS có những suy nghĩ của riêng mình trước cùng một vấn đề. Từ đó hình thành và phát huy tính chủ động, sáng tạo cho HS.

+ Đề đóng là loại đề mà có yêu cầu rõ ràng về thao tác lập luận (chứng minh, phân tích…) về phương thức biểu đạt (kể, phát biểu cảm nghĩ…) về nội dung nhằm giúp HS có định hướng trong việc viết văn sao cho hợp lý nhất.

- Xác định kiểu (dạng) đề nghị luận xem đề bài yêu cầu thuộc nghị luận

văn học hay nghị luận xã hội?.

- Định hướng tư liệu: Đây là các dẫn chứng giúp cho người viết có cơ

sở khách quan để phân tích, đánh giá tác phẩm. Tư liệu ấy có thể là tư liệu bắt buộc (các dẫn chứng nằm trong phạm vi tác phẩm) hoặc tư liệu mở rộng (các dẫn chứng nằm ngoài tác phẩm, có chung đề tài, chủ đề…).

- Xác định nội dung khái quát (trọng tâm bài làm) tức là xem đề bài yêu

cầu giải quyết vấn đề gì, đối tượng hướng đến trong đề bài là ai hay là vấn đề

gì?... Việc xác định đúng trọng tâm nhằm giúp cho bài viết được logic, mạch

lạc, chạt chẽ và HS hình dung được toàn bộ hướng đi của bài viết, tránh được lỗi sai làm lạc đề thường mắc phải của nhiều bạn HS khi làm.

Việc tìm hiểu, xác lập đề bài đúng làm cho việc viết đoạn mở bài sẽ trở nên lôgic hơn, đề cập được nội dung cần nghị luận theo yêu cầu của đề bài. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng phương tiện ngôn ngữ phù hợp khi viết đoạn mở bài nói riêng, cũng như đối với cả bài văn.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n

§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 23 - K36A Ng÷ v¨n

- Cần diễn đạt ngắn gọn, xúc tích, tập trung vào vấn đề cần nghị luận. - Câu văn cần có sự liên kết, mạch lạc với toàn đoạn theo cấu tạo 3 phần.

Bước 3: Hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu theo cấu tạo chung của đoạn mở bài 3 phần. Dựa vào phần cấu tạo của mở bài bao gồm 3 phần thì cần sắp xếp các ý, nội dung chính của đề bài đã tìm hiểu ở trên sao cho hợp lí:

- Phần mở đầu đoạn: Mang tính dẫn dắt, đưa ra vấn đề khái quát cần nghị luận

- Phần giữa đoạn: Làm nổi bật ý chính, nội dung chính của bài

- Phần kết đoạn: Nêu giới hạn phạm vi dẫn chứng sẽ trình bày trong bài viết. Ví dụ:

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau:“Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thức quý giá khác nữa” (Sách Dám thành công).

Phân tích: Để viết được mở bài cũng như xác định được vấn đề cần nghị luận thì ta cần đọc kĩ đề và thực hiện những bước cơ bản sau:

Bước 1: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác lập đề.

- Dạng đề: Đề thuộc nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý. - Thao tác nghị luận: So sánh, giải thích…

- Phạm vi dẫn chứng: Trong cuộc sống.

- Xác định nội dung khái quát:“Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thức quý giá khác nữa”.

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng phương tiện ngôn ngữ phù hợp - Phần mở đầu: Lựa chọn ngôn ngữ để dẫn dắt từ vấn đề có liên quan đến nội dung đề bài là niềm tin trong cuộc sống.

- Phần giữa đoạn: Lựa chọn ngôn ngữ để làm bật nên nội dung chính của đề bài là nói về niềm tin trong cuộc sống.

- Phần kết đoạn: Nêu ý nghĩa của câu nói trong cuộc sống ngày nay cũng như phạm vi dẫn chứng đưa ra để làm sáng tỏ bài viết.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n

§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 24 - K36A Ng÷ v¨n

Bước 3: Hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu theo cấu tạo chung của đoạn mở bài 3 phần đã đưa ra ở trên.

2.1.2.2. Xây dựng đoạn mở bài có cấu tạo 2 phần

Bước 1: Xác định đềbài. Đây là bước quan trọng nhất khi viết đoạn mở bài - Xác định đề bài thuộc loại nào.

- Nội dung mà đề bài yêu cầu (đề cập) là gì?.

- Phạm vi tư liệu: Cần lấy dẫn chứng ở đâu để làm sáng tỏ vấn đề. Bước 2: Xây dựng phương tiện ngôn ngữ sao cho phù hợp

Sử dụng lựa chọn những từ ngữ để dẫn dắt vào nội dung chính cần nghị luận như sau:

- Phần đầu: Nêu câu dẫn dắt, đưa ra vấn đề khái quát cần nghị luận. - Phần sau: Đưa ra vấn đề trọng tâm, nội dung chính của bài.

Bước 3: Sắp xếp các câu trong đoạn theo cấu tạo 2 phần của đoạn mở bài. Dựa vào phần cấu tạo của mở bài bao gồm 2 phần thì cần sắp xếp các ý, nội dung chính của đề bài đã tìm hiểu ở bước trên sao cho lôgic.

Ví dụ:

Đề bài: Hình tượng “Sóng” trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh là lời giãi bày rất chân thực về khát vọng tình yêu của tác giả. Hãy phân tích và chứng minh vấn đề trên.

Phân tích: Để viết được mở bài cũng như xác định được vấn đề cần nghị luận thì ta cần đọc kĩ đề và thực hiện những bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định đề bài

- Dạng đề: Đề thuộc nghị luận văn học.

- Phạm vi dẫn chứng: Bài thơ “Sóng”, những bài thơ viết về tình yêu của các tác giả khác…

- Xác định nội dung khái quát là bàn về hình tượng “Sóng” là lời giãi bày rất chân thực về khát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n

§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 25 - K36A Ng÷ v¨n

Bước 2: Xây dựng phương tiện ngôn ngữ sao cho phù hợp

- Phần đầu: Dẫn dắt bằng cách giới thiệu về tác giả Xuân Quỳnh.

- Phần cuối: Đưa ra nội dung chính mà đề bài yêu cầu về hình tượng

“Sóng” trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh là lời giãi bày rất chân thực về khát vọng tình yêu của tác giả.

Bước 3: Sắp xếp các câu theo cấu tạo chung của đoạn mở bài sao cho lôgic mà bước 2 đã triển khai.

2.2. Rèn kĩ năng viết đoạn mở trực tiếp 2.2.1. Khái niệm đoạn mở trực tiếp 2.2.1. Khái niệm đoạn mở trực tiếp

Mở bài trực tiếp là cách mở bài giới thiệu ngay vấn đề nghị luận. Cách mở bài này nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, thích hợp với bài viết ngắn nhưng nếu người viết không khéo dẫn dắt thì dễ khô khan, ít hấp dẫn.

2.2.2. Một số định hƣớng rèn luyện viết đoạn mở trực tiếp

Với mở bài trực tiếp ta cần mở bài thẳng vào vấn đề cần nghị luận dựa trên các bước cơ bản sau :

Bước 1: Đọc đề bài. Sau đó dùng bút gạch chân, tô đậm những từ chìa khóa trong đề ra và lấy đó làm từ trọng điểm cho phần mở bài của mình.

Bước 2: Xác định đề. Đây là điều căn cốt nhất vì nếu xác định sai thì coi như toàn bộ nội dung bài viết sẽ chệch hướng hoàn toàn (lạc đề). Cần xác định:

- Kiểu bài: Đề bài đưa ra thuộc nghị luận văn học hay nghị luận xã hội. - Nội dung: Vấn đề mà đề bài yêu cầu.

- Phạm vi dẫn chứng: Là các ví dụ luận cứ có liên quan đến bài viết nhằm làm sáng tỏ nội dung.

Bước 3: Lập dàn ý cho đoạn mở trực tiếp

- Nêu rõ vấn đề định bàn luận là gì. - Nêu giới hạn vấn đề.

Bước 4: Viết đoạn văn

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n

§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 26 - K36A Ng÷ v¨n - Sau đó viết đoạn mở bài trực tiếp đã lập dàn ý ở trên

- Lựa chọn phương tiện ngôn ngữ: Với cách viết mở bài trực tiếp người viết chỉ cần lựa chọn, sử dụng các từ ngữ nhằm nêu luôn nội dung, vấn đề chính trong bài cần nghị luận.

Bước 5: Sửa chữa lỗi viết đoạn mở trực tiếp. Với bước này GV cần yêu cầu HS kiểm tra lại phần viết đoạn mở bài của mình xem có lỗi về chính tả, ngữ pháp,… hay không rồi sửa lại cho đúng.

Sau đây là một ví dụ cụ thể về cách thức hướng dẫn HS viết đoạn mở bài trực tiếp :

Ví dụ :

Đề bài : Biển đảo quê hương hôm nay với thanh niên Việt Nam.

Phân tích :

Bước 1: Đọc đề bài (Gạch chân từ khóa: Biển đảo quê hương)

Bước 2: Xác định đề

- Kiểu bài : Nghị luận xã hội về vấn đề trong cuộc sống.

- Nội dung : Biển đảo quê hương đối với thanh niên Việt Nam trong cuộc sống hiện nay.

- Phạm vi nghị luận : Lấy từ trong thực tế.

Bước 3: Lập dàn ý cho đoạn mở trực tiếp

- Ở đề bài trên khi viết mở bài trực tiếp thì chỉ cần nêu rõ vấn đề định bàn luận là biển đảo quê hương đối với thanh niên Việt Nam.

- Nêu giới hạn vấn đề: Lấy trong thực tiễn.

Bước 4: Viết đoạn văn

- Người viết cẩn triển khai cụ thể nội dung cần nghị luận là về biển đảo nước ta.

- Dựa vào phần lập dàn ý ở trên và viết thành đoạn mở bài trực tiếp theo trình tự.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n

§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 27 - K36A Ng÷ v¨n Mở bài: (1) Biển đảo quê hương hôm nay đang là vấn đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ Việt Nam. (2)Không chỉ bày tỏ tình yêu đối với phần lãnh thổ máu thịt của Tổ quốc; thanh niên cần có những hành động cụ thể nhằm mang sức lực trí lực của mình bảo vệ biển đảo quê hương.

Với cách mở bài trên người viết giới thiệu luôn vấn đề (câu 1), xác định giới hạn nghị luận (câu 2) về tình yêu và hành động vì biển đảo của thanh niên.

Như vậy, cách đặt vấn đề trong cách mở bài trực tiếp trên dễ làm, đi thẳng vấn đề mà không sợ lan man nhưng lại chưa hấp dẫn, lôi cuốn được người đọc. Vì mở bài trực tiếp thường không có phần dẫn dắt mà chỉ có hai

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)